Viết đoạn văn nêu tình cảm cảm xúc về một nhân vật trong văn học Quả ngọt cuối mùa lớp 4 chọn lọc?

Viết đoạn văn nêu tình cảm cảm xúc về một nhân vật trong văn học Quả ngọt cuối mùa lớp 4 chọn lọc?

Viết đoạn văn nêu tình cảm cảm xúc về một nhân vật trong văn học Quả ngọt cuối mùa lớp 4 chọn lọc?

Có thể tham khảo viết đoạn văn nêu tình cảm cảm xúc về một nhân vật trong văn học Quả ngọt cuối mùa lớp 4 chọn lọc dưới đây:

MẪU 01 - Viết đoạn văn nêu tình cảm cảm xúc về một nhân vật trong văn học Quả ngọt cuối mùa lớp 4

Đọc bài thơ “Quả ngọt cuối mùa” của tác giả Đặng Thành An, em rất yêu mến và xúc động trước đức hi sinh, tấm lòng yêu thương con cháu của người bà. Trong bài thơ, người bà tuy đã lớn tuổi, nhưng vì thương con, yêu cháu mà vẫn tận tụy, chăm chỉ trồng rồi vun xới, chăm sóc cho cây cam ở sau vườn. Dáng vẻ tần tảo ấy của người bà hiện lên thật thân thương và gần gũi. Để bảo vệ những quả cam thơm ngon, để phần cho con cháu, bà ngày ngày bắc ghế ra trông, bảo vệ chùm quả khỏi những tác động phá hoại từ bên ngoài. Hành động ấy thể hiện rõ nét tình thương yêu to lớn của người bà dành cho con cháu. Những quả cam ấy có thể không đắt tiền hay quý hiếm gì, nhưng sẽ chẳng ai có thể mua được nó ở bất kì nơi nào, bởi nó là độc nhất vô nhị. Vị ngọt của những quả cam ấy được cô đọng lại từ tình thương, nỗi nhớ, sự mong mỏi, đức hi sinh vĩ đại của người bà. Từ hình ảnh ấy, tác giả đã khắc họa nên một người bà của bạn nhỏ trong bài thơ, nhưng cũng là người bà của mọi nhà. Đó là người bà với vóc dáng nhỏ bé, nhưng có tình yêu thương, đức hi sinh vô cùng to lớn.

MẪU 02 - Viết đoạn văn nêu tình cảm cảm xúc về một nhân vật trong văn học Quả ngọt cuối mùa lớp 4

Bài thơ Quả ngọt cuối mùa của nhà thơ Võ Thanh An đã khắc họa hình ảnh một người bà vô cùng cao cả. Tuy tuổi đã cao với tóc sương da mồi, nhưng bà vẫn chẳng ngại khó khăn, vất vả, luôn một lòng vì con vì cháu. Tình thương của bà được gói gọn trong những quả cam chín vàng, ngọt lịm. Quả cam ấy được bà chăm sóc, bảo vệ từ khi mới là những quả con nhỏ bé, cho đến khi trưởng thành và chín mọng. Quá trình ấy có nhiều vất vả, gian lao, đặc biệt là đối với một người tuổi cao sức yếu như của bà. Bà không chỉ phải đùm bọc, chở che những quả cam khỏi sương đông giá rét, mà còn phải bảo vệ nó khỏi những con quạ háu ăn. Ngày ngày bà ra vào, trông ngóng, chở che từng chùm quả ngọt, để dành phần cho cháu khi về quê còn thưởng thức. Cái cách bà chăm chút cho những quả cam, cũng chính là cách bà yêu thương con cháu của mình. Tình cảm chắt chiu nồng ấm ấy khiến em vô cùng xúc động và trân quý.

