Xác minh điều kiện thi hành án đối với trường hợp đình chỉ thi hành án do người được thi hành án chết mà không có người thừa kế như thế nào?
Thực hiện thông báo về thi hành án dân sự như thế nào thì đúng quy định?
Căn cứ tại Điều 2 Thông tư liên tịch 11/2016/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC quy định thông báo về thi hành án dân sự như sau:
- Trường hợp do đường sá xa xôi, giao thông không thuận tiện; người được thông báo có nhiều địa chỉ liên lạc, nơi ở không cố định, thường vắng mặt ở nhà vào giờ hành chính; đương sự đang bị giam, tạm giam; người được thi hành án chưa yêu cầu thi hành án; các trường hợp khác mà việc thông báo trực tiếp có khó khăn:
Việc thông báo được thực hiện qua dịch vụ bưu chính bằng thư bảo đảm. Ngày gửi thư bảo đảm là ngày thông báo hợp lệ.
- Trường hợp thông báo bằng điện tín, fax, email hoặc hình thức khác theo yêu cầu của người được nhận thông báo thì Chấp hành viên phải lưu vào hồ sơ thi hành án văn bản thể hiện yêu cầu, văn bản cần thông báo và văn bản thể hiện kết quả thông báo như bức điện tín, thư điện tử, báo cáo bản fax đã được gửi.
- Thông báo đối với người đang bị giam, tạm giam được thực hiện theo địa chỉ nơi người đó đang bị giam, tạm giam. Giám thị trại giam, tạm giam có trách nhiệm giao văn bản thông báo cho người được thông báo.
- Trường hợp có ủy quyền thì việc thông báo các văn bản về thi hành án được thực hiện đối với người được ủy quyền.
- Trường hợp giao thông báo qua người khác nhận thay thì người thông báo phải lập biên bản ghi rõ họ tên, chức vụ, địa chỉ của người nhận thay; ngày, giờ nhận thay; quan hệ giữa họ với người được thông báo; cam kết giao tận tay hoặc thông báo ngay cho người được thông báo. Biên bản có chữ ký của người nhận và người giao thông báo.
- Việc niêm yết được thực hiện tại trụ sở cơ quan thi hành án dân sự, trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người được thông báo cư trú hoặc cư trú cuối cùng và tại nơi cư trú hoặc nơi cư trú cuối cùng của người được thông báo. Việc xác định nơi cư trú được thực hiện theo pháp luật về cư trú.
Trường hợp niêm yết để bán đấu giá tài sản thì nơi niêm yết thực hiện theo quy định của pháp luật về bán đấu giá.
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được kết quả thẩm định giá, Chấp hành viên thông báo cho chủ sở hữu chung quyền ưu tiên mua phần tài sản của người phải thi hành án theo quy định tại khoản 3 Điều 74 Luật Thi hành án dân sự 2008.
- Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được kết quả thẩm định giá, Chấp hành viên thông báo cho đương sự quyền yêu cầu định giá lại theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 99 Luật Thi hành án dân sự 2008.
Xác minh điều kiện thi hành án đối với trường hợp đình chỉ thi hành án do người được thi hành án chết mà không có người thừa kế như thế nào? (Hình từ Internet)
Xác minh điều kiện thi hành án dân sự đối với trường hợp đình chỉ thi hành án do người được thi hành án chết mà không có người thừa kế như thế nào?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 3 Thông tư liên tịch 11/2016/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC quy định như sau:
Xác minh điều kiện thi hành án
1. Việc xác minh đối với tài sản thuộc diện phải đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng tài sản thì tùy từng trường hợp cụ thể mà Chấp hành viên căn cứ vào một trong các giấy tờ sau: hợp đồng mua bán, chuyển đổi, chuyển nhượng hoặc tặng cho, giấy chứng nhận về quyền sở hữu, sử dụng tài sản hoặc thông qua chủ sở hữu, chính quyền địa phương, cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm, cơ quan chức năng hoặc người làm chứng như xác nhận của người bán, của chính quyền địa phương, cơ quan chức năng về việc mua bán tài sản.
