Hoạt động kiểm định định kỳ công trình cảng biển được thực hiện theo phương pháp nào, cần đáp ứng quy định chung nào?
Việc kiểm định định kỳ công trình cảng biển cần đáp ứng các yêu cầu chính nào?
Căn cứ quy định tại tiểu mục 6.1.1 Mục 6 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13330:2021 về Công trình cảng biển - Yêu cầu bảo trì, các yêu cầu chính của hoạt động kiểm định được nêu cụ thể như sau:
"6 Kiểm định định kỳ công trình cảng biển
6.1 Quy định chung
6.1.1. Các yêu cầu chính
a) Kiểm định định kỳ là không thể thiếu và phải thực hiện liên tục trong suốt thời gian sử dụng để phục vụ cho công tác bảo trì cho công trình cảng biển, các phương pháp kiểm tra và kết quả kiểm tra phải đánh giá được tính năng của công trình được kiểm tra.
b) Kiểm định định kỳ được thực hiện để kiểm tra và phát hiện càng sớm càng tốt, sự xuất hiện và phát triển của bất kỳ biến dạng nào có thể phát sinh khi công trình được đưa vào sử dụng. Kiểm định định kỳ phải được tiến hành liên tục dựa trên một quy trình bảo trì đã được phê duyệt từ trước. Điều này cho phép thu thập dữ liệu tuần tự liên quan đến sự xuất hiện và phát triển biến dạng và thông qua so sánh với kết quả kiểm định ban đầu và các kết quả kiểm định trước đó, cho phép đánh giá chính xác tính năng công trình. Chi tiết về kiểm định định kỳ được quy định cho từng công trình từ Điều 6.2 đến Điều 6.4 dưới đây.
c) Nội dung kiểm định định kỳ bao gồm kiểm tra cơ bản bằng phương pháp trực quan (Kiểm tra bằng mắt kết hợp với đo lường đơn giản) cho các phần trên mực nước và kiểm tra bằng thiết bị chuyên dụng cho các phần dưới nước hoặc ẩn dấu (bằng khảo sát lặn và các thiết bị chuyên dụng) để đánh giá định lượng mức độ hư hỏng và suy giảm tính năng của kết cấu hay toàn bộ công trình.
1) Kiểm tra bằng trực quan:
Kiểm tra bằng trực quan là kiểm tra bằng mắt và các thiết bị khảo sát đơn giản được thực hiện cho từng kết cấu hoặc hạng mục của công trình. Chúng cần phải tiến hành kiểm định định kỳ và liên tục để theo dõi sự phát triển của biến dạng.
Mức độ suy giảm tính năng của kết cấu được chia thành bốn mức (a, b, c và d) như trong Bảng 1. Các thiết bị dùng để kiểm tra trực quan (búa, thước thép, kính núp, thước đo bề rộng vết nứt, máy ảnh...). Kiểm tra trực quan được thực hiện trên toàn bộ công trình cho phần kết cấu trên mực nước.
Bảng 1 - Phân loại kết quả kiểm tra theo mức độ xuống cấp
Phân chia kết cấu để kiểm tra và hạng mục công trình để đánh giá trong kiểm định định kỳ của từng công trình được trình bày trong Bảng 2.
Bảng 2 - Phân chia hạng mục kết cấu để kiểm tra và đánh giá
2) Kiểm tra bằng thiết bị chuyên dụng:
Bằng cách sử dụng thợ lặn hoặc thiết bị, hoặc thông qua việc tháo dỡ giới hạn các kết cấu của công trình, kiểm tra bằng thiết bị chuyên dụng phải được thực hiện để đạt các mục đích sau:
- Kiểm tra những kết cấu không thể kiểm tra bằng quan sát trực quan (kiểm tra các kết cấu dưới nước bằng cách khảo sát lặn);
- Xác minh định lượng các điểm kiểm tra bằng kiểm tra trực quan và khảo sát lặn;
- Thu thập dữ liệu để loại trừ các nguyên nhân gây biến dạng;
- Thu thập dữ liệu để dự báo tiến trình suy giảm tính năng trong tương lai.
d) Tần suất kiểm định định kỳ cần được xác định một cách thích hợp cho từng công trình được kiểm định, dựa trên sự hiểu biết đầy đủ về bản chất, sự xuất hiện và phát triển của các biến dạng. Tần suất kiểm định định kỳ phải được quy định trong quy trình bảo trì của công trình phụ thuộc vào các yếu tố sau:
- Thời gian sử dụng công trình;
- Loại hình kết cấu chính của công trình;
- Tần suất khai thác của công trình;
- Chất lượng hiện tại của công trình;
- Điều kiện môi trường...
Tần suất kiểm định định kỳ phải được lập trong quy trình bảo trì và được chủ đầu tư phê duyệt. Phương pháp lựa chọn tần suất kiểm định định kỳ tham khảo Phụ lục F.
e) Các nội dung kiểm tra, phương pháp kiểm tra và các tiêu chí đánh giá cho từng kết cấu công trình cảng biển được trình bày ở Điều 6.2 đến Điều 6.4 và xem Phụ lục A. Việc đánh giá tính năng công trình được trình bày trong Điều 6.1.2.
Kiểm định định kỳ công trình cảng biển
Có thể dùng những phương pháp đánh giá nào để tiến hành kiểm định định kỳ công trình cảng biển?
Theo quy định tại tiểu mục 6.1.2 Mục 6 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13330:2021 về Công trình cảng biển - Yêu cầu bảo trì, các phương pháp đánh giá được quy định như sau:
6.1.2. Phương pháp đánh giá
a) Quy trình đánh giá tính năng của công trình dựa trên kết quả kiểm tra (a, b, c và d) của từng kết cấu, hạng mục công trình được kiểm tra, như thể hiện trong Hình 19.
Hình 19 - Trình tự kiểm tra và đánh giá đối với công trình
b) Để đánh giá chính xác dựa trên kết quả kiểm tra phải thiết lập trước tiêu chí đánh giá cho từng kết cấu, hạng mục công trình xem Phụ Lục A và phải phân loại kiểm tra dựa trên tầm quan trọng đối với tính năng của công trình.
Phân loại kiểm tra dựa trên tầm quan trọng đối với tính năng của công trình được chia thành ba loại kiểm tra bao gồm: Loại I, Loại II và Loại III như quy định trong Bảng 3 và xem Điều 6.2 đến Điều 6.4.
Bảng 3 - Phân loại hạng mục kiểm tra theo tầm quan trọng
c) Kết quả đánh giá tính năng công trình phải phân loại thành (A, B, C và D) như trong Bảng 4. Kết quả đánh giá cho công trình phải xem xét đến điều kiện môi trường xung quanh và các thay đổi bất thường theo thời gian.
Bảng 4 - Phân loại các kết quả đánh giá tính năng công trình
d) Để đánh giá toàn diện công trình phải dựa trên kết quả kiểm tra cho hạng mục theo mức độ suy giảm tính năng (a, b, c, d) và dựa trên loại kiểm tra (I, II, III). Ngoài ra còn cần phải dựa trên kết quả phân tích khả năng chịu lực cho công trình bằng các tính toán chi tiết (như phân tích kết cấu). Phương pháp và trình tự đánh giá tính năng của toàn bộ công trình như trong Bảng 5 và tham khảo Phụ lục C.
Bảng 5 - Phương pháp xếp hạng kết quả đánh giá
Kết quả của “đánh giá’’ như trên cho thấy mức độ suy giảm chung của công trình và là thông số định tính về mức độ suy giảm của tính năng công trình. Do vậy, để đưa ra các biện pháp sửa chữa khắc phục phù hợp cho công trình phải dựa trên kết quả đánh giá toàn diện được xem xét đến các yếu tố sau: Chương trình bảo trì, tầm quan trọng, tuổi thọ theo thiết kế, tình trạng sử dụng và kế hoạch sử dụng công trình, khó khăn trong công tác bảo trì, chi phí bảo trì công trình...
Trường hợp phát hiện ra các lỗi cần sửa chữa thì cần lựa chọn phương pháp nào để khắc phục công trình cảng biển?
Quy định chung để lựa chọn các phương pháp sửa chữa khắc khục công trình cảng biển được quy định tại tiểu mục 8.1 Mục 8 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13330:2021 về Công trình cảng biển - Yêu cầu bảo trì như sau:
"8 Lựa chọn các phương pháp sửa chữa khắc phục
8.1 Quy định chung
Kết cấu công trình cảng thông thường được hình thành từ hai loại vật liệu chính là: Kết cấu bê tông có/không cốt thép (BTCT và BT) và kết cấu thép.
Với đặc điểm về kết cấu và vật liệu nêu trên, trong tiêu chuẩn này trình bày 02 nhóm phương pháp sửa chữa kết cấu như sau:
Các phương pháp sửa chữa đối với các kết cấu thép;
Các phương pháp sửa chữa đối với kết cấu BTCT."
Kiểm định kết cấu hạ tầng cảng biển được quy định như thế nào?
Điều kiện kinh doanh khai thác cảng biển là ngành nghề kinh doanh có điều kiện được quy định như thế nào?
Cảng biển đặc biệt được phân loại dựa vào những tiêu chí nào? Cảng biển đặc biệt sẽ có những chức năng cơ bản nào?
Kinh doanh khai thác cảng biển có phải ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện không? Nếu có thì điều kiện kinh doanh khai thác cảng biển là gì?
Hàng hóa bị lưu giữ tại cảng biển là gì? Thông báo về hàng hóa bị lưu giữ tại cảng biển gồm các thông tin nào?
Cảng biển loại 3 là gì? Việc đánh giá, phân loại cảng biển loại 3 được thực hiện theo phương thức nào?
Cảng biển loại 1 phải có tổng số điểm chấm đạt trên bao nhiêu điểm? Cảng biển loại 1 có các chức năng cơ bản nào?
Căn cứ vào đâu để đánh giá và phân loại hiện trạng cảng biển loại 2? Kết cấu hạ tầng cảng biển loại 2 gồm những gì?
Rút ngắn thời gian thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh khai thác cảng biển?
Mở rộng phương thức nộp hồ sơ đề nghị cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh khai thác cảng biển theo Nghị định 69?
QCVN 107:2021/BGTVT về Cảng biển? Yêu cầu về đầu tư xây dựng, quản lý khai thác kết cấu hạ tầng cảng biển ra sao?
Đặt câu hỏi
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Cảng biển
- Chế độ cử tuyển là gì? Người học theo chế độ cử tuyển có trách nhiệm như thế nào khi tốt nghiệp?
- Rối loạn lưỡng cực là gì? Nguyên nhân gây rối loạn lượng cực? Rối loạn lượng cực có tái phát không?
- Trường cao đẳng sư phạm trung ương trực thuộc cơ quan nào? Nội dung quy chế tổ chức của trường cao đẳng sư phạm trung ương?
- Tranh chấp hợp đồng dân sự là gì? Những tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án bao gồm tranh chấp hợp đồng dân sự?
- Quy chế tổ chức và hoạt động của trường cao đẳng sư phạm phải được lấy ý kiến rộng rãi từ những ai?