Hoạt động lấy mẫu để xác định sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản cần đảm bảo quy định chung nào để thực hiện?
Sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản là gì?
Căn cứ tiểu mục 3.1 Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13053:2021 về Sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản - Lấy mẫu có quy định khái niệm của sản phẩm xử ý môi trường nuôi trồng thủy sản như sau:
"3.1
Sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản (environmental treating products in aquaculture)
Sản phẩm được sử dụng để điều chỉnh tính chất vật lý, hóa học, sinh học của môi trường theo hướng có lợi cho nuôi trồng thủy sản, bao gồm chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hóa chất, chất xử lý cải tạo môi trường trong nuôi trồng thủy sản khác."
Như vậy, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản là những sản phẩm đáp ứng các điều kiện nêu trên.
Lấy mẫu sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản
Hoạt động lấy mẫu để xác định sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản cần đảm bảo quy định chung nào để thực hiện?
Quy định chung đối với việc lấy mẫu sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản được quy định tại Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13053:2021 về Sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản - Lấy mẫu cụ thể như sau:
"4 Quy định chung
4.1 Nguyên tắc
Để thu được mẫu đại diện, lấy một lượng nhất định các mẫu ban đầu từ lô hàng cần lấy mẫu. Các mẫu ban đầu này được gộp lại bằng cách trộn đều để tạo thành mẫu chung, mẫu rút gọn mà từ đó lấy ra các phần mẫu phân tích, mẫu lưu.
Trường hợp lô hàng có biểu hiện không đồng nhất về chất lượng, thì phải tiến hành tách thành các phần riêng biệt có tính đồng nhất về chất lượng và được lấy mẫu như các lô hàng riêng biệt. Không lấy mẫu ở các phần của lô hàng có biểu hiện ẩm mốc hoặc bị hỏng nhằm đảm bảo tính nguyên vẹn của mẫu sau khi lấy. Những khu vực này của lô hàng cần lấy mẫu riêng và xử lý như một lô hàng khác. Việc này phải được ghi chép cụ thể trong biên bản lấy mẫu.
Các mẫu ban đầu, đơn vị bao gói phải được lấy ở các bao gói nguyên vẹn theo phương pháp ngẫu nhiên. Khi phát hiện sản phẩm không nguyên vẹn hoặc biến dạng cần lập biên bản và tiến hành thu mẫu theo phương pháp chủ đích để kiểm tra chỉ tiêu an toàn khả nghi nhất nếu cần thiết.
Khi lấy mẫu sản phẩm hóa chất xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản cần áp dụng các nguyên tắc lấy mẫu an toàn quy định trong TCVN 7289 (ISO 3165) và tuân theo các nguyên tắc bảo hộ lao động, có tính đến độc hại và những tính chất khác của sản phẩm để có biện pháp bảo vệ thích hợp.
4.2 Quá trình lấy mẫu
Trước khi lấy mẫu, phải nhận dạng chính xác lô hàng, kiểm tra sự phù hợp của lô hàng lấy mẫu so với các tài liệu, hồ sơ có liên quan và kịp thời phát hiện tính không đồng nhất của lô hàng. Quá trình lấy mẫu phải được thực hiện đúng các quy trình kỹ thuật đảm bảo tính khách quan, trung thực và được ghi chép lại đầy đủ.
Trong quá trình lấy mẫu, vận chuyển và xử lý mẫu chế phẩm sinh học xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản phải bảo đảm tránh sự tạp nhiễm từ bên ngoài và giữ mẫu được nguyên trạng như ban đầu cho tới khi được phân tích trong phòng thí nghiệm.
4.3 Điều kiện xử lý mẫu
Việc xử lý mẫu cần được thực hiện ở một khu vực đảm bảo các yêu cầu vệ sinh và các yêu cầu kỹ thuật (nếu có) của từng loại mẫu (nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, độ vô khuẩn...) nhằm tránh nguy cơ gây nhiễm bẩn, nhiễm chéo, thay đổi chất lượng của mẫu được lấy."
Dụng cụ lấy mẫu và chứa mẫu sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản cần đáp ứng tiêu chuẩn nào?
Căn cứ Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13053:2021 về Sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản - Lấy mẫu, dụng cụ lấy mẫu và chứa mẫu sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản được quy định cụ thể về những tiêu chuẩn cần đáp ứng như sau:
"5 Dụng cụ lấy mẫu và chứa mẫu
Dụng cụ lấy mẫu phải thích hợp với kích thước hạt của sản phẩm, trạng thái vật lý của sản phẩm, kích thước mẫu được lấy và với dạng bao gói, kích thước của vật chứa. Dụng cụ lấy mẫu, vật đựng mẫu phải sạch, khô, không có mùi lạ, đảm bảo không đưa tạp chất vào mẫu.
Khi lấy mẫu hóa chất xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản, dụng cụ lấy mẫu và vật đựng mẫu phải được làm bằng vật liệu trơ thích hợp với đặc điểm của từng loại hóa chất đảm bảo không phản ứng với sản phẩm và an toàn cho người lấy mẫu.
Dụng cụ lấy mẫu và vật đựng mẫu chế phẩm vi sinh vật xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản phải được tiệt trùng bằng cách sấy ở nhiệt độ 170 °C đến 180 °C trong thời gian không ít hơn 1 h hoặc trong nồi hấp áp lực ở nhiệt độ 121 °C trong thời gian không ít hơn 15 min và được bảo quản trong các điều kiện thích hợp đảm bảo vô trùng.
Trong trường hợp lấy mẫu tại hiện trường không có điều kiện áp dụng các phương pháp tiệt trùng nêu trên, thì có thể làm sạch dụng cụ lấy mẫu (phần tiếp xúc trực tiếp với chế phẩm vi sinh vật) bằng một trong các phương pháp dưới đây và phải được sử dụng ngay sau khi để khô hoặc ngay sau khi nguội:
- Nhúng ngập trong dung dịch etanol 70 % trong thời gian từ 1 đến 2 min, đốt trên ngọn lửa; hoặc
- Lau bề mặt bằng bông sạch tẩm etanol 70 % hoặc tráng bề mặt bằng etanol 70 %; hoặc
- Nhúng ngập trong nước ở nhiệt độ 100 °C trong thời gian từ 10 min đến 20 min."
Như vậy, đối với hoạt động lấy mẫu sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản, pháp luật hiện hành quy định cụ thể những tiêu chuẩn về nguyên tắc của quá trình lấu mẫu, dụng cụ lấy mẫu và chứa mẫu, được nêu chi tiết tại Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13053:2021 về Sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản - Lấy mẫu như trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cấp ủy cấp tỉnh có chức năng gì? Cấp ủy cấp tỉnh có được giới thiệu nhân sự ứng cử chức danh chủ tịch Hội đồng nhân dân?
- Đáp án cuộc thi Quân đội Nhân dân Việt Nam 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành 2024 tuần 1 trên trang Báo cáo viên ra sao?
- Nghị quyết 1278 sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2023-2025 thế nào?
- Mẫu biên bản thẩm định điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke (dịch vụ vũ trường) mới nhất hiện nay?
- Mẫu biên bản hội nghị tổng kết công tác Đảng cuối năm mới nhất? Tải mẫu biên bản hội nghị tổng kết công tác Đảng ở đâu?