2. Đối với trường hợp đình chỉ thi hành án do người được thi hành án chết mà không có người thừa kế thì phải xác minh qua chính quyền địa phương, cơ quan quản lý hộ khẩu, nơi cư trú hoặc nơi cư trú cuối cùng của người được thi hành án. Kết quả xác minh thông báo công khai trên phương tiện thông tin đại chúng ở trung ương để người có quyền, nghĩa vụ liên quan biết và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của họ. Hết thời hạn 30 ngày, kể từ ngày thông báo công khai hợp lệ mà không có người khiếu nại thì được coi là có căn cứ đình chỉ thi hành án.
Như vậy theo quy định trên xác minh điều kiện thi hành án đối với trường hợp đình chỉ thi hành án do người được thi hành án chết mà không có người thừa kế như sau:
- Xác minh qua chính quyền địa phương, cơ quan quản lý hộ khẩu, nơi cư trú hoặc nơi cư trú cuối cùng của người được thi hành án.
- Kết quả xác minh thông báo công khai trên phương tiện thông tin đại chúng ở trung ương để người có quyền, nghĩa vụ liên quan biết và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của họ.
- Hết thời hạn 30 ngày, kể từ ngày thông báo công khai hợp lệ mà không có người khiếu nại thì được coi là có căn cứ đình chỉ thi hành án.
Công tác phối hợp trong thi hành án dân sự diễn ra như thế nào?
Căn cứ tại Điều 14 Thông tư liên tịch 11/2016/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC quy định công tác phối hợp trong thi hành án diễn ra như sau:
- Định kỳ hàng năm, Lãnh đạo Bộ Tư pháp, Tòa án nhân dân tối cao và Viện kiểm sát nhân dân tối cao tổ chức họp liên ngành vào cuối tháng 9 hoặc đầu tháng 10 để rút kinh nghiệm, bàn biện pháp khắc phục thiếu sót, thống nhất chỉ đạo công tác thi hành án.
- Mỗi năm ít nhất một lần, Vụ kiểm sát thi hành án dân sự thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng cục Thi hành án dân sự thuộc Bộ Tư pháp và Vụ Pháp chế và Quản lý khoa học thuộc Tòa án nhân dân tối cao phối hợp kiểm tra công tác thi hành án dân sự và công tác phối hợp trong thi hành án dân sự ở địa phương.
Kịp thời kiểm tra và thống nhất biện pháp giải quyết đối với những vụ việc thi hành án có vướng mắc hoặc có quan điểm khác nhau. Thời gian, kế hoạch tổ chức do Tổng cục Thi hành án dân sự chủ động.
- Lãnh đạo cơ quan thi hành án dân sự, Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân tại các địa phương phải thường xuyên phối hợp để thực hiện tốt công tác thi hành án.
Phối hợp trong việc giải thích, sửa chữa, bổ sung bản án, quyết định; trả lời kiến nghị; thụ lý và giải quyết yêu cầu của cơ quan thi hành án dân sự; công tác cưỡng chế thi hành án dân sự; giải quyết việc thi hành các bản án, quyết định tuyên không rõ, khó thi hành; việc thi hành các vụ án lớn, phức tạp, khó thi hành và các khó khăn, vướng mắc khác trong việc tổ chức thi hành các bản án, quyết định của Tòa án.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chế độ cử tuyển là gì? Người học theo chế độ cử tuyển có trách nhiệm như thế nào khi tốt nghiệp?
- Rối loạn lưỡng cực là gì? Nguyên nhân gây rối loạn lượng cực? Rối loạn lượng cực có tái phát không?
- Trường cao đẳng sư phạm trung ương trực thuộc cơ quan nào? Nội dung quy chế tổ chức của trường cao đẳng sư phạm trung ương?
- Tranh chấp hợp đồng dân sự là gì? Những tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án bao gồm tranh chấp hợp đồng dân sự?
- Quy chế tổ chức và hoạt động của trường cao đẳng sư phạm phải được lấy ý kiến rộng rãi từ những ai?