Trình tự xác minh tài sản, thu nhập cán bộ, công chức năm 2023? Hồ sơ xác minh tài sản, thu nhập gồm những gì?
Trình tự thực hiện xác minh tài sản, thu nhập như thế nào?
Đối với quy định về trình tự thực hiện xác minh tài sản, thu nhập thì tại Mục 1 Phần II thủ tục hành chính được thay thế thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Thanh tra Chính phủ ban hành kèm theo Quyết định 70/QĐ-TTCP năm 2021 quy định cụ thể như sau:
Bước 1: Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền ban hành quyết định xác minh và thành lập Tổ xác minh
+ Người đứng đầu Cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập ra quyết định xác minh tài sản, thu nhập trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày có căn cứ xác minh quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 41 của Luật Phòng chống tham nhũng hoặc 15 ngày kể từ ngày có căn cứ xác minh quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều 41 của Luật Phòng chống tham nhũng.
+ Quyết định xác minh tài sản, thu nhập bao gồm các nội dung sau đây: Căn cứ ban hành quyết định xác minh; Họ, tên, chức vụ, nơi công tác của người được xác minh tài sản, thu nhập; Họ, tên, chức vụ, nơi công tác của Tổ trưởng và thành viên Tổ xác minh tài sản, thu nhập; Nội dung xác minh; Thời hạn xác minh; Nhiệm vụ, quyền hạn của Tổ trưởng và thành viên Tổ xác minh tài sản, thu nhập; Các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân phối hợp (nếu có).
+ Quyết định xác minh tài sản, thu nhập phải được gửi cho Tổ trưởng và thành viên Tổ xác minh tài sản, thu nhập, người được xác minh và cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định xác minh.
Bước 2: Tổ xác minh yêu cầu người được xác minh giải trình về tài sản, thu nhập của mình.
Yêu cầu người được xác minh giải trình về tính trung thực, đầy đủ, rõ ràng của bản kê khai, nguồn gốc của tài sản, thu nhập tăng thêm so với tài sản, thu nhập đã kê khai lần liền trước đó.
Bước 3: Tiến hành xác minh tài sản, thu nhập
+ Yêu cầu cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân cung cấp thông tin, tài liệu có liên quan đến nội dung xác minh theo quy định tại khoản 3 Điều 31 của Luật Phòng chống tham nhũng;
+ Kiến nghị cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền hoặc cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân đang quản lý tài sản, thu nhập áp dụng biện pháp cần thiết theo quy định của pháp luật để ngăn chặn việc tẩu tán, hủy hoại, chuyển dịch tài sản, thu nhập hoặc hành vi khác cản trở hoạt động xác minh tài sản, thu nhập;
+ Đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền định giá, thẩm định giá, giám định tài sản, thu nhập phục vụ cho việc xác minh.
+ Giữ bí mật thông tin, tài liệu thu thập được trong quá trình xác minh.
Bước 4: Báo cáo kết quả xác minh tài sản, thu nhập.
+ Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày ra quyết định xác minh, Tổ trưởng Tổ xác minh tài sản, thu nhập phải báo cáo kết quả xác minh tài sản, thu nhập bằng văn bản cho người ra quyết định xác minh; trường hợp phức tạp thì thời hạn có thể kéo dài nhưng không quá 90 ngày.
+ Báo cáo kết quả xác minh tài sản, thu nhập bao gồm các nội dung sau đây:
++ Nội dung được xác minh, hoạt động xác minh đã được tiến hành và kết quả xác minh;
++ Đánh giá về tính trung thực, đầy đủ, rõ ràng của bản kê khai; tính trung thực trong việc giải trình về nguồn gốc của tài sản, thu nhập tăng thêm;
++ Kiến nghị xử lý vi phạm quy định của pháp luật về kiểm soát tài sản, thu nhập.
Bước 5: Kết luận xác minh tài sản, thu nhập.
+ Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được Báo cáo kết quả xác minh tài sản, thu nhập, người ra quyết định xác minh phải ban hành Kết luận xác minh tài sản, thu nhập; trường hợp phức tạp thì thời hạn có thể kéo dài nhưng không quá 20 ngày.
+ Kết luận xác minh tài sản, thu nhập bao gồm các nội dung sau đây:Tính trung thực, đầy đủ, rõ ràng của việc kê khai tài sản, thu nhập; tính trung thực trong việc giải trình về nguồn gốc của tài sản, thu nhập tăng thêm;kiến nghị người có thẩm quyền xử lý vi phạm quy định của pháp luật về kiểm soát tài sản, thu nhập.
+ Người ban hành Kết luận xác minh tài sản, thu nhập phải chịu trách nhiệm về tính khách quan, trung thực của Kết luận xác minh.
+ Kết luận xác minh tài sản, thu nhập phải được gửi cho người được xác minh và cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân yêu cầu, kiến nghị xác minh quy định tại Điều 42 của Luật Phòng chống tham nhũng.
Bước 6: Công khai kết luận xác minh tài sản, thu nhập.
+ Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày ban hành Kết luận xác minh tài sản, thu nhập, người ra quyết định xác minh tài sản, thu nhập có trách nhiệm công khai Kết luận xác minh.
