Vụ án hành chính được Tòa án thụ lý trước ngày 01/7/2016 nhưng chưa xét xử sơ thẩm thì áp dụng quy định nào?
Những vụ án hành chính được Tòa án thụ lý trước ngày 01/7/2016 nhưng chưa xét xử sơ thẩm thì áp dụng quy định nào?
Căn cứ vào khoản 1 Điều 1 Nghị quyết 104/2015/QH13 quy định như sau:
Điều 1
Kể từ ngày Luật tố tụng hành chính số 93/2015/QH13 có hiệu lực thi hành (ngày 01 tháng 7 năm 2016):
1. Đối với những vụ án hành chính đã được Toà án thụ lý trước ngày 01 tháng 7 năm 2016, nhưng kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2016 mới xét xử theo thủ tục sơ thẩm thì áp dụng quy định của Luật này để giải quyết;
Theo như quy định trên thì đối với những vụ án hành chính đã được Tòa án thụ lý theo quy định tại Luật Hành chính 2010 nhưng đến ngày 01/7/2016 mà Tòa án vẫn chưa tiến hành xét xử theo thủ tục sơ thẩm thì sẽ áp dụng quy định của Luật Hành chính 2015 để giải quyết vụ án hành chính đó.
Vụ án hành chính được Tòa án thụ lý trước ngày 01/7/2016 nhưng chưa xét xử sơ thẩm thì áp dụng quy định nào?
Nội quy của phiên tòa xét xử theo thủ tục sơ thẩm vụ án hành chính được quy định như thế nào?
Căn cứ vào Điều 153 Luật Tố tụng Hành chính 2015 quy định về nội quy của phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án hành chính như sau:
- Khi vào phòng xử án, mọi người đều phải chấp hành việc kiểm tra an ninh của lực lượng có trách nhiệm bảo vệ phiên tòa.
- Nghiêm cấm mang vũ khí, hung khí, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, đồ vật cấm lưu hành, truyền đơn, khẩu hiệu và tài liệu, đồ vật khác ảnh hưởng đến sự tôn nghiêm của phiên tòa vào phòng xử án, trừ vật chứng của vụ án phục vụ cho công tác xét xử hoặc vũ khí, công cụ hỗ trợ được người có thẩm quyền mang theo để làm nhiệm vụ bảo vệ phiên tòa.
- Người tham gia phiên tòa theo yêu cầu của Tòa án phải xuất trình giấy triệu tập, giấy mời, giấy tờ có liên quan khác cho Thư ký phiên tòa tại bàn Thư ký chậm nhất là 15 phút, trước giờ khai mạc phiên tòa và ngồi đúng vị trí trong phòng xử án theo hướng dẫn của Thư ký phiên tòa; trường hợp đến muộn thì phải xuất trình giấy triệu tập, giấy mời, giấy tờ có liên quan khác cho Thư ký phiên tòa thông qua lực lượng làm nhiệm vụ bảo vệ phiên tòa.
- Nhà báo tham dự phiên tòa để đưa tin về diễn biến phiên tòa phải chấp hành sự điều khiển của Chủ tọa phiên tòa về khu vực tác nghiệp. Nhà báo ghi âm lời nói, ghi hình ảnh của Hội đồng xét xử phải được sự đồng ý của Chủ tọa phiên tòa. Việc ghi âm lời nói, ghi hình ảnh của đương sự, những người tham gia tố tụng khác phải được sự đồng ý của họ.
- Mọi người tham dự phiên tòa phải có trang phục nghiêm chỉnh; có thái độ tôn trọng Hội đồng xét xử, giữ trật tự và tuân theo sự điều khiển của Chủ tọa phiên tòa.
- Không đội mũ, nón, đeo kính màu trong phòng xử án, trừ trường hợp có lý do chính đáng và được Chủ tọa phiên tòa cho phép; không sử dụng điện thoại di động trong phòng xử án; không hút thuốc, không ăn uống trong phòng xử án hoặc có hành vi khác ảnh hưởng đến sự tôn nghiêm của phiên tòa.
- Người tham gia phiên tòa theo yêu cầu của Tòa án phải có mặt tại phiên tòa trong suốt thời gian xét xử vụ án, trừ trường hợp được Chủ tọa phiên tòa đồng ý cho rời khỏi phòng xử án nếu có lý do chính đáng.
Người dưới mười sáu tuổi không được vào phòng xử án, trừ trường hợp được Tòa án triệu tập tham gia phiên tòa.
