Hoạt động c phải đảm bảo các nguyên tắc nào? Bao gồm các nội dung gì?

Cho tôi hỏi hoạt động cấp cứu tai nạn giao thông trên đường cao tốc phải đảm bảo các nguyên tắc nào? Bao gồm các nội dung gì? Mạng lưới cơ sở khám chữa bệnh thực hiện cấp cứu tai nạn giao thông trên đường cao tốc được phân bố thế nào? Câu hỏi của anh Minh (Long An).

Hoạt động cấp cứu tai nạn giao thông phải đảm bảo các nguyên tắc nào?

Theo Điều 2 Thông tư 49/2016/TT-BYT quy định về nguyên tắc hoạt động cấp cứu tai nạn giao thông như sau:

Nguyên tắc hoạt động cấp cứu tai nạn giao thông
1. Bảo đảm nhanh chóng, kịp thời và hiệu quả hoạt động cấp cứu tai nạn giao thông để cấp cứu và vận chuyển kịp thời nạn nhân đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh gần nhất.
2. Tuân thủ đúng chuyên môn kỹ thuật y tế trong cấp cứu người bị tai nạn giao thông.
3. Bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có trách nhiệm trong việc cấp cứu nạn nhân tai nạn giao thông.

Theo đó, hoạt động cấp cứu tai nạn giao thông phải đảm bảo các nguyên tắc như sau:

- Bảo đảm nhanh chóng, kịp thời và hiệu quả hoạt động cấp cứu tai nạn giao thông để cấp cứu và vận chuyển kịp thời nạn nhân đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh gần nhất.

- Tuân thủ đúng chuyên môn kỹ thuật y tế trong cấp cứu người bị tai nạn giao thông.

- Bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có trách nhiệm trong việc cấp cứu nạn nhân tai nạn giao thông.

xe cấp cứu

Hoạt động cấp cứu tai nạn giao thông trên đường cao tốc (Hình từ Internet)

Mạng lưới cơ sở khám chữa bệnh thực hiện cấp cứu tai nạn giao thông trên đường cao tốc được phân bố thế nào?

Theo Điều 3 Thông tư 49/2016/TT-BYT quy định về mạng lưới cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện hoạt động cấp cứu tai nạn giao thông trên đường bộ cao tốc như sau:

Mạng lưới cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện hoạt động cấp cứu tai nạn giao thông trên đường bộ cao tốc
Mạng lưới cơ sở phục vụ hoạt động cứu nạn trên đường cao tốc bao gồm các trạm cấp cứu trên đường bộ cao tốc được tổ chức như sau:
1. Trạm cấp cứu được tổ chức lồng ghép với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có sẵn trên tuyến đường cao tốc đi qua bao gồm: Trạm y tế xã/phường, Trung tâm y tế quận/huyện có chức năng khám bệnh, chữa bệnh, Trung tâm cấp cứu 115, Bệnh viện nhà nước và Bệnh viện tư nhân.
2. Vị trí, địa điểm: Tối thiểu 50 km đường bộ cao tốc phải có một trạm cấp cứu.

Theo đó, mạng lưới cơ sở phục vụ hoạt động cứu nạn trên đường cao tốc bao gồm các trạm cấp cứu trên đường bộ cao tốc được tổ chức như sau:

- Trạm cấp cứu được tổ chức lồng ghép với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có sẵn trên tuyến đường cao tốc đi qua bao gồm: Trạm y tế xã/phường, Trung tâm y tế quận/huyện có chức năng khám bệnh, chữa bệnh, Trung tâm cấp cứu 115, Bệnh viện nhà nước và Bệnh viện tư nhân.

- Vị trí, địa điểm: Tối thiểu 50 km đường bộ cao tốc phải có một trạm cấp cứu.

Hoạt động cấp cứu tai nạn giao thông trên đường cao tốc bao gồm những nội dung nào?