MẪU 03 - Viết đoạn văn nêu tình cảm cảm xúc về một nhân vật trong văn học Quả ngọt cuối mùa lớp 4

Nhân vật người bà trong bài thơ Quả ngọt cuối mùa đã khiến em vô cùng yêu thương và quý mến. Bà hiện lên với dáng vẻ già nua với chi tiết “tóc sương da mồi”. Chi tiết đó khắc họa người bà với mái tóc bạc phơ và làn da đã điểm vết đồi mồi. Tuổi đã cao, nhưng bà vẫn tự tay trồng và chăm sóc cây cam, để dành lại những trái ngọt cho con cháu của mình. Các cháu ở xa, bà một mình ra vào với cây cam, bảo vệ và che chở cho chùm cam như đang chăm sóc cho cháu của mình. Tuy khi đi lại phải chống gậy, nhưng bà vẫn không quản ngại vất vả. Đêm phòng sương muối làm đông quả, ngày thì phòng bầy chim đến ăn. Tất bật như vậy, âu cũng bởi bà muốn dành phần những quả cam tươi ngon, chín mọng nhất cho con cháu của mình. Sự yêu thương, quan tâm ấy của bà như ngọn lửa trong đêm đông, vừa ấm áp và sáng chói. Những người cháu trong bài thơ thật may mắn và hạnh phúc khi có một người bà tuyệt vời như thế.

*Trên đây là mẫu viết đoạn văn nêu tình cảm cảm xúc về một nhân vật trong văn học Quả ngọt cuối mùa lớp 4 chọn lọc!

Viết đoạn văn nêu tình cảm cảm xúc về một nhân vật trong văn học Quả ngọt cuối mùa lớp 4 chọn lọc?

Viết đoạn văn nêu tình cảm cảm xúc về một nhân vật trong văn học Quả ngọt cuối mùa lớp 4 chọn lọc? (Hình ảnh Internet)

Đánh giá thường xuyên học sinh tiểu học gồm các nội dung như thế nào?

Căn cứ Điều 6 Quy định đánh giá học sinh tiểu học ban hành kèm theo Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT quy định đánh giá thường xuyên:

Đánh giá thường xuyên
1. Đánh giá thường xuyên về nội dung học tập các môn học, hoạt động giáo dục
a) Giáo viên sử dụng linh hoạt, phù hợp các phương pháp đánh giá, nhưng chủ yếu thông qua lời nói chỉ ra cho học sinh biết được chỗ đúng, chưa đúng và cách sửa chữa; viết nhận xét vào vở hoặc sản phẩm học tập của học sinh khi cần thiết, có biện pháp cụ thể giúp đỡ kịp thời.
b) Học sinh tự nhận xét và tham gia nhận xét sản phẩm học tập của bạn, nhóm bạn trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ học tập để học và làm tốt hơn.
c) Cha mẹ học sinh trao đổi với giáo viên về các nhận xét, đánh giá học sinh bằng các hình thức phù hợp và phối hợp với giáo viên động viên, giúp đỡ học sinh học tập, rèn luyện.
...

Theo đó, việc đánh giá thường xuyên học sinh tiểu học gồm các nội dung sau:

Đánh giá thường xuyên về nội dung học tập các môn học, hoạt động giáo dục:

- Giáo viên sử dụng linh hoạt, phù hợp các phương pháp đánh giá, nhưng chủ yếu thông qua lời nói chỉ ra cho học sinh biết được chỗ đúng, chưa đúng và cách sửa chữa.

Viết nhận xét vào vở hoặc sản phẩm học tập của học sinh khi cần thiết, có biện pháp cụ thể giúp đỡ kịp thời.

- Học sinh tự nhận xét và tham gia nhận xét sản phẩm học tập của bạn, nhóm bạn trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ học tập để học và làm tốt hơn.

- Cha mẹ học sinh trao đổi với giáo viên về các nhận xét, đánh giá học sinh bằng các hình thức phù hợp và phối hợp với giáo viên động viên, giúp đỡ học sinh học tập, rèn luyện.

Đánh giá thường xuyên về sự hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực:

- Giáo viên sử dụng linh hoạt, phù hợp các phương pháp đánh giá.

