Việc phối hợp trong hoạt động thanh tra, kiểm toán nhà nước và điều tra được thực hiện thế nào?
- Trách nhiệm phối hợp của các cơ quan trong hoạt động thanh tra, kiểm toán nhà nước, điều tra như thế nào?
- Tổng Thanh tra Chính phủ và Tổng Kiểm toán nhà nước phối hợp thanh tra ra sao?
- Trách nhiệm phối hợp của Thủ trưởng cơ quan thực hiện chức năng thanh tra và Kiểm toán trưởng Kiểm toán nhà nước khu vực, chuyên ngành là gì?
- Việc tham khảo ý kiến, sử dụng kết quả trong hoạt động thanh tra, kiểm toán nhà nước quy định thế nào?
- Cơ quan điều tra có trách nhiệm gì trong việc phối hợp hoạt động thanh tra?
Trách nhiệm phối hợp của các cơ quan trong hoạt động thanh tra, kiểm toán nhà nước, điều tra như thế nào?
Căn cứ vào Điều 107 Luật Thanh tra 2022 có quy định về trách nhiệm phối hợp trong hoạt động thanh tra, kiểm toán nhà nước, điều tra như sau:
Trách nhiệm phối hợp trong hoạt động thanh tra, kiểm toán nhà nước, điều tra
Cơ quan thực hiện chức năng thanh tra, cơ quan kiểm toán nhà nước và cơ quan điều tra có trách nhiệm phối hợp để nâng cao hiệu quả hoạt động thanh tra, kiểm toán nhà nước, điều tra, góp phần phòng, chống tội phạm và các vi phạm pháp luật khác trong quản lý nhà nước.
Theo đó, 03 cơ quan có trách nhiệm phối hợp trong hoạt động thanh tra, kiểm toán nhà nước, điều tra bao gồm:
- Cơ quan thực hiện chức năng thanh tra;
- Cơ quan kiểm toán;
- Cơ quan điều tra.
Mục đích của việc phối hợp trong hoạt động thanh tra, kiểm toán nhà nước, điều tra nhằm:
- Nâng cao hiệu quả hoạt động thanh tra, kiểm toán nhà nước, điều tra;
- Góp phần phòng, chống tội phạm và các vi phạm pháp luật khác trong quản lý nhà nước.
Việc phối hợp trong hoạt động thanh tra, kiểm toán nhà nước và điều tra được thực hiện thế nào? (Hình từ Internet)
Tổng Thanh tra Chính phủ và Tổng Kiểm toán nhà nước phối hợp thanh tra ra sao?
Về trách nhiệm phối hợp thanh tra của Thổng Thanh tra Chính phủ và Tổng Kiểm toán nhà nước, Điều 108 Luật Thanh tra 2022 xác định trách nhiệm như sau:
- Tổng Thanh tra Chính phủ có trách nhiệm phối hợp với Tổng Kiểm toán nhà nước theo quy định của Luật Kiểm toán nhà nước và Luật Thanh tra 2022;
- Việc phối hợp được thực hiện trong các quá trình sau:
+ Xây dựng, thực hiện kế hoạch thanh tra, kiểm toán;
+ Xử lý chồng chéo, trùng lặp giữa hoạt động thanh tra và hoạt động kiểm toán nhà nước;
+ Cung cấp, trao đổi thông tin về thanh tra, kiểm toán; sử dụng kết quả thanh tra, kiểm toán;
+ Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra, kiểm toán.
- Hằng năm, Thanh tra Chính phủ và Kiểm toán nhà nước đánh giá, tổng kết việc xử lý chồng chéo, trùng lặp giữa hoạt động thanh tra và hoạt động kiểm toán nhà nước để khắc phục khi xây dựng kế hoạch, trong thực hiện hoạt động thanh tra, kiểm toán nhà nước cho năm sau.
Mục đích của việc phối hợp là nhằm bảo đảm hiệu lực, hiệu quả của hoạt động thanh tra và hoạt động kiểm toán nhà nước.
Trách nhiệm phối hợp của Thủ trưởng cơ quan thực hiện chức năng thanh tra và Kiểm toán trưởng Kiểm toán nhà nước khu vực, chuyên ngành là gì?