- Mọi người trong phòng xử án phải đứng dậy khi Hội đồng xét xử vào phòng xử án và khi tuyên án, trừ trường hợp được sự đồng ý của Chủ tọa phiên tòa.
- Chỉ những người được Hội đồng xét xử đồng ý mới được hỏi, trả lời hoặc phát biểu. Người hỏi, trả lời hoặc phát biểu phải đứng dậy, trừ trường hợp vì lý do sức khỏe được Chủ tọa phiên tòa đồng ý cho ngồi để hỏi, trả lời hoặc phát biểu.
Phiên tòa xét xử theo thủ tục sơ thẩm vụ án hành chính bị tạm ngưng trong trường hợp nào?
Căn cứ vào Điều 187 Luật Tố tụng Hành chính 2015 quy định như sau:
Tạm ngừng phiên tòa
1. Trong quá trình xét xử, Hội đồng xét xử có quyền tạm ngừng phiên tòa khi có một trong các căn cứ sau đây:
a) Do tình trạng sức khỏe hoặc do sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan khác mà người tiến hành tố tụng không thể tiếp tục tiến hành phiên tòa, trừ trường hợp thay thế được người tiến hành tố tụng;
b) Do tình trạng sức khỏe hoặc do sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan khác mà người tham gia tố tụng không thể tiếp tục tham gia phiên tòa, trừ trường hợp người tham gia tố tụng có yêu cầu xét xử vắng mặt;
c) Cần phải xác minh, thu thập bổ sung tài liệu, chứng cứ mà không thực hiện thì không thể giải quyết được vụ án và không thể thực hiện được ngay tại phiên tòa;
d) Cần phải báo cáo với Chánh án Tòa án có thẩm quyền để đề nghị, kiến nghị sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật theo quy định tại Điều 111 của Luật này;
đ) Các bên đương sự đề nghị Tòa án tạm ngừng phiên tòa để các bên đương sự tự đối thoại;
e) Chờ kết quả giám định bổ sung, giám định lại quy định tại khoản 4 Điều 185 của Luật này.
2. Việc tạm ngừng phiên tòa phải được ghi vào biên bản phiên tòa. Thời hạn tạm ngừng phiên tòa không được quá 30 ngày kể từ ngày Hội đồng xét xử quyết định tạm ngừng phiên tòa. Hội đồng xét xử tiếp tục tiến hành phiên tòa, nếu lý do để tạm ngừng phiên tòa không còn. Hết thời hạn này, nếu lý do tạm ngừng phiên tòa chưa được khắc phục, Hội đồng xét xử ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án và thông báo bằng văn bản cho những người tham gia tố tụng và Viện kiểm sát cùng cấp về thời gian tiếp tục phiên tòa.
Như vậy, phiên tòa xét xử theo thủ tục sơ thẩm vụ án hành chính bị tạm ngưng trong các trường hợp sau đây:
- Do tình trạng sức khỏe hoặc do sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan khác mà người tiến hành tố tụng không thể tiếp tục tiến hành phiên tòa, trừ trường hợp thay thế được người tiến hành tố tụng;
- Do tình trạng sức khỏe hoặc do sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan khác mà người tham gia tố tụng không thể tiếp tục tham gia phiên tòa, trừ trường hợp người tham gia tố tụng có yêu cầu xét xử vắng mặt;
- Cần phải xác minh, thu thập bổ sung tài liệu, chứng cứ mà không thực hiện thì không thể giải quyết được vụ án và không thể thực hiện được ngay tại phiên tòa;
- Cần phải báo cáo với Chánh án Tòa án có thẩm quyền để đề nghị, kiến nghị sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật theo quy định tại Điều 111 của Luật này;
- Các bên đương sự đề nghị Tòa án tạm ngừng phiên tòa để các bên đương sự tự đối thoại;
- Chờ kết quả giám định bổ sung, giám định lại quy định tại khoản 4 Điều 185 của Luật này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ quan đại diện chủ sở hữu có quyền ban hành Quyết định chuyển đổi công ty nhà nước hay không?
- Được dùng ngân sách địa phương của địa phương này để chi cho nhiệm vụ của địa phương khác không?
- Tải về mẫu bảng tiến độ thi công xây dựng file excel mới? Bảng tiến độ thi công xây dựng là gì?
- Xử lý kỷ luật quân nhân sử dụng mạng xã hội để thực hiện hành vi đăng tải, phát tán thông tin liên quan đến bí mật Nhà nước thế nào?
- Chất thải rắn công nghiệp thông thường là gì? Trách nhiệm của chủ thu gom, vận chuyển chất thải rắn công nghiệp thông thường?