Hoa hồng từ hoạt động xử lý nợ có được tính là một khoản doanh thu của Công ty Quản lý tài sản hay không?
Hoa hồng thu được từ xử lý nợ có được xem là doanh thu của Công ty Quản lý tài sản hay không?
Hoa hồng thu được từ xử lý nợ của Công ty Quản lý tài sản
Khoản 1 Điều 23 Nghị định 53/2013/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 13 Điều 1 Nghị định 34/2015/NĐ-CP quy định về doanh thu của Công ty Quản lý tài sản, trong đó bao gồm:
- Tiền thu từ hoạt động thu hồi nợ;
- Tiền thu từ bán nợ, tài sản bảo đảm;
- Thu từ đầu tư tài chính, góp vốn, mua cổ phần;
- Phí, hoa hồng được hưởng từ các hoạt động tư vấn, môi giới mua, bán, xử lý nợ và tài sản;
- Tiền thu từ các hoạt động cho thuê, khai thác tài sản;
- Thu từ hoạt động tài chính;
- Thu nhập bất thường;
- Thu phí đấu giá tài sản;
- Các khoản thu khác
- Tiền thu theo quy định tại điểm l khoản 1 Điều 13 Nghị định 53/2013/NĐ-CP.
Dẫn chiếu đến quy định tại điểm l khoản 1 Điều 13 Nghị định 53/2013/NĐ-CP (được sửa đổi, bãi bỏ một phần theo quy định tại khoản 1 Điều 1 và khoản 2 Điều 2 Nghị định 18/2016/NĐ-CP như sau:
“l) Đối với Khoản nợ xấu được mua bằng trái phiếu đặc biệt, hàng năm, Công ty Quản lý tài sản được thu một số tiền theo một tỷ lệ do Ngân hàng Nhà nước quy định sau khi thống nhất với Bộ Tài chính tính trên số dư nợ gốc còn lại cuối kỳ của Khoản nợ đang được hạch toán nội bảng trên bảng cân đối kế toán của Công ty Quản lý tài sản.
Số tiền tổ chức tín dụng trả cho Công ty Quản lý tài sản theo quy định tại điểm i và điểm l khoản này được hạch toán vào chi phí của tổ chức tín dụng;”.
Căn cứ vào những quy định trên, có thể thấy tiền hoa hồng thu được từ hoạt động xử lý nợ được xem là một trong những khoản doanh thu của Công ty Quản lý tài sản.
Nguyên tắc ghi nhận doanh thu của Công ty Quản lý tài sản được quy định như thế nào?
Nguyên tắc ghi nhận doanh thu của Công ty Quản lý tài sản được quy định tại khoản 3 Điều 6 Thông tư 01/2017/TT-BTC cụ thể như sau:
- Đối với khoản thu của Công ty Quản lý tài sản tính trên số dư nợ gốc còn lại cuối kỳ của khoản nợ được mua bằng trái phiếu đặc biệt: Công ty Quản lý tài sản hạch toán vào thu nhập tại thời điểm ngày 31/12 hàng năm hoặc tại thời điểm trái phiếu đặc biệt được thanh toán.
- Đối với khoản thu của Công ty Quản lý tài sản từ số tiền thu hồi khoản nợ xấu được mua bằng trái phiếu đặc biệt: Công ty Quản lý tài sản hạch toán vào thu nhập chậm nhất tại thời điểm cuối tháng của tháng thu hồi được nợ.
- Đối với khoản thu từ bán nợ, bán tài sản đảm bảo đối với khoản nợ mua theo giá thị trường: Công ty Quản lý tài sản hạch toán vào thu nhập tại thời điểm chuyển quyền và nghĩa vụ cho người mua.
- Đối với khoản thu từ hoạt động góp vốn, mua cổ phần: doanh thu là số lãi được chia khi có nghị quyết hoặc quyết định chia.
- Đối với khoản thu từ các hoạt động khác (bao gồm thu từ hoạt động tư vấn, môi giới mua, bán, xử lý nợ và tài sản; thu từ các hoạt động cho thuê, khai thác tài sản; thu từ hoạt động tài chính; thu từ hoạt động đấu giá tài sản và các khoản thu khác): Doanh thu là toàn bộ số tiền được khách hàng chấp nhận thanh toán không phân biệt đã thu tiền hay chưa thu tiền.
- Đối với các khoản thu phải thu từ tổ chức tín dụng đã hạch toán vào doanh thu nhưng đến kỳ hạn thu không thu được Công ty Quản lý tài sản hạch toán vào chi phí và theo dõi ngoại bảng để đôn đốc thu. Khi thu được thì hạch toán vào doanh thu hoạt động kinh doanh. Các khoản phải thu còn lại, Công ty Quản lý tài sản trích lập dự phòng theo quy định pháp luật đối với doanh nghiệp."
Có thể thấy, việc ghi nhận doanh thu của Công ty Quản lý tài sản được đảm bảo thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành đối với từng khoản thu khác nhau sẽ có những nguyên tắc ghi nhận khác nhau.
Công ty Quản lý tài chính thực hiện quản lý doanh thu và chi phí của công ty mình như thế nào?
Theo quy định tại Điều 5 Thông tư 01/2017/TT-BTC, Công ty Quản lý tài chính tiến hành quản lý doanh thu và chi phí của mình dựa trên quy định sau:
(1) Hội đồng thành viên Công ty Quản lý tài sản chịu trách nhiệm trước Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và trước pháp luật trong việc tổ chức quản lý chặt chẽ, đảm bảo tính đúng đắn, trung thực, hợp pháp của các khoản doanh thu và chi phí của Công ty Quản lý tài sản.
(2) Toàn bộ các khoản doanh thu và chi phí phát sinh trong hoạt động của Công ty Quản lý tài sản phải có đầy đủ hồ sơ, chứng từ theo quy định của pháp luật và phản ánh đầy đủ trong sổ sách kế toán của Công ty Quản lý tài sản .
(3) Các khoản doanh thu và chi phí của Công ty Quản lý tài sản được xác định bằng đồng Việt Nam, trường hợp thu hoặc chi bằng ngoại tệ phải quy đổi về đồng Việt Nam theo quy định của pháp luật hiện hành.
(4) Việc ghi nhận doanh thu, chi phí của Công ty Quản lý tài sản phải tuân thủ nguyên tắc phù hợp giữa doanh thu và chi phí.
Như vậy, tiền hoa hồng thu được từ hoạt động xử lý nợ được xem là một khoản doanh thu dùng để tính thu nhập của Công ty Quản lý tài sản. Theo đó, Công ty Quản lý tài sản thực hiện ghi nhận doanh thu và quản lý tương quan giữa doanh thu và chi phí dựa trên nguyên tắc nhất định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 23 nguyên tắc cơ bản trong tố tụng dân sự? Tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án có bao gồm tranh chấp đất đai?
- Người tham gia đấu giá tài sản có quyền khiếu nại đối với quyết định của Hội đồng đấu giá tài sản khi nào?
- Khi đấu giá theo phương thức đặt giá xuống mà chỉ có một người đăng ký tham gia đấu giá thì cuộc đấu giá thực hiện như nào?
- Chế độ cử tuyển là gì? Người học theo chế độ cử tuyển có trách nhiệm như thế nào khi tốt nghiệp?
- Rối loạn lưỡng cực là gì? Nguyên nhân gây rối loạn lượng cực? Rối loạn lượng cực có tái phát không?