Học viện Tư pháp là tổ chức như thế nào theo quy định của pháp luật? Có bao nhiêu đơn vị chức năng trực thuộc Học viện Tư pháp?
Học viện Tư pháp là tổ chức như thế nào theo quy định của pháp luật?
Học viện Tư pháp là tổ chức như thế nào theo quy định của pháp luật? (Hình từ internet)
Theo khoản 1 Điều 1 Quyết định 2229/QĐ-BTP năm 2015 quy định như sau:
Vị trí và chức năng
1. Vị trí của Học viện Tư pháp
Học viện Tư pháp (sau đây gọi tắt là Học viện) là tổ chức sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Tư pháp, hoạt động theo Điều lệ trường đại học.
Học viện có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng theo quy định của pháp luật, có trụ sở tại thành phố Hà Nội và Cơ sở tại Thành phố Hồ Chí Minh.
...
Theo đó, Học viện Tư pháp được hiểu là tổ chức sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Tư pháp, hoạt động theo Điều lệ trường đại học.
Học viện có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng theo quy định của pháp luật, có trụ sở tại thành phố Hà Nội và Cơ sở tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Ngoài ra, theo khoản 2 Điều 1 Quyết định 2229/QĐ-BTP năm 2015 quy định Học viện Tư pháp có chức năng:
- Đào tạo nghiệp vụ xét xử, nghiệp vụ kiểm sát, nghiệp vụ thi hành án dân sự, nghề luật sư, nghề công chứng, nghề đấu giá và các chức danh tư pháp, bổ trợ tư pháp khác thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Tư pháp cho các đối tượng đã có bằng cử nhân luật và cử nhân chuyên ngành phù hợp chức danh đào tạo;
- Bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kiến thức pháp luật cho các chức danh tư pháp, bổ trợ tư pháp, công chức, viên chức thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Tư pháp và các đối tượng khác theo nhu cầu xã hội;
- Nghiên cứu khoa học phục vụ công tác đào tạo, bồi dưỡng các chức danh tư pháp, bổ trợ tư pháp và nhu cầu xã hội;
- Tư vấn pháp luật;
Có bao nhiêu đơn vị chức năng trực thuộc Học viện Tư pháp?
Theo điểm c khoản 1 Điều 3 Quyết định 2229/QĐ-BTP năm 2015 quy định có 15 đơn vị chức năng trực thuộc Học viện Tư pháp, bao gồm:
- Khoa Đào tạo chung nguồn Thẩm phán, Kiểm sát viên, Luật sư;
- Khoa Đào tạo Luật sư;
- Khoa Đào tạo Các chức danh thi hành án dân sự;
- Khoa Đào tạo Công chứng viên và các chức danh khác;
- Phòng Tổ chức cán bộ;
- Phòng Hành chính, tổng hợp và Đối ngoại;
- Phòng Đào tạo và Công tác học viên;
- Phòng Tài chính - Kế toán;
- Phòng Quản trị;
- Phòng Quản lý khoa học và Trị sự Tạp chí Nghề luật;
- Trung tâm Bồi dưỡng cán bộ;
- Trung tâm Khảo thí và Đảm bảo chất lượng đào tạo;
- Trung tâm Thông tin - Thư viện;
- Trung tâm Tư vấn pháp luật;
Trung tâm Tư vấn pháp luật là đơn vị thuộc Học viện, có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng.
- Cơ sở tại thành phố Hồ Chí Minh.
Cơ sở tại thành phố Hồ Chí Minh là đơn vị trực thuộc Học viện, có con dấu và tài khoản tiền gửi riêng, hạch toán phụ thuộc Học viện.
Nhiệm vụ và quyền hạn của Học viện Tư pháp được quy định như thế nào?
Theo Điều 2 Quyết định 2229/QĐ-BTP năm 2015 quy định như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn
1. Xây dựng, trình Bộ trưởng Bộ Tư pháp phê duyệt chiến lược phát triển, kế hoạch công tác dài hạn, 05 (năm) năm và hàng năm của Học viện; tham gia xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển của Ngành Tư pháp.
2. Chủ trì, tham gia xây dựng các đề án, dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật về đào tạo, bồi dưỡng các chức danh tư pháp để Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành; tham gia xây dựng, thẩm định, góp ý đối với các dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật khác do Bộ trưởng Bộ Tư pháp giao.
3. Xây dựng, trình Bộ trưởng Bộ Tư pháp phê duyệt và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch về đào tạo, bồi dưỡng, nghiên cứu khoa học thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao; về tổ chức bộ máy, vị trí việc làm, tuyển dụng, quản lý, xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ công chức, viên chức và người lao động của Học viện theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ Tư pháp.
4. Tổ chức các hoạt động đào tạo bao gồm:
a) Đào tạo nghiệp vụ xét xử, nghiệp vụ kiểm sát, nghiệp vụ thi hành án dân sự, nghề luật sư, nghề công chứng, nghề đấu giá và các chức danh tư pháp, bổ trợ tư pháp khác thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Tư pháp (thẩm tra viên thi hành án dân sự, thư ký thi hành án dân sự, trợ giúp viên pháp lý, đăng ký viên giao dịch bảo đảm, thừa phát lại, thư ký thừa phát lại, công chức, viên chức làm công tác lý lịch tư pháp, trọng tài viên, quản tài viên và các chức danh khác theo quy định của pháp luật), đào tạo chung nguồn bổ nhiệm thẩm phán, kiểm sát viên, luật sư ( khi được giao nhiệm vụ);
b) Bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và cập nhật kiến thức mới cho các chức danh tư pháp, bổ trợ tư pháp và công chức, viên chức Ngành Tư pháp;
c) Bồi dưỡng, cập nhật kiến thức pháp luật cho tổ chức, cá nhân có nhu cầu.
5. Tổ chức thực hiện các chương trình, kế hoạch đào tạo và quản lý học viên; phối hợp với các cơ quan, tổ chức thực hiện tốt mục tiêu đào tạo toàn diện cho học viên.
6. Tổ chức biên soạn, thẩm định, phát hành giáo trình, sách tham khảo, Tạp chí Nghề luật, tài liệu phục vụ công tác giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học của Học viện theo quy định pháp luật.
....
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khi Nhà nước thu hồi đất, chủ sở hữu cây trồng được tự thu hồi cây trồng, vật nuôi trước khi bàn giao lại đất cho Nhà nước không?
- Nguyên tắc đặt tên giao dịch quốc tế của trường cao đẳng sư phạm? Trường CĐSP phải công khai giải trình thể hiện ở những hoạt động nào?
- 23 nguyên tắc cơ bản trong tố tụng dân sự? Tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án có bao gồm tranh chấp đất đai?
- Người tham gia đấu giá tài sản có quyền khiếu nại đối với quyết định của Hội đồng đấu giá tài sản khi nào?
- Khi đấu giá theo phương thức đặt giá xuống mà chỉ có một người đăng ký tham gia đấu giá thì cuộc đấu giá thực hiện như nào?