Việc tổ chức bảo vệ bí mật sản phẩm mật mã trong hoạt động cơ yếu là nhiệm vụ của cơ quan nào?
Hoạt động khoa học và công nghệ mật mã, chuyển giao công nghệ mật mã trong hoạt động cơ yếu được quy định như thế nào?
Căn cứ tại Điều 12 Luật Cơ yếu 2011 quy định hoạt động khoa học và công nghệ mật mã, chuyển giao công nghệ mật mã để bảo vệ thông tin bí mật nhà nước được quy định như sau:
- Hoạt động khoa học và công nghệ mật mã, chuyển giao công nghệ mật mã để bảo vệ thông tin bí mật nhà nước phải tuân thủ quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước.
- Tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện, năng lực được đăng ký, tham gia làm thành viên, cộng tác viên của đề tài, dự án nghiên cứu khoa học và công nghệ mật mã để bảo vệ thông tin bí mật nhà nước. Khi cần thiết, Chính phủ huy động tiềm lực khoa học và công nghệ của cơ quan, tổ chức, cá nhân phục vụ cho hoạt động nghiên cứu, sản xuất, sử dụng mật mã để bảo vệ thông tin bí mật nhà nước.
- Nhà nước thống nhất quản lý và tổ chức hoạt động khoa học và công nghệ mật mã, chuyển giao công nghệ mật mã để bảo vệ thông tin bí mật nhà nước.
Việc tổ chức bảo vệ bí mật sản phẩm mật mã trong hoạt động cơ yếu là nhiệm vụ của cơ quan nào?
Căn cứ tại khoản 9 Điều 21 Luật Cơ yếu 2011 quy định như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Cơ yếu Chính phủ
1. Tham mưu, đề xuất để Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành chiến lược, chính sách, văn bản quy phạm pháp luật về cơ yếu.
2. Giúp Bộ trưởng Bộ Quốc phòng:
a) Tổ chức thực hiện chiến lược, chính sách, pháp luật về cơ yếu;
b) Chỉ đạo và phối hợp với các cơ quan hữu quan xây dựng tổ chức cơ yếu thống nhất, chặt chẽ, xây dựng lực lượng cơ yếu trong sạch, vững mạnh, có chuyên môn, nghiệp vụ giỏi;
c) Tổ chức xây dựng và thống nhất quản lý hệ thống mạng liên lạc cơ yếu; quản lý, kiểm soát việc sử dụng các loại sản phẩm mật mã trong cả nước;
d) Trình Chính phủ quy định về tổ chức bộ máy, biên chế của Ban Cơ yếu Chính phủ.
3. Tổ chức, chỉ đạo công tác đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ thuật mật mã trong toàn ngành cơ yếu.
4. Tổ chức nghiên cứu và thống nhất quản lý nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ mật mã để bảo vệ thông tin bí mật nhà nước; phối hợp với cơ quan, tổ chức có liên quan quản lý việc nhập khẩu trang thiết bị, công nghệ phục vụ hoạt động nghi ên cứu, sản xuất sản phẩm mật mã.
5. Thống nhất quản lý và bảo đảm chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ thuật mật mã cho hoạt động cơ yếu trong phạm vi cả nước; sản xuất, cung cấp sản phẩm mật mã để bảo vệ thông tin bí mật nhà nước và xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật đáp ứng yêu cầu phát triển lực lượng cơ yếu chính quy, hiện đại.
6. Bảo đảm tính sẵn sàng của hệ thống mạng liên lạc cơ yếu và lực lượng dự bị, nguồn dự trữ sản phẩm mật mã để ứng phó có hiệu quả trong mọi tình huống.
7. Thực hiện nhiệm vụ của đơn vị đầu mối kế hoạch đầu tư và ngân sách trực thuộc trung ương; trực tiếp quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật của Ban Cơ yếu Chính phủ.
8. Phối hợp với cơ quan, tổ chức có liên quan tổ chức thực hiện và kiểm tra việc mã hoá thông tin bí mật nhà nước.
9. Tổ chức bảo vệ bí mật sản phẩm mật mã và các thông tin bí mật nhà nước khác trong hoạt động cơ yếu.
10. Phối hợp với cơ quan, tổ chức liên quan thực hiện công tác quản lý hoạt động nghiên cứu, sản xuất, kinh doanh và sử dụng mật mã phục vụ phát triển kinh tế - xã hội; cung cấp dịch vụ bảo mật và an toàn thông tin cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.
11. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực cơ yếu theo quy định của pháp luật.
12. Hợp tác quốc tế về cơ yếu.
13. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy theo quy định trên việc tổ chức bảo vệ bí mật sản phẩm mật mã trong hoạt động cơ yếu là nhiệm vụ của Ban Cơ yếu Chính phủ.
Việc tổ chức bảo vệ bí mật sản phẩm mật mã trong hoạt động cơ yếu là nhiệm vụ của cơ quan nào? (Hình từ Internet)
Quản lý, sử dụng sản phẩm mật mã trong hoạt động cơ yếu như thế nào?
Căn cứ tại Điều 16 Luật Cơ yếu 2011 quy định việc quản lý, sử dụng sản phẩm mật mã để bảo vệ thông tin bí mật nhà nước như sau:
- Sản phẩm mật mã để bảo vệ thông tin bí mật nhà nước phải được quản lý thống nhất, chặt chẽ.
- Việc sử dụng sản phẩm mật mã để bảo vệ thông tin bí mật nhà nước phải tuân thủ các quy định về nghiệp vụ và quy trình sử dụng đối với từng loại sản phẩm mật mã.
- Cơ quan, tổ chức sử dụng sản phẩm mật mã chịu trách nhiệm bảo đảm nhân lực, trang bị phương tiện và điều kiện cần thiết để sẵn sàng phục vụ, bảo đảm an ninh, an toàn mật mã.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có trách nhiệm gì trong quản lý và sử dụng đất đai theo quy định pháp luật?
- Có phải tiêu hủy biên lai đặt in bị in thừa không? Tải về mẫu Thông báo kết quả tiêu hủy biên lai giấy?
- Mức hỗ trợ của chính sách khuyến khích xử lý chất thải chăn nuôi là bao nhiêu? Đối tượng được hỗ trợ?
- Nguyên tắc đối soát doanh thu thu tiền sử dụng đường bộ? Trách nhiệm xây dựng quy trình thực hiện giao dịch thu tiền sử dụng đường bộ?
- Phương thức kiểm soát quyền lực phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công theo Quy định 189 ra sao?