Hội đồng công chứng viên toàn quốc của Hiệp Hội công chứng viên Việt Nam do ai có quyền bầu? Nghị quyết Hội đồng được thông qua khi nào?
Hội đồng công chứng viên toàn quốc của Hiệp Hội công chứng viên Việt Nam do ai có quyền bầu?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 7 Điều lệ Hiệp Hội công chứng viên Việt Nam phê duyệt kèm theo Quyết định 1621/QĐ-BTP năm 2019 quy định Hội đồng công chứng viên toàn quốc của Hiệp Hội như sau:
Hội đồng công chứng viên toàn quốc
1. Hội đồng công chứng viên toàn quốc (sau đây gọi tắt là Hội đồng) do Đại hội đại biểu công chứng viên toàn quốc bầu, có nhiệm kỳ 03 (ba) năm theo nhiệm kỳ của Đại hội.
2. Ủy viên Hội đồng phải là công chứng viên đang hành nghề, có đủ các tiêu chuẩn sau đây:
a) Trung thành với Tổ quốc, tuân thủ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
b) Có phẩm chất đạo đức tốt, gương mẫu chấp hành chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, Điều lệ Hiệp hội; tuân thủ Quy tắc đạo đức hành nghề công chứng;
c) Có điều kiện về thời gian, năng lực và sẵn sàng đóng góp cho hoạt động của Hiệp hội;
d) Có trình độ chuyên môn, năng lực xử lý công việc, đưa ra quyết định; có uy tín và tinh thần trách nhiệm, khả năng đóng góp vào những quyết định của Hội đồng;
đ) Đã được cơ quan có thẩm quyền cho ý kiến nhất trí.
3. Các trường hợp sau đây thì không được ứng cử Ủy viên Hội đồng:
a) Thuộc trường hợp bị miễn nhiệm công chứng viên theo quy định của Luật công chứng;
b) Đang bị tạm đình chỉ hành nghề công chứng;
c) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động hành nghề công chứng mà chưa hết thời hạn được coi là chưa bị xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật;
d) Đang bị xem xét kỷ luật; đã bị xử lý kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên trong nhiệm kỳ.
...
Đối chiếu quy định trên, như vậy, Hội đồng công chứng viên toàn quốc của Hiệp Hội công chứng viên Việt Nam do Đại hội đại biểu công chứng viên toàn quốc bầu, có nhiệm kỳ 03 (ba) năm theo nhiệm kỳ của Đại hội.
Hội đồng công chứng viên toàn quốc của Hiệp Hội công chứng viên Việt Nam do ai có quyền bầu? (Hình từ Internet)
Ai có quyền quyết định việc triệu tập Đại hội đại biểu công chứng viên toàn quốc định kỳ?
Căn cứ quy định điểm đ khoản 5 Điều 7 Điều lệ Hiệp Hội công chứng viên Việt Nam phê duyệt kèm theo Quyết định 1621/QĐ-BTP năm 2019 quy định Hội đồng công chứng viên toàn quốc của Hiệp Hội như sau:
Hội đồng công chứng viên toàn quốc
...
5. Hội đồng có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Ban hành Quy tắc đạo đức hành nghề công chứng;
b) Quyết định chủ trương, biện pháp nhằm thực hiện Nghị quyết và các quyết định của Đại hội đại biểu công chứng viên toàn quốc;
c) Thông qua báo cáo công tác, báo cáo tài chính và chương trình hoạt động hàng năm của Hiệp hội;
d) Bầu Ủy viên Ban Thường vụ Hiệp hội, Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký; khiển trách, tạm đình chỉ tư cách Ủy viên Hội đồng; miễn nhiệm, bãi nhiệm Ủy viên Ban Thường vụ Hiệp hội, Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký, Ủy viên Hội đồng;
đ) Quyết định việc triệu tập Đại hội đại biểu công chứng viên toàn quốc định kỳ hoặc bất thường;
e) Quy định thủ tục gia nhập, rút tên khỏi danh sách hội viên của Hội công chứng viên, chuyển Hội công chứng viên và khai trừ tư cách hội viên, xử lý kỷ luật đối với hội viên;
...
