Học MBA là gì? Giảng viên đại học có bằng MBA thì mức lương là bao nhiêu theo quy định của pháp luật hiện hành?
- Học MBA là gì? Giảng viên đại học có bằng MBA thì mức lương là bao nhiêu theo quy định?
- Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng của giảng viên đại học hạng III trong cơ sở đại học công lập là gì?
- Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng của giảng viên đại học chính hạng II trong cơ sở đại học công lập là gì?
Học MBA là gì? Giảng viên đại học có bằng MBA thì mức lương là bao nhiêu theo quy định?
Giảng viên có bằng MBA thì mức lương là bao nhiêu theo quy định của pháp luật hiện hành? (Hình từ Internter)
Học MBA là gì?
MBA là tên viết tắt của chương trình Thạc sĩ Quản trị kinh doanh (Master of Business Administration - MBA).
Việc học MBA sẽ cung cấp cho các cá nhân sự hiểu biết toàn diện về các khía cạnh kinh doanh khác nhau.
Tùy vào từng trường và thiết kế chương trình mà MBA có thể kéo dài từ 12 đến 24 tháng.
Về cơ bản, chương trình học MBA được chia thành những loại cơ bản như:
- MBA đại cương;
- Executive MBA (Thạc sĩ điều hành Quản trị Kinh doanh);
- Specialist MBA (Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh chuyên ngành);
- Distance learning MBA hay online MBA (Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh hệ đào tạo từ xa);
Ngoài ra, chương trình MBA cũng được công nhận bởi các tổ chức kiểm định hàng đầu như AMBA (Association of MBAs), ACBSP (Accreditation Council for Business Schools and Programs), IACBE (International Assembly for Collegiate Business Education),... đảm bảo chất lượng giảng dạy, chuyên môn của giảng viên và tỉ lệ tốt nghiệp cao.
Có thể nói đây là một trong những chương trình sau đại học được tìm kiếm nhiều nhất tại Việt Nam và cả các nước trên thế giới.
Giảng viên đại học có bằng MBA thì mức lương là bao nhiêu theo quy định?
Đối với giảng viên đại học giảng dạy trong các đại học, học viện, trường đại học công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân (cơ sở giáo dục đại học) thì nếu có bằng MBA thì có thể hưởng mức lương theo quy định như sau:
Theo quy định tại Điều 10 Thông tư 40/2020/TT-BGDĐT thì:
Chức danh nghề nghiệp | Hệ số lương | Mức lương (VND) |
Giảng viên chính (hạng II) | 4,40 đến 6,78 | 7.920.000 - 12.204.000 |
Giảng viên (hạng III) | 2,34 - 4,98 | 4.212.000 - 8.964.000 |
Lưu ý: theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 24/2023/NĐ-CP thì từ ngày 01 tháng 7 năm 2023, mức lương cơ sở là 1.800.000 đồng/tháng.
Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng của giảng viên đại học hạng III trong cơ sở đại học công lập là gì?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 5 Thông tư 40/2020/TT-BGDĐT và khoản 1 Điều 2 Thông tư 04/2022/TT-BGDĐT thì tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng của giảng viên hạng III trong cơ sở đại học công lập như sau:
- Có bằng thạc sỹ trở lên phù hợp với vị trí việc làm, ngành hoặc chuyên ngành giảng dạy;
- Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giảng viên đại học.
Ngoài ra, Giảng viên đại học hạng III phải đáp ứng các tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ như sau:
- Nắm vững kiến thức cơ bản của môn học được phân công giảng dạy; có kiến thức tổng quát về một số môn học có liên quan trong chuyên ngành đào tạo được giao đảm nhiệm;
- Hiểu và thực hiện đúng mục tiêu, kế hoạch, nội dung, chương trình các môn học được phân công thuộc chuyên ngành đào tạo. Xác định được thực tiễn và xu thế phát triển đào tạo, nghiên cứu của chuyên ngành ở trong và ngoài nước;
- Sử dụng có hiệu quả và an toàn các phương tiện dạy học, trang thiết bị dạy học, có phương pháp dạy học hiệu quả, phù hợp với nội dung môn học; giảng dạy đạt yêu cầu trở lên;
- Có khả năng nghiên cứu khoa học; ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ vào giảng dạy và các công việc được giao;
- Có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin và sử dụng ngoại ngữ trong thực hiện các nhiệm vụ của chức danh giảng viên (hạng III).
Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng của giảng viên đại học chính hạng II trong cơ sở đại học công lập là gì?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 6 Thông tư 40/2020/TT-BGDĐT và khoản 1 Điều 2 Thông tư 04/2022/TT-BGDĐT thì tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng của giảng viên đại học chính hạng II trong cơ sở đại học công lập như sau:
- Có bằng thạc sỹ trở lên phù hợp với vị trí việc làm, ngành hoặc chuyên ngành giảng dạy;
- Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giảng viên đại học.
Ngoài ra, giảng viên đại học chính hạng II phải đáp ứng các tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cụ thể như sau:
- Có kiến thức vững vàng về các môn học được phân công giảng dạy và kiến thức cơ bản của một số môn học có liên quan trong chuyên ngành đào tạo được giao đảm nhiệm;
- Hiểu và thực hiện có hiệu quả mục tiêu, kế hoạch, nội dung, chương trình các môn học được phân công đảm nhiệm; nắm bắt kịp thời yêu cầu thực tiễn đối với chuyên ngành đào tạo;
- Chủ trì thực hiện ít nhất 01 (một) nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp cơ sở hoặc cấp cao hơn đã nghiệm thu với kết quả từ đạt yêu cầu trở lên;
- Chủ trì hoặc tham gia biên soạn ít nhất 01 (một) sách phục vụ đào tạo, được hội đồng khoa học (do thủ trưởng cơ sở giáo dục đại học hoặc cấp có thẩm quyền phê duyệt thành lập) thẩm định, nghiệm thu và đưa vào sử dụng trong đào tạo, bồi dưỡng từ trình độ đại học trở lên phù hợp với ngành, chuyên ngành giảng dạy hoặc đào tạo của giảng viên và có mã số chuẩn quốc tế ISBN;
- Tác giả của ít nhất 03 (ba) bài báo khoa học là công trình nghiên cứu khoa học của giảng viên đã được công bố trên tạp chí khoa học có mã số chuẩn quốc tế ISSN;
- Có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin và sử dụng ngoại ngữ trong thực hiện các nhiệm vụ của chức danh giảng viên chính (hạng II);
- Viên chức dự thi hoặc xét thăng hạng từ chức danh nghề nghiệp giảng viên (hạng III), mã số V.07.01.03 lên chức danh nghề nghiệp giảng viên chính (hạng II), mã số V.07.01.02 phải có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp giảng viên (hạng III), mã số V.07.01.03 hoặc tương đương tối thiểu đủ 09 (chín) năm đối với người có bằng thạc sỹ, đủ 06 (sáu) năm đối với người có bằng tiến sỹ;
Trong đó phải có ít nhất 01 năm (đủ 12 tháng) giữ hạng chức danh nghề nghiệp giảng viên (hạng III), mã số V.07.01.03 tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công ty tư vấn lập hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công, dự toán của công trình có được tham gia đấu thầu gói thầu tư vấn giám sát của công trình đó không?
- Chứng minh nhân dân là gì? Thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư có bao gồm số chứng minh nhân dân không?
- Dự toán dự án đầu tư công được xác định dựa trên cơ sở nào? Nội dung phê duyệt dự toán dự án đầu tư công gồm những gì?
- Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là gì? Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa đúng không?
- Công ty đại chúng có phải công bố thông tin định kỳ về báo cáo tình hình quản trị công ty hay không?