Xác minh tài sản, thu nhập tại cơ quan, tổ chức, đơn vị là gì? Xây dựng kế hoạch xác minh tài sản, thu nhập tại cơ quan, tổ chức, đơn vị như thế nào?
Xác minh tài sản, thu nhập tại cơ quan, tổ chức, đơn vị là gì?
Căn cứ tại tiểu mục 2.3 Mục 2 Hướng dẫn 03-HD/UBKTTW năm 2022 định nghĩa xác minh tài sản, thu nhập như sau:
Xác minh tài sản, thu nhập là việc Cơ quan kiêm soát tài sản, thu nhập kiểm tra, làm rõ nội dung kê khai về tính trung thực, đầy đủ, rõ ràng của bản kê khai và tính trung thực trong việc giải trình về nguồn gốc của tài sản, thu nhập tăng thêm của đối tượng có nghĩa vụ kê khai.
Xác minh tài sản, thu nhập tại cơ quan, tổ chức, đơn vị là gì? Xây dựng kế hoạch xác minh tài sản, thu nhập tại cơ quan, tổ chức, đơn vị như thế nào? (Hình từ Internet)
Xây dựng kế hoạch xác minh tài sản, thu nhập tại cơ quan, tổ chức, đơn vị như thế nào?
Căn cứ tại tiểu mục 6.1 Mục 6 Hướng dẫn 03-HD/UBKTTW năm 2022 quy định như sau:
Xác minh tài sản, thu nhập
6.1. Xây dựng kế hoạch xác minh
- Hằng năm, thường trực ủy ban hoặc ủy ban kiểm tra (nơi không có thường trực ủy ban) xây dựng, ban hành kế hoạch xác minh tài sản, thu nhập của đối tượng có nghĩa vụ kê khai do cấp ủy câp mình quản lý.
- Số lượng đảng viên được xác minh tài sản, thu nhập được lựa chọn tối thiểu bằng 10% số người có nghĩa vụ kê khai hằng năm (bao gôm cả người có nghĩa vụ kê khai là đối tượng kiểm tra, giám sát, giải quyết tố cáo), trước hết là đảng viên có đơn, thư phản ánh, tố cáo biến động về tài sản, thu nhập; đảng viên công tác tại cơ quan, đơn vị dễ xảy ra tham nhũng, tiêu cực và đảng viên là người đứng đầu tổ chức, cơ quan, đơn vị.
6.2. Xác minh trong giám sát, kiếm tra khi có dâu hiệu vi phạm, giải quyết tố cáo
Trong thực hiện nhiệm vụ giám sát chuyên đề, kiêm tra khi có dấu hiệu vi phạm, giải quyết tố cáo có nội dung xác minh về tài sản, thu nhập thì ủy ban kiểm tra các cấp thực hiện theo quy định, quy trình về công tác kiếm tra, giám sát của Đảng.
6.3. Xác minh theo quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng
Cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập chủ trì, phôi họp với cơ quan quản lý cán bộ và cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập có liên quan tổ chức xác minh tài sản, thu nhập đối với đối tượng có nghĩa vụ kê khai khi thực hiện quyết định xác minh tài sản, thu nhập theo quy định tại Điều 41 Luật Phòng, chống tham nhũng.
Như vậy theo quy định trên việc xây dựng kế hoạch xác minh tài sản, thu nhập như sau:
- Hằng năm, thường trực ủy ban hoặc ủy ban kiểm tra (nơi không có thường trực ủy ban) xây dựng, ban hành kế hoạch xác minh tài sản, thu nhập của đối tượng có nghĩa vụ kê khai do cấp ủy câp mình quản lý.
- Số lượng đảng viên được xác minh tài sản, thu nhập được lựa chọn tối thiểu bằng 10% số người có nghĩa vụ kê khai hằng năm, trước hết là đảng viên có đơn, thư phản ánh, tố cáo biến động về tài sản, thu nhập; đảng viên công tác tại cơ quan, đơn vị dễ xảy ra tham nhũng, tiêu cực và đảng viên là người đứng đầu tổ chức, cơ quan, đơn vị.
Kế hoạch xác minh tài sản, thu nhập hằng năm tại cơ quan, tổ chức, đơn vị phải có những nội dung gì?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 14 Nghị định 130/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Xây dựng kế hoạch xác minh hằng năm
1. Căn cứ xây dựng kế hoạch:
a) Tình hình tham nhũng và công tác phòng, chống tham nhũng ở các ngành, lĩnh vực và địa phương;
b) Các yêu cầu, chỉ đạo của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền trong công tác phòng, chống tham nhũng;
c) Định hướng xây dựng kế hoạch xác minh do Thanh tra Chính phủ chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trước ngày 31 tháng 10 hằng năm;
d) Khả năng, điều kiện thực hiện các mục tiêu xác minh quy định tại Điều 15 của Nghị định này.
2. Căn cứ vào khoản 1 Điều này, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ chỉ đạo cơ quan thanh tra xây dựng kế hoạch xác minh tài sản, thu nhập hằng năm; nơi không có cơ quan thanh tra thì chỉ đạo đơn vị phụ trách công tác tổ chức cán bộ thực hiện.
3. Kế hoạch xác minh phải có các nội dung sau:
a) Mục đích, yêu cầu của kế hoạch xác minh;
b) Số lượng và tên cơ quan, đơn vị được xác minh;
c) Tổng số người được xác minh, số lượng người được xác minh phân bổ theo cơ quan, tổ chức, đơn vị trực thuộc;
d) Việc tổ chức thực hiện kế hoạch xác minh, người được phân công chỉ đạo việc thực hiện, đơn vị được phân công tiến hành xác minh, nguồn lực để thực hiện xác minh.
Như vậy theo quy định trên kế hoạch xác minh tài sản, thu nhập hằng năm phải có những nội dung sau:
- Mục đích, yêu cầu của kế hoạch xác minh;
- Số lượng và tên cơ quan, đơn vị được xác minh;
- Tổng số người được xác minh, số lượng người được xác minh phân bổ theo cơ quan, tổ chức, đơn vị trực thuộc;
- Việc tổ chức thực hiện kế hoạch xác minh, người được phân công chỉ đạo việc thực hiện, đơn vị được phân công tiến hành xác minh, nguồn lực để thực hiện xác minh.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Địa chỉ Website Cổng thông tin doanh nghiệp là gì? Báo cáo công bố thông tin được duy trì trên Cổng thông tin doanh nghiệp mấy năm?
- Tranh chấp đất đai mà các bên có Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng thì do cơ quan nào giải quyết?
- Giám sát hải quan được thực hiện trên cơ sở nào? Thời gian giám sát hải quan của hàng hóa nhập khẩu là bao lâu?
- Điểm tiêu chí người nộp thuế đánh giá hài lòng trong giải quyết hồ sơ TTHC theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?
- Quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan là gì? Quản lý rủi ro gồm các hoạt động nào?