Hoạt động giải trình tại phiên họp Thường trực Hội đồng nhân dân được thực hiện theo trình tự như thế nào?
- Quyền giải trình của cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát được quy định như thế nào?
- Hoạt động giải trình tại phiên họp Thường trực Hội đồng nhân dân yêu cầu những chủ thể nào thực hiện giải trình?
- Hoạt động giải trình tại phiên họp Thường trực Hội đồng nhân dân được thực hiện theo trình tự như thế nào?
Quyền giải trình của cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát được quy định như thế nào?
Căn cứ khoản 8 Điều 2 Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân 2015 quy định về giải trình như sau:
Giải trình là việc cơ quan, cá nhân hữu quan giải thích, làm rõ trách nhiệm của mình trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao theo yêu cầu của chủ thể giám sát quy định tại Luật này.
Căn cứ khoản 2 Điều 8 Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân 2015 quy định về quyền giải trình của cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát như sau:
Quyền của cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát
1. Được thông báo trước về kế hoạch, nội dung giám sát, nội dung được yêu cầu báo cáo, trả lời về vấn đề liên quan đến hoạt động giám sát.
2. Giải trình, bảo vệ tính đúng đắn trong việc thực hiện chính sách, pháp luật thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của mình liên quan đến nghị quyết, kết luận, yêu cầu, kiến nghị của chủ thể giám sát.
3. Đề nghị chủ thể giám sát xem xét lại kết luận, yêu cầu, kiến nghị giám sát liên quan đến hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình; trường hợp không tán thành với kết luận, yêu cầu, kiến nghị giám sát thì tự mình hoặc báo cáo với người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền để đề nghị Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân xem xét kết luận, yêu cầu, kiến nghị đó.
Theo đó, cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát có quyền giải trình, bảo vệ tính đúng đắn trong việc thực hiện chính sách, pháp luật thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của mình liên quan đến nghị quyết, kết luận, yêu cầu, kiến nghị của chủ thể giám sát.
Thường trực Hội đồng nhân dân (Hình từ Internet)
Hoạt động giải trình tại phiên họp Thường trực Hội đồng nhân dân yêu cầu những chủ thể nào thực hiện giải trình?
Căn cứ khoản 1 Điều 72 Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân 2015 quy định về giải trình tại phiên họp Thường trực Hội đồng nhân dân như sau:
Giải trình tại phiên họp Thường trực Hội đồng nhân dân
1. Căn cứ vào chương trình giám sát, Thường trực Hội đồng nhân dân yêu cầu thành viên của Ủy ban nhân dân, Chánh án Tòa án nhân dân, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp giải trình và cá nhân có liên quan tham gia giải trình vấn đề mà Thường trực Hội đồng nhân dân quan tâm.
Việc tổ chức giải trình, nội dung, kế hoạch tổ chức giải trình và người được yêu cầu giải trình do Thường trực Hội đồng nhân dân quyết định.
Người được yêu cầu có trách nhiệm báo cáo, giải trình theo yêu cầu của Thường trực Hội đồng nhân dân.
Đại biểu Hội đồng nhân dân được mời tham dự và phát biểu ý kiến tại phiên giải trình. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan, các chuyên gia, nhà khoa học có thể được mời tham dự và phát biểu ý kiến tại phiên giải trình.
...
Theo đó, căn cứ vào chương trình giám sát, Thường trực Hội đồng nhân dân yêu cầu thành viên của Ủy ban nhân dân, Chánh án Tòa án nhân dân, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp giải trình và cá nhân có liên quan tham gia hoạt động giải trình vấn đề mà Thường trực Hội đồng nhân dân quan tâm.
Người được yêu cầu có trách nhiệm báo cáo, giải trình theo yêu cầu của Thường trực Hội đồng nhân dân.
Hoạt động giải trình tại phiên họp Thường trực Hội đồng nhân dân được thực hiện theo trình tự như thế nào?
Căn cứ khoản 4 Điều 72 Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân 2015 quy định về trình tự của phiên giải trình như sau:
Giải trình tại phiên họp Thường trực Hội đồng nhân dân
...
4. Phiên giải trình được tiến hành theo trình tự sau đây:
a) Chủ tọa nêu nội dung yêu cầu giải trình, người có trách nhiệm giải trình;
b) Thành viên Thường trực Hội đồng nhân dân, đại biểu Hội đồng nhân dân tham dự nêu yêu cầu giải trình;
c) Người giải trình có trách nhiệm giải trình vấn đề được yêu cầu;
d) Đại diện cơ quan, tổ chức được mời tham dự phiên giải trình phát biểu ý kiến;
đ) Chủ tọa tóm tắt nội dung phiên giải trình, dự kiến kết luận vấn đề được giải trình.
Thường trực Hội đồng nhân dân xem xét, thông qua kết luận vấn đề được giải trình; kết luận được thông qua khi có quá nửa tổng số thành viên Thường trực Hội đồng nhân dân biểu quyết tán thành.
Kết luận của Thường trực Hội đồng nhân dân được gửi đến đại biểu Hội đồng nhân dân, người được yêu cầu giải trình và cơ quan, tổ chức có liên quan.
...
Theo đó, hoạt động giải trình tại phiên họp Thường trực Hội đồng nhân dân sẽ được thực hiện theo trình tự được quy định tại khoản 4 Điều 72 nêu trên.
Thường trực Hội đồng nhân dân xem xét, thông qua kết luận vấn đề được giải trình; kết luận được thông qua khi có quá nửa tổng số thành viên Thường trực Hội đồng nhân dân biểu quyết tán thành.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cách tính điểm trung bình môn học kỳ 1 chương trình mới năm học 2024 2025 như thế nào? File excel tính điểm trung bình môn học kỳ 1?
- Toàn bộ chế độ chính sách với cán bộ công chức viên chức khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 tại Nghị định 178 năm 2024?
- Việc thực hiện chế độ chính sách đối với người làm việc tại hội có nằm trong khoản chi của hội không?
- Hướng dẫn tra cứu mã chương, tiểu mục nộp thuế môn bài năm 2025? Mã chương, tiểu mục nộp thuế môn bài năm 2025 thế nào?
- Phương pháp xác định mức sử dụng năng lượng trong các cơ sở sản xuất sản phẩm nhựa từ ngày 1/4/2025 ra sao?