Theo Điều 4 Thông tư 49/2016/TT-BYT quy định về nội dung hoạt động cấp cứu như sau:

Nội dung hoạt động cấp cứu
1. Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi có đường cao tốc đi qua lập danh sách cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có đủ điều kiện thực hiện cấp cứu tai nạn giao thông và gửi cho Trung tâm Điều hành giao thông tuyến và cơ sở khám bệnh, chữa bệnh để điều phối và thực hiện việc cấp cứu tai nạn giao thông.
2. Khi xảy ra tai nạn giao thông, Trung tâm Điều hành giao thông tuyến thông báo ngay tên, tuổi, địa chỉ (nếu có), mô tả tình trạng sơ bộ của người bị tai nạn giao thông với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện việc cấp cứu tai nạn giao thông do Trung tâm lựa chọn trong danh sách cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
3. Trung tâm Điều hành giao thông tuyến bàn giao ngay người bị tai nạn giao thông trên đường bộ cao tốc tại hiện trường tai nạn.
4. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện việc sơ cứu, cấp cứu cho người tham gia giao thông bị tai nạn theo Quy chế cấp cứu, hồi sức tích cực và chống độc ban hành kèm theo Quyết định số 01/2008/QĐ-BYT ngày 21 tháng 01 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Y tế.
5. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện việc chuyển tuyến ngay trong trường hợp vượt quá khả năng chuyên môn đến các cơ sở y tế phù hợp sau khi đã thực hiện việc sơ cứu, cấp cứu.

Theo đó, hoạt động cấp cứu tai nạn giao thông trên đường cao tốc bao gồm những nội dung sau:

- Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi có đường cao tốc đi qua lập danh sách cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có đủ điều kiện thực hiện cấp cứu tai nạn giao thông và gửi cho Trung tâm Điều hành giao thông tuyến và cơ sở khám bệnh, chữa bệnh để điều phối và thực hiện việc cấp cứu tai nạn giao thông.

- Khi xảy ra tai nạn giao thông, Trung tâm Điều hành giao thông tuyến thông báo ngay tên, tuổi, địa chỉ (nếu có), mô tả tình trạng sơ bộ của người bị tai nạn giao thông với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện việc cấp cứu tai nạn giao thông do Trung tâm lựa chọn trong danh sách cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;

- Trung tâm Điều hành giao thông tuyến bàn giao ngay người bị tai nạn giao thông trên đường bộ cao tốc tại hiện trường tai nạn.

- Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện việc sơ cứu, cấp cứu cho người tham gia giao thông bị tai nạn theo Quy chế cấp cứu, hồi sức tích cực và chống độc ban hành kèm theo Quyết định 01/2008/QĐ-BYT.

- Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện việc chuyển tuyến ngay trong trường hợp vượt quá khả năng chuyên môn đến các cơ sở y tế phù hợp sau khi đã thực hiện việc sơ cứu, cấp cứu.

Tai nạn giao thông
Cấp cứu tai nạn giao thông
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Người dưới 16 tuổi điều khiển xe gắn máy gây tai nạn chết người bị xử phạt như thế nào?
Pháp luật
Cục cảnh sát giao thông có tiếp nhận vụ tai nạn giao thông do Cảnh sát giao thông xác minh, điều tra, giải quyết không?
Pháp luật
Tai nạn giao thông là gì? Mẫu bản tường trình tai nạn giao thông đường bộ mới nhất hiện nay? Tải mẫu?
Pháp luật
Thống kê thông tin về người đi bộ thực hiện như thế nào? Nguyên nhân dẫn đến vụ tai nạn giao thông có phải do người đi bộ không?
Pháp luật
Hướng dẫn quy trình khám nghiệm hiện trường vụ tai nạn giao thông đường bộ từ 01 01 2025 theo Thông tư 72 2024?
Pháp luật
Mẫu đơn khởi kiện người gây tai nạn giao thông là mẫu nào? Hướng dẫn cách viết đơn khởi kiện người gây tai nạn giao thông?
Pháp luật
Có được rời hiện trường sau khi gây tai nạn giao thông? Người gây tai nạn không ở lại hiện trường thì có bị xem là tình tiết tăng nặng khi xử phạt không?
Pháp luật
Thông điệp hưởng ứng Ngày thế giới tưởng niệm các nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông năm 2024 ý nghĩa?
Pháp luật
Bài tuyên truyền hưởng ứng Ngày thế giới tưởng niệm các nạn nhân tử vong vì tai nạn giao thông năm 2024 ý nghĩa?
Pháp luật
Ngày tưởng niệm tai nạn giao thông năm 2024 là ngày nào? Tưởng niệm nạn nhân tai nạn giao thông 2024 vào thứ mấy?
Pháp luật
Va chạm giao thông là vụ tai nạn giao thông như thế nào? Hậu quả thiệt hại của tai nạn giao thông gồm các chỉ tiêu thống kê nào theo quy định?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tai nạn giao thông
1,184 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Tai nạn giao thông Cấp cứu tai nạn giao thông

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tai nạn giao thông Xem toàn bộ văn bản về Cấp cứu tai nạn giao thông

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào