Vùng an toàn dịch bệnh động vật thủy sản là gì? Thành phần hồ sơ đăng ký cấp Giấy chứng nhận vùng an toàn dịch bệnh động vật thủy sản bao gồm những gì?
Vùng an toàn dịch bệnh động vật thủy sản là gì? Cơ sở an toàn dịch bệnh động vật thủy sản là gì?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 2 Thông tư 14/2016/TT-BNNPTNT định nghĩa vùng an toàn dịch bệnh động vật thủy sản như sau:
Vùng an toàn dịch bệnh động vật thủy sản là các cơ sở hoặc các hộ nuôi trồng thủy sản ở cùng một vùng nuôi và có chung nguồn nước được xác định không xảy ra ca bệnh đăng ký an toàn dịch bệnh trong một Khoảng thời gian quy định cho từng bệnh, từng loài động vật và hoạt động thú y tại vùng đó bảo đảm kiểm soát được dịch bệnh.
Căn cứ tại khoản 3 Điều 2 Thông tư 14/2016/TT-BNNPTNT định nghĩa cơ sở an toàn dịch bệnh động vật thủy sản như sau:
Cơ sở an toàn dịch bệnh động vật thủy sản là cơ sở sản xuất giống, nuôi trồng thủy sản được xác định không xảy ra ca bệnh đăng ký an toàn dịch bệnh trong một Khoảng thời gian quy định cho từng bệnh, từng loài động vật thủy sản và hoạt động thú y tại cơ sở đó bảo đảm kiểm soát được dịch bệnh.
Vùng an toàn dịch bệnh động vật thủy sản là gì? Thành phần hồ sơ đăng ký cấp Giấy chứng nhận vùng an toàn dịch bệnh động vật thủy sản bao gồm những gì? (Hình từ Internet)
Thành phần hồ sơ đăng ký cấp Giấy chứng nhận vùng an toàn dịch bệnh động vật thủy sản bao gồm những gì?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 39 Thông tư 14/2016/TT-BNNPTNT quy định như sau:
Hồ sơ đăng ký, tiếp nhận và xử lý hồ sơ đăng ký
1. Đại diện vùng lập hồ sơ đăng ký cấp Giấy chứng nhận an toàn dịch bệnh và nộp 01 (một) bộ hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện hoặc mail đến Cục Thú y. Hồ sơ gồm:
a) Văn bản đề nghị (Phụ lục VId);
b) Báo cáo Điều kiện vùng an toàn dịch bệnh động vật thủy sản (Phụ lục VII đối với từng cơ sở; kèm theo sơ đồ mặt bằng, vị trí các cơ sở và bản mô tả hệ thống cấp thoát nước chung trong vùng);
c) Báo cáo kết quả giám sát theo quy định tại Điều 26 của Thông tư này kèm theo bản sao báo cáo của từng cơ sở nuôi trong vùng.
2. Tiếp nhận và xử lý hồ sơ được thực hiện theo quy định tại Điều 34 của Thông tư này.
Như vậy theo quy định trên thành phần hồ sơ đăng ký cấp Giấy chứng nhận vùng an toàn dịch bệnh động vật thủy sản bao gồm:
- Văn bản đề nghị (mẫu Văn bản tại Phụ lục VId ban hành kèm theo Thông tư 14/2016/TT-BNNPTNT).
- Báo cáo Điều kiện vùng an toàn dịch bệnh động vật thủy sản (mẫu Báo cáo tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Thông tư 14/2016/TT-BNNPTNT đối với từng cơ sở; kèm theo sơ đồ mặt bằng, vị trí các cơ sở và bản mô tả hệ thống cấp thoát nước chung trong vùng).
- Báo cáo kết quả giám sát kèm theo bản sao báo cáo của từng cơ sở nuôi trong vùng.
Việc đánh giá lại vùng an toàn dịch bệnh động vật thủy sản được thực hiện như thế nào?
Căn cứ tại Điều 42 Thông tư 14/2016/TT-BNNPTNT quy định như sau:
Đánh giá lại
1. Vùng nuôi động vật thủy sản có kết quả kiểm tra không đạt yêu cầu theo quy định tại Khoản 1 Điều 41 hoặc Khoản 3 Điều 43 của Thông tư này hoặc có Giấy chứng nhận hết hiệu lực theo quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 47 của Thông tư này có nhu cầu đăng ký cấp Giấy chứng nhận thì Đại diện vùng nộp 01 (một) bộ hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện hoặc email đến Cục Thú y. Hồ sơ gồm:
a) Văn bản đề nghị (Phụ lục VId);
b) Báo cáo kết quả khắc phục các nội dung không đạt yêu cầu.
2. Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ, Cục Thú y kiểm tra tính hợp lệ và thành lập Đoàn đánh giá theo quy định tại Khoản 1 Điều 35 của Thông tư này.
3. Trong thời hạn 07 (bảy) ngày làm việc kể từ ngày thành lập, Đoàn đánh giá tiến hành kiểm tra, đánh giá các nội dung không đạt yêu cầu tại vùng theo quy định tại Khoản 2 Điều 40 của Thông tư này.
4. Cấp Giấy chứng nhận theo quy định tại Điều 41 của Thông tư này.
Như vậy theo quy định trên việc đánh giá lại vùng an toàn dịch bệnh động vật thủy sản được thực hiện như sau:
Bước 1: Đại diện vùng nuôi động vật thủy sản nộp 01 (một) bộ hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện hoặc email đến Cục Thú y.
Bước 2: Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ, Cục Thú y kiểm tra tính hợp lệ và thành lập Đoàn đánh giá.
Bước 3: Trong thời hạn 07 (bảy) ngày làm việc kể từ ngày thành lập, Đoàn đánh giá tiến hành kiểm tra, đánh giá các nội dung không đạt yêu cầu tại vùng.
Bước 4: Cấp Giấy chứng nhận vùng an toàn dịch bệnh động vật thủy sản.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Địa điểm bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 Nghệ An? Lịch bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 Nghệ An như thế nào?
- Công an nhân dân đặt dưới sự lãnh đạo của ai? Vị trí của Công an nhân dân như thế nào? Chức năng của Công an nhân dân?
- Ngân hàng thương mại có được vay Ngân hàng Nhà nước dưới hình thức tái cấp vốn theo quy định không?
- Lịch bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 Kiên Giang thế nào? Điểm bắn pháo hoa dịp Tết Nguyên đán 2025 tại Kiên Giang?
- Định giá xây dựng là gì? Lĩnh vực cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng có bao gồm lĩnh vực định giá xây dựng?