Căn cứ vào những biểu hiện về nhận thức, hành vi, thái độ của học sinh. Đối chiếu với yêu cầu cần đạt của từng phẩm chất chủ yếu, năng lực cốt lõi theo Chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học để nhận xét và có biện pháp giúp đỡ kịp thời.

- Học sinh được tự nhận xét và được tham gia nhận xét bạn, nhóm bạn về những biểu hiện của từng phẩm chất chủ yếu, năng lực cốt lõi để hoàn thiện bản thân.

- Cha mẹ học sinh trao đổi, phối hợp với giáo viên động viên, giúp đỡ học sinh rèn luyện và phát triển từng phẩm chất chủ yếu, năng lực cốt lõi.

Tuổi của học sinh tiểu học 2025 như thế nào?

Căn cứ Điều 33 Điều lệ trường tiểu học ban hành kèm theo Thông tư 28/2020/TT-BGDĐT, quy định về tuổi của học sinh tiểu học như sau:

- Tuổi của học sinh vào học lớp một là 06 tuổi và được tính theo năm. Trẻ em khuyết tật, kém phát triển về thể lực hoặc trí tuệ, trẻ em ở những vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, trẻ em người dân tộc thiểu số, trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em ở nước ngoài về nước, con em người nước ngoài học tập, làm việc ở Việt Nam có thể vào học lớp một ở độ tuổi cao hơn so với quy định nhưng không quá 03 tuổi.

Trường hợp trẻ em vào học lớp một vượt quá 03 tuổi so với quy định sẽ do trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo quyết định.

- Học sinh tiểu học học ở độ tuổi cao hơn tuổi quy định trong trường hợp học sinh học lưu ban, học sinh ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, học sinh là người dân tộc thiểu số, học sinh là người khuyết tật, học sinh kém phát triển về thể lực hoặc trí tuệ, học sinh mồ côi không nơi nương tựa, học sinh ở nước ngoài về nước và trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

Nguyễn Đỗ Bảo Trung Lưu bài viết
5 lượt xem
Giáo dục tiểu học
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Viết đoạn văn nêu tình cảm cảm xúc về một nhân vật trong văn học Quả ngọt cuối mùa lớp 4 chọn lọc?
Pháp luật
Viết một bản tin về hoạt động giữ gìn vệ sinh môi trường lớp 3? Yêu cầu cần đạt về viết của học sinh lớp 3 ra sao?
Pháp luật
Viết đoạn văn khoảng 5 đến 7 câu nói về những việc em và người thân đã làm trong dịp Tết lớp 3 chọn lọc?
Pháp luật
Tả quang cảnh trường em vào mùa xuân lớp 5 ngắn gọn? Mẫu bài tả quang cảnh trường em vào mùa xuân lớp 5 hay nhất?
Pháp luật
Viết đoạn văn nói về tình cảm của em với một người bạn lớp 3? Học sinh tiểu học có những nhiệm vụ gì?
Pháp luật
Tả về bầu trời lớp 3? Viết đoạn văn tả về bầu trời hôm nay lớp 3? Đánh giá học sinh lớp 3 theo Thông tư 27 có nội dung ra sao?
Pháp luật
Bài tập Tết môn toán lớp 2 năm 2025? Tải trọn bộ bài tập Tết môn toán lớp 2 năm 2025 ở đâu?
Pháp luật
Viết đoạn văn về mùa em yêu thích lớp 2? Viết một đoạn văn ngắn kể về một mùa mà em yêu thích lớp 2?
Pháp luật
Bài tập Tết môn Tiếng Việt lớp 2 năm 2025? Tải trọn bộ bài tập Tết môn Tiếng Việt lớp 2 năm 2025?
Pháp luật
Văn tả chiếc ô lớp 2? Viết đoạn văn khoảng 3 đến 5 câu tả một đồ vật em dùng để tránh nắng hoặc tránh mưa lớp 2?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.


TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Giáo dục tiểu học

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Giáo dục tiểu học

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào