Việc lấy mẫu tại các cơ sở sản xuất thủy sản để phân tích đánh giá hiệu quả kiểm soát điều kiện vệ sinh được quy định thế nào?

Cho tôi hỏi: Việc lấy mẫu tại các cơ sở sản xuất thủy sản để phân tích đánh giá hiệu quả kiểm soát điều kiện vệ sinh được quy định thế nào? - Thắc mắc của chú Tuấn (Tuyên Quang)

Công tác thẩm định điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm tại các cơ sở sản xuất thủy sản bao gồm những nội dung nào?

Căn cứ theo nội dung được quy định tại khoản 1 Điều 14 Thông tư 48/2013/TT-BNNPTNT được sửa đổi bởi khoản 12 Điều 2 Thông tư 32/2022/TT-BNNPTNT và khoản 38 Điều 2 Thông tư 32/2022/TT-BNNPTNT.

Thẩm định điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm tại các cơ sở sản xuất thủy sản bao gồm những nội dung sau:

- Điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị và nguồn nhân lực tham gia sản xuất, quản lý về an toàn thực phẩm thủy sản (bao gồm cả thẩm định các giấy chứng nhận sức khỏe, giấy xác nhận tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm của chủ Cơ sở và người trực tiếp sản xuất thực phẩm);

- Chương trình quản lý an toàn thực phẩm theo nguyên tắc Phân tích mối nguy và kiểm soát điểm tới hạn (Hazard Analysis and Critical Control Points - HACCP);

- Thủ tục truy xuất nguồn gốc và thu hồi sản phẩm;

- Lấy mẫu phân tích đánh giá hiệu quả kiểm soát điều kiện vệ sinh trong quá trình sản xuất theo Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư 32/2022/TT-BNNPTNT.

Như vậy, khi thực hiện thẩm định điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm tại các cơ sở sản xuất thủy sản thì cơ quan thẩm định sẽ thực hiện những nội dung trên.

Việc lấy mẫu tại các cơ sở sản xuất thủy sản để phân tích đánh giá hiệu quả kiểm soát điều kiện vệ sinh được quy định thế nào?

Việc lấy mẫu tại các cơ sở sản xuất thủy sản để phân tích đánh giá hiệu quả kiểm soát điều kiện vệ sinh được quy định thế nào? (Hình từ Internet)

Việc lấy mẫu phân tích đánh giá hiệu quả kiểm soát điều kiện vệ sinh tại các cơ sở sản xuất thủy sản được quy định ra sao?

Căn cứ theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 14 Thông tư 48/2013/TT-BNNPTNT được sửa đổi bởi khoản 12 Điều 2 Thông tư 32/2022/TT-BNNPTNT và khoản 38 Điều 2 Thông tư 32/2022/TT-BNNPTNT nêu trên, việc lấy mẫu phân tích đánh giá hiệu quả kiểm soát điều kiện vệ sinh tại các cơ sở sản xuất thủy sản được thực hiện theo nội dung tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư 32/2022/TT-BNNPTNT.

Dẫn chiếu đến Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư 32/2022/TT-BNNPTNT, các đối tượng lấy mẫu bao gồm:

- Nước, nước đá;

- Tay/ găng tay công nhân, các bề mặt tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm.

Mỗi đối tượng sẽ có một chỉ tiêu thẩm tra nhất định. Cụ thể như sau:

- Nước, nước đá:

+ Đối với Cơ sở trong danh sách xuất khẩu EU: Coliforms, Escherichia coli, Enterococci, TPC ở 220C, Clostridium perfringens (kể cả bào tử áp dụng đối với nước bề mặt).

+ Đối với Cơ sở trong danh sách xuất khẩu khác (ngoài EU): Coliforms và Escherichia coli (hoặc Coliforms chịu nhiệt).

- Tay/ găng tay công nhân, các bề mặt tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm:

Coliforms, Vibrio cholerae (chỉ áp dụng đối với mẫu tay công nhân)

Về tần suất lấy mẫu và số lượng mẫu được xác định như sau:

STT

Đối tượng lấy mẫu

Hạng 1, 2

Hạng 3

Hạng 4

Số lượng mẫu và mức giới hạn

1

Nước, nước đá

12 tháng/lần

6 tháng/lần

Theo thời hạn của Cơ quan kiểm tra

- Nước: 01 mẫu lấy tại vòi sử dụng;

- Nước đá: 01 mẫu trong kho đá.

