Việc kiểm tra công tác điều lệnh Công an nhân dân, kiểm tra việc chấp hành điều lệnh Công an nhân dân được tiến hành như thế nào?
Việc kiểm tra công tác điều lệnh Công an nhân dân được tiến hành như thế nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 13 Thông tư 09/2021/TT-BCA quy định việc kiểm tra công tác điều lệnh Công an nhân dân được tiến hành như sau:
- Thông báo kế hoạch kiểm tra: Tổ kiểm tra thông báo nội dung, kế hoạch kiểm tra cho đơn vị, địa phương ít nhất trước 03 (ba) ngày trước khi kiểm tra. Đơn vị, địa phương được kiểm tra phải xây dựng báo cáo về công tác điều lệnh Công an nhân dân của đơn vị, địa phương mình;
- Tiến hành kiểm tra
+ Tổ trưởng trực tiếp thông báo mục đích, yêu cầu, nội dung, chương trình kiểm tra với Công an đơn vị, địa phương được kiểm tra;
+ Đại diện lãnh đạo đơn vị, địa phương báo cáo kết quả công tác điều lệnh, quân sự, võ thuật theo nội dung được thông báo; các thành viên trong tổ kiểm tra hỏi thêm những nội dung liên quan đến hoạt động kiểm tra;
+ Kiểm tra hồ sơ, tài liệu liên quan đến công tác điều lệnh, quân sự, võ thuật gồm:
++ Các văn bản chỉ đạo, kế hoạch và các báo cáo kết quả thực hiện quy định, chỉ đạo của lãnh đạo Bộ và đơn vị nghiệp vụ cấp trên về công tác điều lệnh, quân sự, võ thuật.
++ Kế hoạch tập huấn, tổ chức thi điều lệnh, huấn luyện quân sự, võ thuật và báo cáo kết quả tập huấn, thi điều lệnh, quân sự, võ thuật Công an nhân dân.
++ Kế hoạch kiểm tra và báo cáo kết quả kiểm tra việc chấp hành điều lệnh, quân sự, võ thuật của các đơn vị và cán bộ, chiến sĩ.
++ Kết quả xử lý vi phạm điều lệnh, quân sự, võ thuật Công an nhân dân (nếu có); hồ sơ, tài liệu về công tác điều lệnh, quân sự, võ thuật Công an nhân dân.
+ Kiểm tra lý thuyết và thực hành về điều lệnh, quân sự, võ thuật để đánh giá kết quả tập huấn điều lệnh, quân sự, võ thuật của đơn vị, địa phương.
- Lập biên bản, thông qua nội dung và ký biên bản kiểm tra:
+ Biên bản kiểm tra được lập thành 02 bản theo Mẫu số 02 ban hành kèm theo Thông tư 09/2021/TT-BCA.
+ Tổ kiểm tra giữ 01 bản, Công an đơn vị, địa phương được kiểm tra giữ một bản. Trong biên bản phải ghi rõ ưu điểm, khuyết điểm về công tác điều lệnh, quân sự, võ thuật; kiến nghị để khắc phục những vấn đề tồn tại; rút kinh nghiệm (nếu có).
Việc kiểm tra công tác điều lệnh Công an nhân dân, kiểm tra việc chấp hành điều lệnh Công an nhân dân được tiến hành như thế nào? (Hình từ Internet)
Việc kiểm tra việc chấp hành điều lệnh Công an nhân dân được tiến hành như thế nào?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 13 Thông tư 09/2021/TT-BCA quy định việc kiểm tra việc chấp hành điều lệnh Công an nhân dân được tiến hành như sau:
- Tổ trưởng trực tiếp thông báo mục đích, yêu cầu, nội dung, chương trình kiểm tra với Công an đơn vị, địa phương được kiểm tra. Trường hợp kiểm tra đột xuất, kiểm tra bí mật, kiểm tra bí mật kết hợp công khai thì không phải thông báo mục đích, yêu cầu, nội dung, chương trình kiểm tra với Công an đơn vị, địa phương được kiểm tra;
- Tiến hành kiểm tra:
+ Kiểm tra theo nội dung kế hoạch đề ra, các thành viên trong tổ kiểm tra hỏi thêm những nội dung liên quan đến công tác điều lệnh Công an nhân dân.
+ Kiểm tra giấy chứng minh Công an nhân dân hoặc giấy tờ khác để xác định nhân thân của người được kiểm tra (nếu thấy cần thiết); chụp ảnh, ghi âm, ghi hình, đo nồng độ cồn về lỗi vi phạm điều lệnh Công an nhân dân.
+ Thông báo cho cán bộ, chiến sĩ được kiểm tra biết về lỗi vi phạm.
+ Lập biên bản vi phạm điều lệnh Công an nhân dân đối với cá nhân theo Mẫu số 03 ban hành kèm theo Thông tư 09/2021/TT-BCA. Trường hợp sau khi lập biên bản, cán bộ, chiến sĩ vi phạm không ký biên bản thì Tổ trưởng kiểm tra mời người làm chứng ký vào biên bản xác nhận sự việc, nếu không có người làm chứng thì chụp ảnh, ghi âm, ghi hình vi phạm để làm cơ sở xử lý.
+ Tổ kiểm tra thông báo kết quả kiểm tra cho đơn vị được kiểm tra.
- Lập biên bản, thông qua nội dung và ký biên bản kiểm tra:
+ Biên bản kiểm tra được lập thành 02 bản theo Mẫu số 02 ban hành kèm theo Thông tư 09/2021/TT-BCA.
+ Ghi rõ ưu điểm, khuyết điểm việc chấp hành điều lệnh, quân sự, võ thuật.
+ Tổ kiểm tra giữ một bản và Công an đơn vị, địa phương hoặc cá nhân được kiểm tra giữ một bản (photo). Trong biên bản phải ghi rõ kiến nghị để khắc phục những vấn đề tồn tại; rút kinh nghiệm (nếu có).
Có những hình thức, biện pháp kiểm tra điều lệnh Công an nhân dân nào?
Căn cứ tại Điều 14 Thông tư 09/2021/TT-BCA quy định hình thức, biện pháp kiểm tra điều lệnh Công an nhân dân bao gồm:
- Kiểm tra thường xuyên:
+ Kiểm tra thường xuyên là việc các đơn vị làm công tác kiểm tra điều lệnh Công an nhân dân định kỳ hằng tháng tổ chức kiểm tra việc chấp hành điều lệnh Công an nhân dân của các đơn vị và cán bộ, chiến sĩ.
+ Căn cứ vào kế hoạch hoặc lịch kiểm tra, Tổ kiểm tra trực tiếp làm việc hoặc thông báo với đơn vị, địa phương được kiểm tra về nội dung, chương trình, thời gian kiểm tra, đề nghị đơn vị, địa phương phối hợp kiểm tra theo kế hoạch.
- Kiểm tra đột xuất: Kiểm tra đột xuất là hình thức kiểm tra công khai, không thông báo trước cho đơn vị, địa phương và cá nhân được kiểm tra biết. Tổ kiểm tra căn cứ ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo cấp trên hoặc kế hoạch kiểm tra để tổ chức kiểm tra độc lập. Sau khi kiểm tra xong thông báo kết quả kiểm tra cho đơn vị, địa phương biết.
- Kiểm tra bí mật kết hợp với công khai:
+ Kiểm tra bí mật kết hợp với công khai là hình thức cán bộ làm công tác kiểm tra điều lệnh mặc thường phục, sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật ghi lại hình ảnh, âm thanh về lỗi vi phạm điều lệnh Công an nhân dân của đơn vị, cán bộ, chiến sĩ. Ngay sau đó thông báo cho lực lượng kiểm tra công khai trong tổ kiểm tra biết để tiến hành kiểm tra theo kế hoạch và xử lý vi phạm (nếu có). Việc kiểm tra bí mật kết hợp với công khai phải thực hiện đúng theo quy định của Đảng, quy định của pháp luật và ngành Công an.
- Kiểm tra bí mật:
+ Kiểm tra bí mật là hình thức hóa trang, mặc thường phục, bí mật sử dụng các phương tiện, thiết bị kỹ thuật ghi lại hình ảnh, âm thanh về lỗi vi phạm điều lệnh Công an nhân dân của đơn vị, tổ công tác hoặc của cán bộ, chiến sĩ.
+ Trên cơ sở tài liệu, hình ảnh, âm thanh thu được, Tổ kiểm tra xác định các lỗi vi phạm để báo cáo cấp trên làm cơ sở xử lý. Trường hợp cần thiết, Tổ kiểm tra xuất trình Giấy kiểm tra điều lệnh hoặc kế hoạch kiểm tra cho người được kiểm tra biết.
+ Lập biên bản về lỗi vi phạm, đồng thời thông báo bằng văn bản cho đơn vị quản lý tập thể, cá nhân vi phạm biết để xử lý theo quy định. Chỉ kiểm tra bí mật khi cần đánh giá đúng thực trạng tình hình chấp hành điều lệnh của đơn vị và cán bộ, chiến sĩ. Việc kiểm tra bí mật phải thực hiện đúng theo quy định của Đảng, quy định của pháp luật và ngành Công an.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phê bình người có hành vi bạo lực gia đình có phải là một biện pháp ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình?
- Mẫu biên bản họp hội đồng thi đua khen thưởng? Cách viết mẫu biên bản hội đồng thi đua khen thưởng?
- Người nước ngoài được sở hữu bao nhiêu nhà ở tại Việt Nam? Người nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam tối đa bao nhiêu năm?
- Công dân được tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở khi từ đủ 18 tuổi đến đủ 70 tuổi đúng không?
- Phải nộp tờ khai hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu trước ngày hàng hóa đến cửa khẩu trong vòng bao nhiêu ngày?