Hoạt động xúc tiến đầu tư là gì? Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan xúc tiến đầu tư được thực hiện như thế nào? Nội dung báo cáo và kỳ báo cáo xúc tiến đầu tư được quy định như thế nào?
Hoạt động xúc tiến đầu tư là gì?
Căn cứ Điều 74 Luật Đầu tư 2020 quy định về hoạt động xúc tiến đầu tư như sau:
- Chính phủ chỉ đạo xây dựng, tổ chức thực hiện chính sách, định hướng xúc tiến đầu tư nhằm thúc đẩy, tạo thuận lợi cho hoạt động đầu tư theo ngành, vùng và đối tác phù hợp với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ; bảo đảm thực hiện các chương trình, hoạt động xúc tiến đầu tư có tính liên vùng, liên ngành, gắn kết với xúc tiến thương mại và xúc tiến du lịch.
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch, Chương trình xúc tiến đầu tư quốc gia; điều phối các hoạt động xúc tiến đầu tư liên vùng, liên tỉnh; theo dõi, giám sát và đánh giá hiệu quả xúc tiến đầu tư trên địa bàn cả nước.
- Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch, chương trình xúc tiến đầu tư trong các lĩnh vực, địa bàn thuộc phạm vi quản lý phù hợp với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và Chương trình xúc tiến đầu tư quốc gia.
- Kinh phí xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình xúc tiến đầu tư được bố trí từ ngân sách nhà nước và các nguồn hỗ trợ hợp pháp khác.
Hoạt động xúc tiến đầu tư
Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan xúc tiến đầu tư được thực hiện như thế nào?
Theo quy định tại Điều 100 Nghị định 31/2021/NĐ-CP, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan xúc tiến đầu tư được thực hiện cụ thể như sau:
(1) Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư
- Chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng định hướng, chương trình, kế hoạch xúc tiến đầu tư; hướng dẫn xây dựng chương trình xúc tiến đầu tư hằng năm của các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; tổng hợp, xây dựng và thực hiện Chương trình xúc tiến đầu tư quốc gia;
- Hướng dẫn thực hiện chế độ thông tin, báo cáo về hoạt động xúc tiến đầu tư;
- Thực hiện hoạt động xúc tiến đầu tư thuộc Chương trình xúc tiến đầu tư quy định tại điểm a khoản này;
- Theo dõi, tổng hợp, đánh giá tình hình xúc tiến đầu tư và giám sát kiểm tra hiệu quả hoạt động xúc tiến đầu tư;
- Phối hợp với Bộ Ngoại giao, Bộ Nội vụ trình Thủ tướng Chính phủ việc đặt và cử đầu mối xúc tiến đầu tư ở nước ngoài; quản lý nhà nước về xúc tiến đầu tư đối với đầu mối xúc tiến đầu tư ở nước ngoài;
- Tổ chức đào tạo, tập huấn về công tác xúc tiến đầu tư;
- Định kỳ báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tình hình và định hướng hoạt động xúc tiến đầu tư.
(2) Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Tài chính
- Chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn về định mức sử dụng kinh phí từ nguồn ngân sách nhà nước và quy chế quản lý tài chính đối với hoạt động xúc tiến đầu tư;
- Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng kế hoạch kinh phí xúc tiến đầu tư của Chương trình xúc tiến đầu tư quốc gia, Chương trình xúc tiến đầu tư của các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
- Chủ trì, phối hợp với Bộ Ngoại giao, Bộ Kế hoạch và Đầu tư bố trí ngân sách nhà nước cho hoạt động xúc tiến đầu tư của bộ phận xúc tiến đầu tư ở nước ngoài;
- Chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết khó khăn, vướng mắc liên quan đến việc bố trí và sử dụng kinh phí từ nguồn ngân sách nhà nước để thực hiện hoạt động xúc tiến đầu tư;
- Hướng dẫn việc lập dự toán, phân bổ, sử dụng và thanh quyết toán kinh phí cho các hoạt động xúc tiến đầu tư;
- Chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn về thu và sử dụng chi phí đăng ký hệ thống thông tin quốc gia về xúc tiến đầu tư.
