Yêu cầu tổ chức tín dụng phong tỏa tài khoản của đối tượng thanh tra được thực hiện trong trường hợp nào?
Yêu cầu tổ chức tín dụng phong tỏa tài khoản của đối tượng thanh tra được thực hiện khi nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 90 Luật Thanh tra 2022, khoản 2 Điều 90 Luật Thanh tra 2022 về yêu cầu tổ chức tín dụng phong tỏa tài khoản của đối tượng thanh tra như sau:
Yêu cầu tổ chức tín dụng phong tỏa tài khoản của đối tượng thanh tra
1. Khi có căn cứ cho rằng đối tượng thanh tra tẩu tán tài sản, không thực hiện quyết định tạm giữ tài sản, quyết định thu hồi tài sản của người có thẩm quyền quy định tại Điều 89 và Điều 91 của Luật này thì người ra quyết định thanh tra yêu cầu tổ chức tín dụng nơi đối tượng thanh tra có tài khoản phong tỏa tài khoản để phục vụ việc thanh tra.
2. Trong quá trình thanh tra, khi có căn cứ cho rằng đối tượng thanh tra tẩu tán tài sản thì Trưởng đoàn thanh tra yêu cầu tổ chức tín dụng nơi đối tượng thanh tra có tài khoản phong tỏa tài khoản để phục vụ việc thanh tra.
Theo đó, việc yêu cầu tổ chức tín dụng phong tỏa tài khoản của đối tượng thanh tra được thực hiện khi:
- Có căn cứ cho rằng đối tượng thanh tra tẩu tán tài sản: Trưởng đoàn thanh tra yêu cầu phong tỏa tài khoản;
- Có căn cứ cho rằng đối tượng thanh tra tẩu tán tài sản, không thực hiện quyết định tạm giữ tài sản, quyết định thu hồi tài sản của người có thẩm quyền: Người ra quyết định thanh tra yêu phong tỏa tài khoản.
Về dấu hiệu tẩu tán tài sản, khoản 1 Điều 6 Thông tư liên tịch 07/2015/TTLT-TTCP-NHNN hướng dẫn việc phong tỏa tài khoản của đối tượng thanh tra có quy định như sau:
Căn cứ để yêu cầu phong tỏa tài khoản
1. Đối tượng thanh tra có dấu hiệu tẩu tán tài sản, bao gồm:
a) Thực hiện hoặc chuẩn bị thực hiện giao dịch chuyển tiền qua tài khoản khác với thông tin không rõ ràng về mục đích, nội dung, người nhận;
b) Có dấu hiệu chuyển dịch quyền sở hữu, sử dụng, cho tặng, thế chấp, cầm cố, hủy hoại, thay đổi hiện trạng tài sản;
c) Có hành vi làm sai lệch hồ sơ, sổ sách kế toán.
Như vậy, khi có căn cứ đối tượng thanh tra thực hiện hành vi tẩu tán tài sản, thì Trưởng đoàn thanh tra, người ra quyết định thanh tra có quyền yêu cầu tổ chức tín dụng phong tỏa tài khoản của đối tượng thanh tra.
Đồng thời, theo khoản 3 Điều 90 Luật Thanh tra 2022 thì việc yêu cầu phong tỏa tài khoản phải bằng văn bản, trong đó bao gồm những nội dung sau:
- Mục đích phong tỏa;
- Đối tượng có tài khoản bị phong tỏa;
- Thời điểm, thời gian phong tỏa;
- Trách nhiệm thực hiện của tổ chức tín dụng.
Yêu cầu tổ chức tín dụng phong tỏa tài khoản của đối tượng thanh tra được thực hiện trong trường hợp nào? (Hình từ Internet)
Việc phong tỏa tài khoản của đối tượng thanh tra thực hiện theo nguyên tắc gì?
Dựa trên nội dung tại Điều 3 Thông tư liên tịch 07/2015/TTLT-TTCP-NHNN, việc phong tỏa tài khoản của đối tượng thanh tra được thực hiện theo những nguyên tắc sau:
- Việc phong tỏa tài khoản của đối tượng thanh tra phải đúng đối tượng, thẩm quyền, thủ tục quy định tại Thông tư liên tịch 07/2015/TTLT-TTCP-NHNN;
- Tôn trọng và bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của đối tượng thanh tra;
- Việc phong tỏa tài khoản của đối tượng thanh tra chỉ được thực hiện khi có dấu hiệu đối tượng thanh tra tẩu tán tài sản hoặc không thực hiện quyết định thu hồi tiền, tài sản;
- Tài khoản bị phong tỏa là tài khoản thanh toán của đối tượng thanh tra mở tại tổ chức tín dụng theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng;
- Văn bản yêu cầu phong tỏa tài khoản của người có thẩm quyền thể hiện dưới hình thức Quyết định phong tỏa tài khoản.
Tổ chức tín dụng nơi có tài khoản của đối tượng thanh tra có trách nhiệm ra sao?
Khoản 4 Điều 90 Luật Thanh tra 2022 có quy định về trách nhiệm của tổ chức tín dụng nơi có tài khoản của đối tượng thanh tra như sau:
Yêu cầu tổ chức tín dụng phong tỏa tài khoản của đối tượng thanh tra
...
4. Tổ chức tín dụng nơi có tài khoản của đối tượng thanh tra có trách nhiệm thực hiện kịp thời, đầy đủ và báo cáo bằng văn bản về việc thực hiện yêu cầu phong tỏa tài khoản.
Ngoài ra, tại Điều 8 Thông tư liên tịch 07/2015/TTLT-TTCP-NHNN đề cập:
Trách nhiệm của tổ chức tín dụng nơi đối tượng thanh tra có tài khoản
1. Khi nhận được Quyết định phong tỏa tài khoản của người có thẩm quyền, tổ chức tín dụng nơi đối tượng thanh tra có tài khoản có trách nhiệm thực hiện việc phong tỏa tài khoản theo Quyết định phong tỏa tài khoản.
2. Tổ chức tín dụng có trách nhiệm thông báo cho chủ tài khoản bị phong tỏa về việc phong tỏa tài khoản.
Như vậy, khi có yêu cầu phong tỏa tài khoản của đối tượng thanh tra, tổ chức tín dụng nơi có tài khoản của đối tượng thanh tra có trách nhiệm:
- Thực hiện kịp thời, đầy đủ việc phong tỏa tài khoản của đối tượng thanh tra theo yêu cầu;
- Báo cáo bằng văn bản về việc thực hiện yêu cầu phong tỏa tài khoản;
- Thông báo cho chủ tài khoản bị phong tỏa về việc phong tỏa tài khoản.
Luật Thanh tra 2022 sẽ có hiệu lực từ ngày 01/7/2023
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hành vi không kê khai giá với cơ quan nhà nước của tổ chức, cá nhân bị xử phạt hành chính bao nhiêu tiền?
- DAV là đại học gì? Ban Giám đốc Học viện Ngoại giao gồm những ai? Những nhiệm vụ và quyền hạn của Học viện Ngoại giao?
- Đại lý thuế có cung cấp dịch vụ thực hiện thủ tục đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế thay người nộp thuế?
- Tiêu chuẩn để xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp vũ trang quần chúng theo Thông tư 93 như thế nào?
- Người thuê nhà ở công vụ có được đề nghị đơn vị quản lý vận hành nhà ở sửa chữa kịp thời hư hỏng của nhà ở công vụ không?