Học sinh có bắt buộc phải đội mũ bảo hiểm khi điều khiển xe đạp điện tham gia giao thông hay không?
- Học sinh có phải đội mũ bảo hiểm khi điều khiển xe đạp điện tham gia giao thông hay không?
- Vi phạm lỗi không đội mũ bảo hiểm khi điều khiển xe đạp điện tham gia giao thông nhiều lần thì có bị tịch thu phương tiện không?
- Vi phạm quy tắc giao thông đường bộ trong trường hợp nào thì người điều khiển xe đạp điện sẽ bị tịch thu phương tiện?
Học sinh có phải đội mũ bảo hiểm khi điều khiển xe đạp điện tham gia giao thông hay không?
Mức xử phạt vi phạm hành chính đối với người điều khiển xe đạp điện không đội mũ bảo hiểm được quy định tại khoản 4 Điều 8 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (bổ sung bởi khoản 6 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP) như sau:
Xử phạt người điều khiển xe đạp, xe đạp máy (kể cả xe đạp điện), người điều khiển xe thô sơ khác vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
...
4. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Điều khiển xe đi vào đường cao tốc, trừ phương tiện phục vụ việc quản lý, bảo trì đường cao tốc;
b) Gây tai nạn giao thông không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, bỏ trốn không đến trình báo với cơ quan có thẩm quyền, không tham gia cấp cứu người bị nạn;
c) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở;
d) Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ.
đ) Người điều khiển xe đạp máy (kể cả xe đạp điện) không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách khi tham gia giao thông trên đường bộ;
e) Chở người ngồi trên xe đạp máy (kể cả xe đạp điện) không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách, trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 06 tuổi, áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật.
...
Theo đó, học sinh khi tham gia giao thông bằng xe đạp điện vẫn phải đội mũ bảo hiểm.
Trường hợp vi phạm lỗi không đội mũ bảo hiểm thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng.
Học sinh có bắt buộc phải đội mũ bảo hiểm khi điều khiển xe đạp điện tham gia giao thông hay không? (Hình từ Internet)
Vi phạm lỗi không đội mũ bảo hiểm khi điều khiển xe đạp điện tham gia giao thông nhiều lần thì có bị tịch thu phương tiện không?
Các trường hợp bị tịch thu phương tiện đối với người điều khiển xe đạp điện được quy định tại khoản 5 Điều 8 Nghị định 100/2019/NĐ-CP như sau:
Xử phạt người điều khiển xe đạp, xe đạp máy (kể cả xe đạp điện), người điều khiển xe thô sơ khác vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
...
5. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển phương tiện tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần hành vi quy định tại điểm a, điểm b khoản 3 Điều này còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung tịch thu phương tiện.
Như vậy, đối với lỗi không đội mũ bảo hiểm khi điều khiển xe đạp điện tham gia giao thông thì cá nhân sẽ không bị tịch thu phương tiện mà chỉ bị nộp phạt vi phạm hành chính.
Vi phạm quy tắc giao thông đường bộ trong trường hợp nào thì người điều khiển xe đạp điện sẽ bị tịch thu phương tiện?
Như quy định trên đã nêu thì người điều khiển xe đạp điện xe bị tịch thu phương tiện khi vi phạm quy định tại điểm a, điểm b khoản 3 Điều 8 Nghị định 100/2019/NĐ-CP.
Dẫn chiếu khoản 3 Điều 8 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi bởi điểm c khoản 36 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP, điểm k khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP) như sau:
Xử phạt người điều khiển xe đạp, xe đạp máy (kể cả xe đạp điện), người điều khiển xe thô sơ khác vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
...
2. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Điều khiển xe đạp, xe đạp máy buông cả hai tay; chuyển hướng đột ngột trước đầu xe cơ giới đang chạy; dùng chân điều khiển xe đạp, xe đạp máy;
b) Không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông;
c) Người đang điều khiển xe hoặc chở người ngồi trên xe bám, kéo, đẩy xe khác, vật khác, mang vác vật cồng kềnh; điều khiển xe kéo theo xe khác, vật khác;
d) Không nhường đường cho xe xin vượt khi có đủ điều kiện an toàn hoặc gây cản trở đối với xe cơ giới xin vượt, gây cản trở xe ưu tiên;
đ) Không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông.
3. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Điều khiển xe lạng lách, đánh võng; đuổi nhau trên đường;
b) Đi xe bằng một bánh đối với xe đạp, xe đạp máy; đi xe bằng hai bánh đối với xe xích lô;
c) Đi vào khu vực cấm; đường có biển báo hiệu nội dung cấm đi vào đối với loại phương tiện đang điều khiển; đi ngược chiều đường của đường một chiều, đường có biển “Cấm đi ngược chiều”;
e) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở.
Như vậy, người điều khiển xe đạp điện khi tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần những lỗi sau đây mới bị cảnh sát giao thông tịch thu phương tiện:
(1) Điều khiển xe lạng lách, đánh võng; đuổi nhau trên đường;
(2) Đi xe bằng một bánh đối với xe đạp, xe đạp máy; đi xe bằng hai bánh đối với xe xích lô;
Ngoài bị tịch thu phương tiện thì người vi phạm còn phải nộp tiền phạt vi phạm hành chính từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đất nghĩa trang có thuộc nhóm đất chưa sử dụng? Đất nghĩa trang được nhà nước giao cho tổ chức kinh tế bằng hình thức nào?
- Mẫu Nhận xét của chi ủy đối với đảng viên cuối năm? Nhận xét của chi ủy đối với đảng viên được thông báo đến ai?
- Tam tai là gì? Cúng sao giải hạn tam tai có phải mê tín dị đoan không? Hành vi mê tín dị đoan bị xử lý thế nào?
- Nhóm kín, nhóm tele, nhóm zalo chia sẻ link 18+, link quay lén trong group kín thì có bị phạt tù không?
- Chủ đầu tư có phải mua bảo hiểm bắt buộc cho người lao động thi công trên công trường hay không?