Căn cứ nội dung được quy định tại Điều 109 Luật Thanh tra 2022, Thủ trưởng cơ quan thực hiện chức năng thanh tra và Kiểm toán trưởng Kiểm toán nhà nước khu vực, chuyên ngành có trách nhiệm như sau:
- Thủ trưởng cơ quan thực hiện chức năng thanh tra và Kiểm toán trưởng Kiểm toán nhà nước khu vực, chuyên ngành có trách nhiệm phối hợp trong hoạt động, trao đổi thường xuyên.
- Trường hợp phát hiện thấy nội dung, phạm vi thanh tra có chồng chéo, trùng lặp với cơ quan thanh tra khác hoặc cơ quan kiểm toán nhà nước:
Thủ trưởng cơ quan thực hiện chức năng thanh tra phải báo cáo ngay với các cá nhân, tổ chức có thẩm quyền để tìm giải pháp phù hợp tránh chồng chéo, trùng lặp và bảo đảm tính kế thừa trong hoạt động giữa các cơ quan, tổ chức, đơn vị.
Cơ quan, tổ chức tiếp nhận báo cáo, thông việc chồng chéo, trùng lặp bao gồm:
+ Thủ trưởng cơ quan quản lý cùng cấp;
+ Cơ quan thanh tra cấp trên;
+ Cho cơ quan kiểm toán nhà nước;
+ Cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan.
Mục đích của việc phối hợp là nhằm tránh chồng chéo, trùng lặp khi tiến hành thanh tra, kiểm toán.
Việc tham khảo ý kiến, sử dụng kết quả trong hoạt động thanh tra, kiểm toán nhà nước quy định thế nào?
Dựa vào Điều 110 Luật Thanh tra 2022 có quy định như sau:
Tham khảo ý kiến, sử dụng kết quả trong hoạt động thanh tra, kiểm toán nhà nước
1. Trong quá trình tiến hành hoạt động thanh tra, kiểm toán nhà nước hoặc trước khi ban hành kết luận thanh tra, báo cáo kiểm toán, các cơ quan thực hiện chức năng thanh tra, kiểm toán nhà nước có thể tham khảo ý kiến của nhau về những nội dung cần thiết để bảo đảm cho kết luận thanh tra, báo cáo kiểm toán chính xác, khách quan, đầy đủ.
2. Cơ quan thực hiện chức năng thanh tra có quyền sử dụng thông tin, số liệu, kết luận trong báo cáo kiểm toán của kiểm toán nhà nước để phục vụ cho việc kết luận thanh tra. Cơ quan kiểm toán nhà nước có trách nhiệm cung cấp kết quả kiểm toán, kết luận, kiến nghị kiểm toán cho cơ quan thực hiện chức năng thanh tra và chịu trách nhiệm về tính chính xác của thông tin, tài liệu đã cung cấp.
Như vậy, việc tham khảo ý kiến, sử dụng kết quả trong hoạt động thanh tra, kiểm toán nhà nước được thực hiện theo nội dung nêu trên.
Cơ quan điều tra có trách nhiệm gì trong việc phối hợp hoạt động thanh tra?
Căn cứ Điều 111 Luật Thanh tra 2022, trách nhiệm của cơ quan điều tra được quy định như sau:
Trách nhiệm của cơ quan điều tra
Cơ quan điều tra có trách nhiệm tiếp nhận văn bản kiến nghị khởi tố và hồ sơ vụ việc có dấu hiệu tội phạm, tài liệu có liên quan do cơ quan thực hiện chức năng thanh tra chuyển đến để xử lý theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự.
Theo đó, cơ quan điều tra có trách nhiệm:
- Tiếp nhận văn bản kiến nghị khởi tố
- Tiếp nhận hồ sơ vụ việc có dấu hiệu tội phạm, tài liệu có liên quan;
- Xử lý theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trên môi trường điện tử của cơ quan nhà nước được xây dựng bao nhiêu năm?
- Phân loại hàng hóa trong hải quan được giải thích thế nào? Quy định về việc phân loại hàng hóa?
- Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong trường hợp nào? Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định CPTPP ra sao?
- Trọng tài quy chế là gì? Nguyên đơn làm đơn khởi kiện có được áp dụng giải quyết tranh chấp bằng trọng tài quy chế không?
- Kiểm tra chứng từ đối với chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu được thực hiện thế nào?