Học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú được hưởng các chế độ ưu đãi gì? Kinh phí chi cho đối tượng học sinh này được tính thế nào?
Học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú được hưởng các chế độ ưu đãi gì?
Căn cứ theo Điều 1 Thông tư liên tịch 109/2009/TTLT/BTC-BGDĐT có quy định:
Đối tượng
Đối tượng được hưởng các chế độ quy định tại Thông tư này là học sinh theo tiêu chuẩn tuyển sinh đang học tại các trường phổ thông dân tộc nội trú trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, phổ thông dân tộc nội trú tỉnh, huyện và các trường dự bị đại học dân tộc.
Theo đó tại Điều 2 Thông tư liên tịch 109/2009/TTLT/BTC-BGDĐT có nêu học sinh đang học tại các trường trên được hưởng các chế độ ưu đãi sau đây:
- Học phí
- Học bổng
- Chế độ thưởng cho học sinh học tập và rèn luyện tốt, đạt kết quả từ khá trở lên
- Trang cấp hiện vật
- Tiền tàu xe
- Hỗ trợ học phẩm
- Sách giáo khoa
- Chi cho ngày tết nguyên đán, tết dân tộc
- Chi hoạt động văn thể
- Chi bảo vệ sức khỏe
- Chi tuyển sinh và thi tốt nghiệp
- Chi tiền điện, nước phục vụ việc học tập và sinh hoạt
- Chi nhà ăn tập thể
Lưu ý:
- Đối với học sinh không được học tiếp tại trường do không tốt nghiệp, bị kỷ luật buộc thôi học, thôi học do ốm đau dài hạn thực hiện theo quy chế hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo và không được tiếp tục hưởng các khoản trợ cấp quy định trong Thông tư này.
- Trường hợp bị tạm giam thì trong thời gian bị tạm giam không được hưởng học bổng.
- Học sinh nghỉ học để chữa bệnh vẫn được hưởng học bổng nhưng tối đa không quá ba tháng. Trong trường hợp học sinh phải trả về gia đình thì được thanh toán tiền tàu xe kể cả người đi theo phục vụ.
Học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú (Hình từ Internet)
Các trường phổ thông dân tộc nội trú lập dự toán chi chế độ tài chính cho học sinh ra sao?
Căn cứ theo Điều 3 Thông tư liên tịch 109/2009/TTLT/BTC-BGDĐT quy định:
Công tác quản lý tài chính
1. Công tác lập dự toán:
Các trường phổ thông dân tộc nội trú trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh, huyện và các trường dự bị đại học dân tộc lập dự toán chi hàng năm theo Thông tư số 59/2003/TT-BTC ngày 23/6/2003 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 6/6/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách Nhà nước và các quy định hiện hành.
2. Công tác kế toán và quyết toán:
Các trường phổ thông dân tộc nội trú và các trường dự bị đại học dân tộc thực hiện đúng Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 6/6/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách Nhà nước; đồng thời phải mở sổ kế toán để ghi chép, hạch toán và quyết toán theo đúng quy định của Chế độ kế toán hành chính sự nghiệp ban hành tại Quyết định số 19/2006/QĐ-BTC ngày 30/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính và các quy định hiện hành.
3. Công tác kiểm tra, thanh tra tài chính:
Các trường thực hiện chế độ tài chính công khai, thường xuyên tổ chức tự kiểm tra sổ sách kế toán và việc sử dụng kinh phí trong trường.
Cơ quan quản lý giáo dục cấp trên của trường phối hợp với cơ quan Tài chính cùng cấp tổ chức kiểm tra định kỳ và duyệt quyết toán của trường theo các quy định hiện hành.
Theo đó các trường phổ thông dân tộc nội trú trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh, huyện lập dự toán chi hàng năm theo Thông tư 59/2003/TT-BTC ngày 23/6/2003 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định 60/2003/NĐ-CP ngày 6/6/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách Nhà nước và các quy định hiện hành.
Tuy nhiên các văn bản trên đã hết hiệu lực và được thay thế bằng Thông tư 342/2016/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 163/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật ngân sách nhà nước do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành.
Kinh phí chi cho học sinh tại trường phổ thông dân tộc nội trú được tính thế nào?
Căn cứ theo Điều 4 Thông tư liên tịch 109/2009/TTLT/BTC-BGDĐT có quy định:
Tổ chức thực hiện
1. Kinh phí chi cho học sinh các trường phổ thông dân tộc nội trú, dự bị đại học dân tộc được tính trong ngân sách chi giáo dục – đào tạo hàng năm theo phân cấp ngân sách nhà nước.
2. Đối với phần kinh phí phát sinh thêm năm 2009 xử lý như sau:
- Phần kinh phí phát sinh thêm đối với học sinh đang theo học tại các trường dự bị đại học và học sinh các trường phổ thông dân tộc nội trú thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo: kinh phí phát sinh thêm được sắp xếp trong dự toán ngân sách nhà nước giao cho Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Phần kinh phí phát sinh thêm đối với học sinh đang theo học tại các trường phổ thông dân tộc nội trú do địa phương quản lý: do ngân sách địa phương đảm bảo trong dự toán ngân sách địa phương đã được giao.
3. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 45 ngày, kể từ ngày ký và thay thế cho Thông tư số 126/1998/TTLT-BTC-BGDĐT ngày 09/09/1998 của liên Bộ Tài chính và Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn một số chế độ tài chính đối với học sinh các trường phổ thông dân tộc nội trú và các trường dự bị đại học.
Trong quá trình thực hiện nếu phát sinh vướng mắc, đề nghị phản ánh về Liên Bộ để nghiên cứu bổ sung, sửa đổi kịp thời.
Theo đó kinh phí chi cho học sinh các trường phổ thông dân tộc nội trú, dự bị đại học dân tộc được tính trong ngân sách chi giáo dục – đào tạo hàng năm theo phân cấp ngân sách nhà nước.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cổng Dịch vụ công quốc gia được kết nối với hệ thống nào? Thông tin nào được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia?
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự có thời hạn bao lâu? Trường hợp nào được ủy quyền đứng tên trong Giấy chứng nhận?
- Trạm y tế được giới thiệu, chuyển người bệnh đến cơ sở khám bệnh chữa bệnh khác trong trường hợp nào?
- Liên hệ bản thân về 19 điều Đảng viên không được làm? Liên hệ bản thân về những điều Đảng viên không được làm?
- Nhân viên y tế học đường là gì? Mức hỗ trợ phụ cấp cho nhân viên y tế học đường hiện nay là bao nhiêu?