+ Việc công khai Kết luận xác minh tài sản, thu nhập được thực hiện như việc công khai bản kê khai quy định tại Điều 39 của Luật Phòng chống tham nhũng
Trình tự xác minh tài sản, thu nhập cán bộ, công chức năm 2023? Hồ sơ xác minh tài sản, thu nhập gồm những gì?
Thời gian thực hiện xác minh tài sản, thu nhập là bao lâu?
Về thời gian thực hiện thủ tục hành chính xác minh tài sản, thu nhập thì tại Mục 1 Phần II thủ tục hành chính được thay thế thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Thanh tra Chính phủ ban hành kèm theo Quyết định 70/QĐ-TTCP năm 2021 quy định:
Đối với thời điểm hoàn thành kê khai lần đầu:
- Người đang giữ vị trí công tác quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 34 của Luật Phòng chống tham nhũng phải hoàn thành việc kê khai trước ngày 31/3/2021 (theo hướng dẫn tại công văn số 252/TTCP-C.IV ngày 19/2/2021 của Thanh tra Chính phủ).
- Người lần đầu giữ vị trí công tác quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 34 Luật Phòng chống tham nhũng phải hoàn thành việc kê khai chậm nhất là 10 ngày kể từ ngày được tiếp nhận, tuyển dụng, bố trí vào vị trí công tác.
Đối với thời điểm hoàn thành việc kê khai bổ sung:
Khi người có nghĩa vụ kê khai có biến động về tài sản, thu nhập trong năm có giá trị từ 300.000.000 đồng trở lên. Việc kê khai phải hoàn thành trước ngày 31 tháng 12 của năm có biến động về tài sản, thu nhập.
Đối với thời điểm hoàn thành việc kê khai hàng năm:
Người giữ chức vụ từ Giám đốc sở và tương đương trở lên; người làm công tác tổ chức cán bộ, quản lý tài chính công, tài sản công, đầu tư công hoặc trực tiếp tiếp xúc và giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân khác theo quy định của Chính phủ phải hoàn thành việc kê khai trước ngày 31 tháng 12 hàng năm.
Đối với thời điểm hoàn thành việc kê khai phục vụ công tác cán bộ:
- Người có nghĩa vụ kê khai quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 34 của Luật Phòng chống tham nhũng 2018 khi dự kiến bầu, phê chuẩn, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, cử giữ chức vụ khác phải hoàn thành kê khai chậm nhất là 10 ngày trước ngày dự kiến bầu, phê chuẩn, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, cử giữ chức vụ khác;
- Người có nghĩa vụ kê khai quy định tại khoản 4 Điều 34 của Luật Phòng chống tham nhũng 2018 việc kê khai được thực hiện theo quy định của pháp luật về bầu cử.
Thành phần và số lượng hồ sơ xác minh tài sản, thu nhập gồm những gì?
Căn cứ theo quy định tại Mục 1 Phần II thủ tục hành chính được thay thế thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Thanh tra Chính phủ ban hành kèm theo Quyết định 70/QĐ-TTCP năm 2021 quy định về thành phần và số lượng hồ sơ xác minh tài sản, thu nhập cụ thể như sau:
Hồ sơ gồm có:
- Các văn bản chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện việc kê khai;
- Danh sách đối tượng phải kê khai theo quy định;
- Bản kê khai tài sản, thu nhập của các đối tượng thuộc diện phải kê khai (02 bản);
- Sổ theo dõi việc giao, nhận Bản kê khai.
Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
Yêu cầu về điều kiện thực hiện xác minh tài sản, thu nhập cán bộ, công chức là gì?
Căn cứ theo quy định tại Mục 1 Phần II thủ tục hành chính được thay thế thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Thanh tra Chính phủ ban hành kèm theo Quyết định 70/QĐ-TTCP năm 2021 thì yêu cầu về điều kiện thực hiện xác minh tài sản, thu nhập cán bộ, công chức là
- Người có nghĩa vụ kê khai phải kê khai trung thực về tài sản, thu nhập, giải trình trung thực về nguồn gốc của tài sản, thu nhập tăng thêm theo trình tự, thủ tục quy định tại Luật này và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc kê khai tài sản, thu nhập.
- Việc kê khai lần đầu, kê khai hàng năm, kê khai phục vụ công tác cán bộ được thực hiện theo Mẫu bản kê khai và hướng dẫn tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 130/2020/NĐ-CP .
- Việc kê khai bổ sung được thực hiện theo Mẫu bản kê khai và hướng dẫn việc kê khai bổ sung tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 130/2020/NĐ-CP .
Trên đây là một số thông tin chúng tôi cung cấp gửi tới bạn. Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu biên bản thẩm định điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke (dịch vụ vũ trường) mới nhất hiện nay?
- Mẫu biên bản hội nghị tổng kết công tác Đảng cuối năm mới nhất? Tải mẫu biên bản hội nghị tổng kết công tác Đảng ở đâu?
- Người đại diện cố ý thực hiện giao dịch dân sự vượt quá phạm vi đại diện mà gây thiệt hại sẽ phải chịu trách nhiệm gì?
- Hướng dẫn tự đánh giá, xếp loại giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp? Tải về Mẫu phiếu tự đánh giá mới nhất?
- Hành vi không kê khai giá với cơ quan nhà nước của tổ chức, cá nhân bị xử phạt hành chính bao nhiêu tiền?