(3) Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Ngoại giao
- Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện chương trình, hoạt động xúc tiến đầu tư, kết hợp hoạt động xúc tiến đầu tư trong công tác đối ngoại;
- Hỗ trợ và tham gia hoạt động xúc tiến đầu tư tại nước ngoài đã được duyệt theo thông báo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư; trường hợp phát sinh hoạt động xúc tiến đầu tư mới, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài có trách nhiệm thông báo và thống nhất với Bộ Kế hoạch và Đầu tư trước khi thực hiện;
- Chủ trì và hướng dẫn cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài quản lý hoạt động của đầu mối xúc tiến đầu tư ở nước ngoài;
- Chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Nội vụ trình Thủ tướng Chính phủ quyết định việc thành lập và biên chế của đầu mối xúc tiến đầu tư ở nước ngoài;
- Trên cơ sở đề nghị của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, quyết định bổ nhiệm chức vụ ngoại giao và cử cán bộ công tác tại đầu mối xúc tiến đầu tư ở nước ngoài;
- Bố trí cơ sở vật chất, phương tiện đi lại, điều kiện làm việc, kinh phí hoạt động phù hợp cho đầu mối xúc tiến đầu tư ở nước ngoài.
(4) Nhiệm vụ, quyền hạn của các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
- Chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các bộ, cơ quan ngang bộ liên quan xây dựng chương trình, kế hoạch xúc tiến đầu tư hằng năm; đề xuất hoạt động đưa vào Chương trình xúc tiến đầu tư quốc gia;
- Thực hiện hoạt động xúc tiến đầu tư theo thẩm quyền;
- Phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong hoạt động xúc tiến đầu tư.
Nội dung báo cáo và kỳ báo cáo xúc tiến đầu tư được quy định như thế nào?
Tại Điều 103 Nghị định 31/2021/NĐ-CP, nội dung báo cáo và kỳ báo cáo xúc tiến đầu tư được quy định như sau:
“Điều 103. Nội dung báo cáo và kỳ báo cáo xúc tiến đầu tư
1. Các bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm theo dõi tiến độ, tổng hợp, báo cáo việc thực hiện hoạt động xúc tiến đầu tư thuộc chương trình xúc tiến đầu tư quốc gia; chương trình xúc tiến đầu tư của ngành, địa phương mình về: kết quả thực hiện, mức độ hoàn thành và kinh phí định kỳ hằng năm trước ngày 31 tháng 01 năm kế tiếp.
2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chịu trách nhiệm tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ về xúc tiến đầu tư hằng năm trên phạm vi cả nước trong quý II năm kế tiếp.”
Theo đó, định kỳ hằng năm trước ngày 31 tháng 01 năm kế tiếp, thì các bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm theo dõi tiến độ, tổng hợp, báo cáo việc thực hiện hoạt động xúc tiến đầu tư thuộc chương trình xúc tiến đầu tư quốc gia; chương trình xúc tiến đầu tư của ngành, địa phương mình về: kết quả thực hiện, mức độ hoàn thành và kinh phí. Trong quý II năm kế tiếp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư chịu trách nhiệm tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ về xúc tiến đầu tư hằng năm trên phạm vi cả nước.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khi ký kết hợp đồng cung cấp thiết bị lắp đặt vào công trình xây dựng cần phải tuân thủ những nguyên tắc nào?
- Quỹ tiền thưởng năm 2024 theo Nghị định 73 được tính 06 tháng để chi trả cho công chức, viên chức?
- Công ty có thể ký kết hợp đồng lao động mà không thỏa thuận về các chế độ bảo hiểm xã hội với người lao động không?
- Ai là người ký hợp đồng lao động với giám đốc công ty cổ phần? Giám đốc công ty cổ phần có quyền quyết định vấn đề nào?
- Cơ sở dữ liệu về hội được kết nối ở đâu? Thông tin trong cơ sở dữ liệu về hội bao gồm những nguồn nào?