Phạt nóng là gì? Phạt nóng có vi phạm pháp luật không? Vượt đèn đỏ có được phạt nóng hay không?
Phạt nóng là gì? Phạt nóng có vi phạm pháp luật không?
Phạt nóng, phạt nguội là những thuật ngữ được sử dụng phổ biển trong xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ.
Phạt nguội được hiểu là việc xử lý vi phạm đối với các phương tiện giao thông thông qua các kết quả thu thập được bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ nhưng không dừng được phương tiện giao thông để kiểm soát, xử lý vi phạm ngay lúc có hành vi vi phạm.
Khác với phạt nguội thì phạt nóng được hiểu là hình thức xử phạt trực tiếp ngay khi lượng lực cảnh sát giao thông bắt gặp các hành vi vi phạm hoặc phát hiện hành vi vi phạm nhờ sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật, nghiệp vụ.
Khi cảnh sát giao thông phát hiện người tham gia giao thông có hành vi vi phạm luật giao thông sẽ ra hiệu dừng xe, kiểm tra giấy tờ và ra quyết định xử phạt vi phạm đối với những lỗi vi phạm của người vi phạm thuộc trường hợp được nộp phạt trực tiếp tại chỗ nơi xảy ra vi phạm.
Căn cứ theo khoản 1 Điều 56 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định về xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản:
Xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản
1. Xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản được áp dụng trong trường hợp xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân, 500.000 đồng đối với tổ chức và người có thẩm quyền xử phạt phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ.
Trường hợp vi phạm hành chính được phát hiện nhờ sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật, nghiệp vụ thì phải lập biên bản.
2. Quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ phải ghi rõ ngày, tháng, năm ra quyết định; họ, tên, địa chỉ của cá nhân vi phạm hoặc tên, địa chỉ của tổ chức vi phạm; hành vi vi phạm; địa điểm xảy ra vi phạm; chứng cứ và tình tiết liên quan đến việc giải quyết vi phạm; họ, tên, chức vụ của người ra quyết định xử phạt; điều, khoản của văn bản pháp luật được áp dụng. Trường hợp phạt tiền thì trong quyết định phải ghi rõ mức tiền phạt.
Theo đó, đối với những lỗi vi phạm giao thông có mức xử phạt đến 250.000 đồng đối với cá nhân, 500.000 đồng đối với tổ chức được phép xử phạt tại chỗ.
Như vậy, đối với những trường hợp phạt nóng theo quy định trên thì không vi phạm pháp luật.
Phạt nóng là gì? Phạt nóng có vi phạm pháp luật không? Vượt đèn đỏ có được phạt nóng hay không? (Hình từ Internet)
Xe máy vượt đèn đỏ có được phạt nóng hay không?
Theo điểm c khoản 7 và điểm b khoản 10 Điều 7 Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Xử phạt, trừ điểm giấy phép lái của người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
...
7. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
...
c) Không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông;
..
10. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 14.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
...
b) Vi phạm quy định tại một trong các điểm, khoản sau của Điều này mà gây tai nạn giao thông: điểm a, điểm d, điểm đ, điểm g, điểm h, điểm i, điểm k khoản 1; điểm c, điểm đ, điểm g khoản 2; điểm b, điểm e, điểm g, điểm h, điểm k khoản 3; điểm đ khoản 4; điểm c, điểm d khoản 6; điểm c, điểm d, điểm đ khoản 7; điểm a, điểm b, điểm h, điểm k khoản 9 Điều này.
...
Theo đó, đối với lỗi vượt đèn đỏ xe máy sẽ bị phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng. Trường hợp điều khiển xe máy vượt đèn đỏ gây tai nạn giao thông sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 14.000.000 đồng.
Như vậy, xe máy vượt đèn đỏ không thuộc trường hợp được phạt nóng - xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ.
Các hình thức xử phạt giao thông chính tại Nghị định 168 là gì?
Căn cứ khoản 1 Điều 3 Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Hình thức xử phạt vi phạm hành chính, biện pháp khắc phục hậu quả; thu hồi giấy phép, chứng chỉ hành nghề
1. Đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ, cá nhân, tổ chức vi phạm phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính sau đây:
a) Cảnh cáo;
b) Phạt tiền;
c) Tịch thu phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính.
...
Như vậy, các hình thức xử phạt giao thông chính tại Nghị định 168 gồm:
- Cảnh cáo;
- Phạt tiền;
- Tịch thu phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính.
Lưu ý: Đối với mỗi hành hành vi vi phạm chỉ phải chịu một hình thức xử phạt chính.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tốc độ thiết kế đường bộ cao tốc là gì? Tốc độ thiết kế đường bộ cao tốc được phân cấp thế nào?
- Hồ sơ điều chỉnh thông tin cá nhân của người lao động khi thay đổi về nghề công việc gồm những gì?
- 03 Trường hợp bị thu hồi bằng lái xe theo quy định mới nhất? Xử lý đối với trường hợp bằng lái xe bị thu hồi thế nào?
- Báo cáo tình hình quản lý sử dụng nhà ở công vụ chậm nhất khi nào? Ai có trách nhiệm báo cáo và nhận báo cáo?
- Không chấp hành yêu cầu kiểm tra của người thi hành công vụ trong lĩnh vực giao thông đường bộ thì được thực hiện các biện pháp nào?