- Mức giới hạn theo Quy chuẩn của Bộ Y tế và Chỉ thị 98/83/EC (đối với cơ sở trong danh sách xuất khẩu vào EU).

2

Tay/ găng tay công nhân, các bề mặt tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm

12 tháng/lần

6 tháng/lần

Theo thời hạn của Cơ quan kiểm tra

- 01 mẫu đại diện cho 1 nhóm tác nhân tiếp xúc trực tiếp;

- Mức giới hạn:

Coliforms: KPH/100 cm2 ;

Vibrio cholerae: KPH/100 cm2.

Ghi chú: KPH: Không phát hiện.

Tải Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư 32/2022/TT-BNNPTNT Tại đây.

Sau khi hoàn thiện thẩm định, cơ quan thẩm định lập biên bản thẩm định như thế nào?

Việc lập biên bản thẩm định an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất thủy sản được quy định tại Điều 15 Thông tư 48/2013/TT-BNNPTNT được sửa đổi bởi khoản 37 Điều 2 Thông tư 32/2022/TT-BNNPTNT.

Theo đó, biên bản thẩm định bao gồm đòi hỏi phải đáp ứng những nội dung sau:

- Thể hiện đầy đủ, chính xác kết quả thẩm định theo mẫu quy định và được lập tại Cơ sở ngay sau khi kết thúc thẩm định;

- Ghi rõ các hạng mục không bảo đảm an toàn thực phẩm và thời hạn yêu cầu Cơ sở hoàn thành các biện pháp khắc phục;

- Ghi rõ kết luận chung và mức phân loại điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với Cơ sở;

- Có ý kiến của người đại diện có thẩm quyền của Cơ sở về kết quả thẩm định, cam kết khắc phục các sai lỗi (nếu có);

- Có chữ ký của trưởng đoàn thẩm định, chữ ký của người đại diện có thẩm quyền của Cơ sở; đóng dấu giáp lai Biên bản thẩm định (hoặc ký từng trang trong trường hợp không có con dấu tại Cơ sở);

- Được lập thành 02 (hai) bản: 01 (một) bản lưu tại Cơ quan thẩm định 01 (một) bản lưu tại Cơ sở; trường hợp cần thiết có thể tăng thêm số bản.

Theo đó, trong trường hợp đại diện Cơ sở không đồng ý ký tên vào Biên bản thẩm định, đoàn thẩm định phải ghi: "Đại diện Cơ sở được thẩm định không ký Biên bản" và nêu rõ lý do. Biên bản vẫn có giá trị pháp lý khi có đầy đủ chữ ký của tất cả các thành viên của đoàn thẩm định.

Như vậy, việc lập biên bản thẩm định an toàn thực phẩm được thực hiện theo nội dung nêu trên.

Thông tư 32/2022/TT-BNNPTNT chính thức có hiệu lực từ ngày 15/02/2023.

Cơ sở sản xuất thủy sản
An toàn thực phẩm Tải về các quy định hiện hành liên quan đến An toàn thực phẩm
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
UBND xã có quyền kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm không?
Pháp luật
Người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn thực phẩm theo quy định mới nhất hiện nay bao gồm những ai?
Pháp luật
Những trường hợp nào không cần xin Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm? Căn tin của công ty có cần phải xin Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm không?
Pháp luật
Mọi cơ sở kinh doanh thực phẩm đều bắt buộc phải có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm?
Pháp luật
Có miễn kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm nhập khẩu đối với sản phẩm nhập khẩu là quà tặng?
Pháp luật
Tổng hợp các mẫu bản cam kết an toàn thực phẩm mới nhất? Vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự?
Pháp luật
Bếp ăn tập thể phải đảm bảo những điều kiện gì về an toàn thực phẩm theo quy định mới nhất hiện nay?
Pháp luật
Xin cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho dịch vụ ăn uống trên tàu chở khách du lịch tại cơ quan nào?
Pháp luật
Có bắt buộc phải công khai thông tin rộng rãi đến công chúng những thông tin liên quan đến an toàn thực phẩm không?
Pháp luật
Tăng cường công tác bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng chống ngộ độc thực phẩm, khắc phục hậu quả cơn bão số 3 ra sao?
Pháp luật
Mức phạt tiền tối đa khi xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn thực phẩm là bao nhiêu?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Cơ sở sản xuất thủy sản
Đặng Phan Thị Hương Trà Lưu bài viết
3,196 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Cơ sở sản xuất thủy sản An toàn thực phẩm

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Cơ sở sản xuất thủy sản Xem toàn bộ văn bản về An toàn thực phẩm

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào