Xác minh thiệt hại được yêu cầu bồi thường tại cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại bằng cách nào?
- Trường hợp nào phải thực hiện giám định thiệt hại được yêu cầu bồi thường tại cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại?
- Xác minh thiệt hại được yêu cầu bồi thường tại cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại bằng cách nào?
- Trong Báo cáo xác minh thiệt hại được yêu cầu bồi thường tại cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại phải có nội dung gì?
Trường hợp nào phải thực hiện giám định thiệt hại được yêu cầu bồi thường tại cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 17 Nghị định 68/2018/NĐ-CP các trường hợp sau phải thực hiện giám định thiệt hại được yêu cầu bồi thường tại cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại:
- Có sự không thống nhất giữa người yêu cầu bồi thường và cơ quan giải quyết bồi thường về mức độ hư hỏng của tài sản hoặc tính chất, tiêu chuẩn kỹ thuật của tài sản hoặc phần thiệt hại xảy ra do vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết.
- Chưa có kết quả giám định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền về mức độ sức khỏe bị tổn hại để làm căn cứ xác định thiệt hại về tinh thần do sức khỏe bị xâm phạm.
Xác minh thiệt hại được yêu cầu bồi thường tại cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại bằng cách nào?
Căn cứ tại Điều 14 Nghị định 68/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Cách thức xác minh thiệt hại quy định tại Điều 45 của Luật
1. Việc xác minh thiệt hại được thực hiện theo một hoặc một số cách thức sau đây:
a) Xác định các thiệt hại được Nhà nước bồi thường trong văn bản yêu cầu bồi thường;
b) Yêu cầu người yêu cầu bồi thường, cá nhân, tổ chức có liên quan cung cấp tài liệu, chứng cứ liên quan đến việc giải quyết yêu cầu bồi thường theo quy định tại Điều 16 Nghị định này;
c) Tổ chức trao đổi ý kiến trực tiếp giữa người yêu cầu bồi thường với cá nhân, tổ chức có liên quan. Việc tổ chức trao đổi ý kiến phải được lập thành biên bản, có chữ ký hoặc điểm chỉ của cá nhân, tổ chức tham gia;
d) Đề nghị giám định các tài liệu, chứng cứ mà người yêu cầu bồi thường đưa ra trong hồ sơ trong trường hợp có căn cứ cho rằng các tài liệu, chứng cứ đó là giả mạo hoặc trong trường hợp cần thiết khác;
đ) Xem xét, đánh giá hiện trạng tài sản tại nơi có tài sản bị thiệt hại;
e) Lấy ý kiến bằng văn bản của cá nhân, tổ chức có liên quan về thiệt hại và mức bồi thường mà người yêu cầu bồi thường yêu cầu trong hồ sơ theo quy định tại Điều 18 Nghị định này;
g) Định giá tài sản, giám định thiệt hại theo quy định tại Điều 17 Nghị định này;
h) Trường hợp một trong các thiệt hại mà người yêu cầu bồi thường đã cung cấp tài liệu, chứng cứ đầy đủ theo quy định tại Điều 15 Nghị định này và đúng quy định của pháp luật thì người giải quyết bồi thường tiến hành xác minh tại chỗ đối với thiệt hại đó.
2. Trường hợp các bên thỏa thuận kéo dài thời hạn xác minh thiệt hại thì việc thỏa thuận phải được lập thành biên bản và có chữ ký của người giải quyết bồi thường, chữ ký hoặc điểm chỉ của người yêu cầu bồi thường vào từng trang của biên bản. Biên bản phải có các nội dung chính sau đây:
a) Ngày, tháng, năm lập biên bản;
b) Lý do kéo dài thời hạn xác minh thiệt hại;
c) Thời hạn xác minh thiệt hại được kéo dài.
Như vậy theo quy định trên xác minh thiệt hại được yêu cầu bồi thường tại cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại bằng cách sau:
- Xác định các thiệt hại được Nhà nước bồi thường trong văn bản yêu cầu bồi thường.
- Yêu cầu người yêu cầu bồi thường, cá nhân, tổ chức có liên quan cung cấp tài liệu, chứng cứ liên quan đến việc giải quyết yêu cầu bồi thường theo quy định tại Điều 16 Nghị định 68/2018/NĐ-CP.
- Tổ chức trao đổi ý kiến trực tiếp giữa người yêu cầu bồi thường với cá nhân, tổ chức có liên quan. Việc tổ chức trao đổi ý kiến phải được lập thành biên bản, có chữ ký hoặc điểm chỉ của cá nhân, tổ chức tham gia.
- Đề nghị giám định các tài liệu, chứng cứ mà người yêu cầu bồi thường đưa ra trong hồ sơ trong trường hợp có căn cứ cho rằng các tài liệu, chứng cứ đó là giả mạo hoặc trong trường hợp cần thiết khác.
- Xem xét, đánh giá hiện trạng tài sản tại nơi có tài sản bị thiệt hại.
- Lấy ý kiến bằng văn bản của cá nhân, tổ chức có liên quan về thiệt hại và mức bồi thường mà người yêu cầu bồi thường yêu cầu trong hồ sơ theo quy định tại Điều 18 Nghị định 68/2018/NĐ-CP.
- Định giá tài sản, giám định thiệt hại theo quy định tại Điều 17 Nghị định 68/2018/NĐ-CP.
- Trường hợp một trong các thiệt hại mà người yêu cầu bồi thường đã cung cấp tài liệu, chứng cứ đầy đủ theo quy định tại Điều 15 Nghị định 68/2018/NĐ-CP và đúng quy định của pháp luật thì người giải quyết bồi thường tiến hành xác minh tại chỗ đối với thiệt hại đó.
Xác minh thiệt hại được yêu cầu bồi thường tại cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại bằng cách nào? (Hình từ Internet)
Trong Báo cáo xác minh thiệt hại được yêu cầu bồi thường tại cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại phải có nội dung gì?
Căn cứ tại Điều 20 Nghị định 68/2018/NĐ-CP quy định trong Báo cáo xác minh thiệt hại được yêu cầu bồi thường tại cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại phải có nội dung sau:
- Các loại thiệt hại được xác minh.
- Cách thức xác minh thiệt hại.
- Việc tham gia vào việc xác minh thiệt hại của cơ quan quản lý nhà nước về công tác bồi thường nhà nước có thẩm quyền, cơ quan tài chính có thẩm quyền (nếu có).
- Thỏa thuận việc kéo dài thời hại xác minh thiệt hại (nếu có).
- Đề xuất về các loại thiệt hại được bồi thường, mức bồi thường.
- Các nội dung khác liên quan đến quá trình xác minh thiệt hại (nếu có).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Điểm mới Luật Công chứng 2024 tổng hợp, chi tiết như thế nào? Những điểm nổi bật của Luật Công chứng 2024?
- Tổ chức giám sát thi công xây dựng nhà ở riêng lẻ của hộ gia đình, cá nhân dưới 07 tầng cần phải đáp ứng những yêu cầu nào?
- Tội phạm mạng sử dụng những gì để thực hiện hành vi tấn công mạng theo quy định Luật An ninh mạng?
- Hợp đồng dân sự trong giao dịch dân sự là gì? Thông tin trong giao kết hợp đồng dân sự phải được thể hiện như thế nào?
- Tranh chấp tiền lương có biên bản xác nhận công nợ hết thời hiệu hòa giải có khởi kiện được không?