Theo đó, Hội đồng công chứng viên toàn quốc của Hiệp Hội công chứng viên Việt Nam có quyền quyết định việc triệu tập Đại hội đại biểu công chứng viên toàn quốc định kỳ hoặc bất thường.
Nghị quyết Hội đồng công chứng viên toàn quốc của Hiệp Hội được thông qua khi nào?
Căn cứ khoản 7 Điều 7 Điều lệ Hiệp Hội công chứng viên Việt Nam phê duyệt kèm theo Quyết định 1621/QĐ-BTP năm 2019 quy định Hội đồng công chứng viên toàn quốc của Hiệp Hội như sau:
Hội đồng công chứng viên toàn quốc
...
7. Hội đồng làm việc theo nguyên tắc tập thể. Nghị quyết, Quyết định của Hội đồng phải được trên 1/2 (một phần hai) số Ủy viên Hội đồng có mặt tại cuộc họp biểu quyết tán thành.
Hội đồng có thể thông qua Nghị quyết, Quyết định bằng hình thức lấy ý kiến của các Ủy viên Hội đồng bằng văn bản. Trong trường hợp này, Nghị quyết, Quyết định được thông qua khi có trên 1/2 (một phần hai) số Ủy viên Hội đồng tán thành.
8. Ủy viên Hội đồng có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Tham gia đầy đủ các phiên họp của Hội đồng, trường hợp vắng mặt phải có lý do chính đáng và có văn bản báo cáo Chủ tịch Hiệp hội xem xét, quyết định;
b) Tham gia thảo luận những vấn đề trong chương trình nghị sự của Hội đồng, biểu quyết thông qua Nghị quyết, Quyết định của Hội đồng;
c) Gương mẫu chấp hành và thực hiện các Nghị quyết, Quyết định của Hội đồng; phổ biến, thuyết phục công chứng viên thực hiện Nghị quyết, Quyết định của Hội đồng;
d) Hoàn thành chức trách, nhiệm vụ do Hội đồng, Ban Thường vụ Hiệp hội phân công;
đ) Nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của Điều lệ này.
9. Ủy viên Hội đồng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ nhiệm vụ, quyền hạn của mình thì tùy theo tính chất, mức độ có thể bị Hội đồng khiển trách, tạm đình chỉ tư cách Ủy viên Hội đồng, bị bãi nhiệm theo quy định tại khoản 2 Điều 11 của Điều lệ này.
Như vậy, nghị quyết Hội đồng công chứng viên toàn quốc của Hiệp Hội phải được trên 1/2 (một phần hai) số Ủy viên Hội đồng có mặt tại cuộc họp biểu quyết tán thành.
Hội đồng có thể thông qua Nghị quyết bằng hình thức lấy ý kiến của các Ủy viên Hội đồng bằng văn bản.
Trong trường hợp này, Nghị quyết được thông qua khi có trên 1/2 (một phần hai) số Ủy viên Hội đồng tán thành.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phân chia lợi nhuận từ tài sản chung không chia sau khi ly hôn như thế nào? Khi thỏa thuận chia tài sản chung thì có cần xét tới yếu tố lỗi làm cho hôn nhân bị đổ vỡ không?
- Ai được gặp phạm nhân? Tải về mẫu đơn xin gặp mặt phạm nhân mới nhất hiện nay? Trách nhiệm của người gặp?
- Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp bắt buộc trước khi khởi kiện đúng không?
- Kế toán chi tiết là gì? Sổ kế toán có bao gồm sổ kế toán chi tiết theo quy định pháp luật về kế toán?
- Hướng dẫn viết báo cáo giám sát đảng viên của chi bộ? Có bao nhiêu hình thức giám sát của Đảng?