Giải tán Hội đồng nhân dân cấp huyện, cấp xã, phường trong trường hợp nào? Ai có thẩm quyền giải tán Hội đồng nhân dân?
Giải tán Hội đồng nhân dân cấp huyện, cấp xã, phường khi nào? Ai có thẩm quyền giải tán Hội đồng nhân dân?
Căn cứ theo Điều 139 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015 quy định như sau:
Giải tán Hội đồng nhân dân
1. Hội đồng nhân dân làm thiệt hại nghiêm trọng đến lợi ích của Nhân dân thì bị giải tán.
2. Thẩm quyền giải tán Hội đồng nhân dân được quy định như sau:
a) Ủy ban thường vụ Quốc hội giải tán Hội đồng nhân dân cấp tỉnh;
b) Hội đồng nhân dân cấp tỉnh giải tán Hội đồng nhân dân cấp huyện;
c) Hội đồng nhân dân cấp huyện giải tán Hội đồng nhân dân cấp xã.
3. Nghị quyết giải tán Hội đồng nhân dân cấp xã của Hội đồng nhân dân cấp huyện phải trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phê chuẩn; nghị quyết giải tán Hội đồng nhân dân cấp huyện của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phải trình Ủy ban thường vụ Quốc hội phê chuẩn.
4. Hội đồng nhân dân cấp tỉnh bị giải tán chấm dứt hoạt động kể từ ngày nghị quyết giải tán Hội đồng nhân dân cấp tỉnh của Ủy ban thường vụ Quốc hội có hiệu lực thi hành.
Hội đồng nhân dân cấp huyện, cấp xã bị giải tán chấm dứt hoạt động kể từ ngày nghị quyết giải tán Hội đồng nhân dân được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê chuẩn.
...
Như vậy, Hội đồng nhân dân cấp huyện, cấp xã, phường bị giải tán khi làm thiệt hại nghiêm trọng đến lợi ích của Nhân dân.
Thẩm quyền giải tán Hội đồng nhân dân:
- Hội đồng nhân dân cấp tỉnh giải tán Hội đồng nhân dân cấp huyện;
- Hội đồng nhân dân cấp huyện giải tán Hội đồng nhân dân cấp xã.
Giải tán Hội đồng nhân dân cấp huyện, cấp xã trong trường hợp nào? Ai có thẩm quyền giải tán Hội đồng nhân dân? (Hình từ Internet)
Hội đồng nhân dân cấp huyện, cấp xã, phường bị giải tán thì ai có thẩm quyền chỉ định Quyền Chủ tịch Ủy ban nhân dân?
Căn cứ theo khoản 5 Điều 139 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015 quy định:
Giải tán Hội đồng nhân dân
...
5. Trong trường hợp Hội đồng nhân dân bị giải tán thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp trên trực tiếp chỉ định Quyền Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Ủy ban nhân dân lâm thời, đối với đơn vị hành chính cấp tỉnh thì Thủ tướng Chính phủ chỉ định Quyền Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Ủy ban nhân dân lâm thời, để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Ủy ban nhân dân theo quy định của Luật này cho đến khi Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân mới được bầu ra.
6. Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định và công bố ngày bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân trong trường hợp giải tán Hội đồng nhân dân cấp tỉnh; Thường trực Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định và công bố ngày bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân trong trường hợp giải tán Hội đồng nhân dân cấp huyện, cấp xã. Việc bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân được thực hiện theo quy định của pháp luật về bầu cử. Hội đồng nhân dân mới được bầu ra làm nhiệm vụ cho đến khi hết nhiệm kỳ của Hội đồng nhân dân đã bị giải tán.
Như vậy, trường hợp Hội đồng nhân dân cấp huyện, cấp xã, phường bị giải tán thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp trên trực tiếp chỉ định Quyền Chủ tịch Ủy ban nhân dân.
Hội đồng nhân dân là cơ quan gì?
Căn cứ theo Điều 6 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015 quy định:
Hội đồng nhân dân
1. Hội đồng nhân dân gồm các đại biểu Hội đồng nhân dân do cử tri ở địa phương bầu ra, là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân, chịu trách nhiệm trước Nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên.
2. Đại biểu Hội đồng nhân dân là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của Nhân dân địa phương, chịu trách nhiệm trước cử tri địa phương và trước Hội đồng nhân dân về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn đại biểu của mình.
Đại biểu Hội đồng nhân dân bình đẳng trong thảo luận và quyết định các vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân.
3. Thường trực Hội đồng nhân dân là cơ quan thường trực của Hội đồng nhân dân, thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Luật này và các quy định, khác của pháp luật có liên quan; chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Hội đồng nhân dân.
Thành viên của Thường trực Hội đồng nhân dân không thể đồng thời là thành viên của Ủy ban nhân dân cùng cấp.
4. Ban của Hội đồng nhân dân là cơ quan của Hội đồng nhân dân, có nhiệm vụ thẩm tra dự thảo nghị quyết, báo cáo, đề án trước khi trình Hội đồng nhân dân, giám sát, kiến nghị về những vấn đề thuộc lĩnh vực Ban phụ trách; chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Hội đồng nhân dân.
Như vậy, theo quy định thì Hội đồng nhân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân, chịu trách nhiệm trước Nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên.
Hội đồng nhân gồm các đại biểu Hội đồng nhân dân do cử tri ở địa phương bầu ra.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lỗi dừng xe đỗ xe máy dưới lòng đường phạt bao nhiêu? Dừng xe đỗ xe máy dưới lòng đường bị trừ bao nhiêu điểm bằng lái?
- Mùa nồm là gì? Mùa nồm bắt đầu từ ngày nào? Mùa nồm kéo dài bao lâu? Mùa nồm có phải do biến đổi khí hậu không?
- Phạt nóng là gì? Phạt nóng có vi phạm pháp luật không? Vượt đèn đỏ có được phạt nóng hay không?
- Nghị định 20/2025/NĐ-CP sửa đổi bổ sung Nghị định 132/2020/NĐ-CP về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết ra sao?
- Theo Nghị định 178, công chức viên chức lãnh đạo thôi giữ chức vụ lãnh đạo do sắp xếp tổ chức bộ máy có được bảo lưu mức lương chức vụ cũ?