Xử lý trường hợp đã khám giám định do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp từ 02 lần trở lên nhưng chưa tổng hợp tỷ lệ thế nào?
Thế nào là khám giám định tổng hợp? Nội dung khám giám định tổng hợp bao gồm những gì?
Căn cứ theo nội dung tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Quyết định 4690/QĐ-BYT năm 2015, khái niệm "khám giám định tổng hợp" được định nghĩa như sau:
Khám giám định tổng hợp là giám định tổng hợp mức suy giảm khả năng lao động khi người lao động thuộc một trong các trường hợp: vừa bị tai nạn lao động vừa bị bệnh nghề nghiệp; bị tai nạn lao động nhiều lần; bị nhiều bệnh nghề nghiệp.
Theo đó, nội dung khám giám định tổng hợp được quy định tại khoản 5 Điều 13 Thông tư 56/2017/TT-BYT.
Cụ thể bao gồm các nội dung sau:
- Khám giám định tổng hợp nhiều tai nạn lao động;
- Khám giám định tổng hợp nhiều bệnh nghề nghiệp;
- Khám giám định tổng hợp đối với trường hợp đối tượng đã bị thương tật hoặc bệnh nghề nghiệp nhưng mắc thêm thương tật hoặc bệnh nghề nghiệp trùng lặp với tổn thương trước đây;
- Khám giám định tổng hợp đối với trường hợp đối tượng đã bị thương tật hoặc bệnh nghề nghiệp nay bị mắc thêm thương tật hoặc bệnh nghề nghiệp gây tổn thương không trùng lặp với tổn thương trước đây;
- Khám giám định tổng hợp đối với trường hợp đối tượng đã khám giám định do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp từ 02 lần trở lên nhưng chưa tổng hợp tỷ lệ.
Như vậy, khái niệm và các nội dung khám giám định tổng được được xác định theo những nội dung trên.
Xử lý trường hợp đã khám giám định do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp từ 02 lần trở lên nhưng chưa tổng hợp tỷ lệ thế nào? (Hình từ Internet)
Hồ sơ khám giám định tổng hợp bao gồm những gì?
Dựa vào Điều 7 Thông tư 56/2017/TT-BYT, Điều 17 Thông tư 18/2022/TT-BYT và điểm đ khoản 1 Điều 5 Thông tư 56/2012/TT-BYT, hồ sơ khám giám định tổng hợp bao gồm:
- Giấy giới thiệu hoặc Giấy đề nghị khám giám định:
+ Giấy giới thiệu của người sử dụng lao động theo mẫu quy định tại Phụ lục 1 kèm theo Thông tư 18/2022/TT-BYT đối với trường hợp người được giám định tổng hợp thuộc quyền quản lý của người sử dụng lao động tại thời điểm đề nghị khám giám định;
+ Giấy đề nghị khám giám định của người lao động theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 kèm theo Thông tư 18/2022/TT-BYT đối với trường hợp người lao động không còn làm nghề, công việc có nguy cơ mắc bệnh nghề nghiệp mà phát hiện mắc bệnh nghề nghiệp trong thời gian bảo đảm của bệnh, bao gồm:
++ Người lao động đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội;
++ Người lao động đã có quyết định nghỉ việc chờ giải quyết chế độ hưu trí, trợ cấp hằng tháng;
++ Người lao động đang hưởng lương hưu, trợ cấp hằng tháng.
- Bản chính hoặc bản sao hợp lệ Biên bản giám định y khoa lần gần nhất nếu đã được giám định;
- Các giấy tờ khác theo hồ sơ khám giám định lần đầu do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc hồ sơ khám giám định lại do tái phát phù hợp với đối tượng và loại hình giám định;
- Một trong các giấy tờ có ảnh sau đây:
+ Chứng minh nhân dân;
+ Căn cước công dân;
+ Hộ chiếu còn hiệu lực;
+ Trường hợp không có các giấy tờ nêu trên thì phải có Giấy xác nhận của Công an cấp xã có dán ảnh, đóng giáp lai trên ảnh và được cấp trong thời gian không quá 03 tháng tính đến thời điểm đề nghị khám giám định.
Như vậy, hồ sơ khám giám định tổng hợp cần phải có các giấy tờ nêu trên.
Xử lý trường hợp đã khám giám định do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp từ 02 lần trở lên nhưng chưa tổng hợp tỷ lệ thế nào?
Căn cứ theo quy định tại điểm d khoản 5 Điều 13 Thông tư 56/2017/TT-BYT được sửa đổi bởi khoản 10 Điều 1 Thông tư 18/2022/TT-BYT.
Việc khám giám định trong trường hợp đối với trường hợp đối tượng đã khám giám định do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp từ 02 lần trở lên nhưng chưa tổng hợp tỷ lệ được thực hiện như sau:
- Trường hợp các biên bản giám định y khoa ghi nhận tổn thương trùng lặp ở một hoặc nhiều cơ quan, bộ phận cơ thể:
+ Hội đồng giám định y khoa thực hiện khám giám định lại toàn bộ các tổn thương được ghi nhận trong các Biên bản giám định y khoa này (bao gồm cả các tổn thương trùng lặp và không trùng lặp)
+ Tổng hợp với tỷ lệ tổn thương cơ thể được ghi nhận trong Biên bản giám định y khoa không có tổn thương trùng lặp theo quy định;
+ Ban hành Biên bản giám định y khoa mới;
- Trường hợp đối tượng đã khám giám định do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp từ 02 lần trở lên mà có tóm tắt hồ sơ bệnh án hoặc giấy ra viện hoặc hồ sơ bệnh nghề nghiệp ghi nhận tình trạng tổn thương nặng hoặc nhẹ hơn so với tổn thương được ghi nhận ở Biên bản giám định y khoa của các lần khám này:
+ Hội đồng Giám định y khoa thực hiện khám giám định đối với toàn bộ các tổn thương được ghi nhận trong các Biên bản giám định y khoa có tình trạng tổn thương thay đổi;
+ Tổng hợp tỷ lệ tổn thương cơ thể với tỷ lệ tổn thương cơ thể được ghi nhận trong Biên bản giám định y khoa còn lại theo quy định;
+ Ban hành Biên bản giám định y khoa mới;
- Ngoài các trường hợp nêu trên, Hội đồng Giám định y khoa tổng hợp tỷ lệ tổn thương cơ thể của các biên bản giám định đó theo phương pháp quy định tại Thông tư liên tịch 28/2013/TTLT-BYT-BLĐTBXH quy định tỷ lệ tổn thương cơ thể do thương tích, bệnh, tật và bệnh nghề nghiệp và ban hành Biên bản giám định y khoa mới.
Thông tư 18/2022/BYT có hiệu lực từ ngày 15/02/2023.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hội thẩm nhân dân ngang quyền với Thẩm phán khi biểu quyết về quyết định giải quyết vụ án hành chính đúng không?
- Bậc thuế môn bài năm 2025 mới nhất như thế nào? Hạn chót nộp thuế môn bài năm 2025 là khi nào?
- Cán bộ, công chức, viên chức không áp dụng Nghị định 178/2024 chính sách khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 gồm những ai?
- Chính thức dạy thêm ngoài nhà trường phải đăng ký kinh doanh theo Thông tư 29/2024 đúng không?
- Hướng dẫn hồ sơ hoàn thuế GTGT hàng xuất khẩu theo Thông tư 80? Tải về tài liệu hồ sơ hoàn thuế?