Việc cảnh báo sương mù được thực hiện theo quy trình kỹ thuật như thế nào? Nội dung dự báo, cảnh báo sương mù gồm những gì?
Nội dung dự báo, cảnh báo sương mù gồm những gì?
Căn cứ nội dung quy định tại Điều 40 Thông tư 25/2022/TT-BTNMT, nội dung dự báo, cảnh báo sương mù bao gồm:
- Thời gian xảy ra sương mù.
- Khu vực ảnh hưởng.
- Cấp độ rủi ro thiên tai do sương mù.
Việc cảnh báo sương mù được thực hiện theo quy trình kỹ thuật như thế nào? Nội dung dự báo, cảnh báo sương mù gồm những gì? (Hình từ Internet)
Quy trình kỹ thuật cảnh báo sương mù được thực hiện như thế nào?
Việc cảnh báo sương mù được thực hiện theo quy trình kỹ thuật quy định tại Điều 41 Thông tư 25/2022/TT-BTNMT. Cụ thể như sau:
(1) Thu thập, xử lý các loại thông tin, dữ liệu
- Số liệu thời tiết, bao gồm quan trắc bề mặt, thám không vô tuyến, dữ liệu quan trắc sương mù, nhiệt độ, nhiệt độ điểm sương tại trạm khí tượng trong khu vực dự báo;
- Số liệu vệ tinh khí tượng dữ liệu quan trắc từ vệ tinh khí tượng và các sản phẩm tính toán thứ cấp.
- Số liệu ra đa thời tiết;
- Số liệu mô hình số trị.
(2) Phân tích, đánh giá hiện trạng
- Phân tích, đánh giá hiện trạng số liệu thu thập được để nhận dạng sự hoạt động của các hình thế thời tiết và các đặc trưng liên quan gây sương mù; xác định khu vực có sương mù làm tầm nhìn xa bị giảm thấp, thời gian xuất hiện;
- Xác định diễn biến sương mù đã qua và đánh giá hiện trạng sương mù về thời gian, khu vực, cường độ sương mù, diễn biến về phạm vi ảnh hưởng sương mù trong 6 đến 12 giờ trước đó.
(3) Thực hiện phương án cảnh báo
- Các phương án được sử dụng trong cảnh báo sương mù tại hệ thống dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn quốc gia:
+ Phương án dựa trên phương pháp phân tích synop, phân tích chuyên gia;
+ Phương án dựa trên phương pháp thống kê từ các thông tin quan trắc hiện tại, quá khứ và các dự báo cho tương lai;
+ Phương án cảnh báo thời hạn cực ngắn (03-06 giờ) dựa trên ước lượng mưa tự động từ vệ tinh, ra đa;
+ Phương án dựa trên phương pháp mô hình số trị (dự báo đơn lẻ và dự báo tổ hợp);
+ Phương án dựa trên cơ sở các phương pháp khác;
- Căn cứ vào điều kiện cụ thể, tổ chức, cá nhân không thuộc hệ thống dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn quốc gia tự quy định việc sử dụng các phương án dự báo, cảnh báo cho phù hợp.
(4) Thảo luận cảnh báo
- Phân tích, đánh giá độ tin cậy của các kết quả cảnh báo bằng các phương án khác nhau, các kết quả cảnh báo trong các bản tin dự báo gần nhất;
- Tổng hợp các kết quả cảnh báo từ các phương án khác nhau và nhận định của các dự báo viên;
- Người chịu trách nhiệm ban hành bản tin lựa chọn và đưa ra kết luận cảnh báo cuối cùng đảm bảo độ tin cậy theo thời hạn cảnh báo.
(5) Xây dựng bản tin cảnh báo
- Hệ thống dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn quốc gia xây dựng và ban hành bản tin cảnh báo sương mù;
- Căn cứ yêu cầu thực tế, tổ chức, cá nhân không thuộc hệ thống dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn quốc gia tự quy định nội dung bản tin cho phù hợp.
(6) Cung cấp bản tin cảnh báo
- Hệ thống dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn quốc gia cung cấp các bản tin cảnh báo sương mù theo quy định;
- Tổ chức, cá nhân không thuộc hệ thống dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn quốc gia tự quy định danh sách các địa chỉ được cung cấp bản tin cho phù hợp với yêu cầu thực tế.
(7) Bổ sung bản tin cảnh báo
Trong trường hợp phát hiện sương mù kéo dài, diễn biến phức tạp cần bổ sung bản tin cảnh báo ngoài các bản tin được ban hành theo quy định.
(8) Đánh giá chất lượng cảnh báo
- Hệ thống dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn quốc gia: Đánh giá việc thực hiện đầy đủ, kịp thời việc cảnh báo sương mù; đánh giá chất lượng cảnh báo sương mù. Việc đánh giá chất lượng cảnh báo sương mù được thực hiện sau khi có đủ số liệu quan trắc theo thời hạn của bản tin cảnh báo;
- Các tổ chức, cá nhân không thuộc hệ thống dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn quốc gia phải tuân thủ các quy định hiện hành về đánh giá chất lượng dự báo.
Hệ thống dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn ban hành các bản tin cảnh báo sương mù theo tần suất và thời gian ra sao?
Căn cứ các quy định tại Điều 42 Thông tư 25/2022/TT-BTNMT, khoản 3 Điều 22 Quyết định 18/2021/QĐ-TTg.
Hệ thống dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn quốc gia ban hành các bản tin cảnh báo sương mù với tần suất và thời gian như sau:
+ Tin cảnh báo sương mù đầu tiên được ban hành khi phát hiện khả năng xuất hiện sương mù trong khu vực cảnh báo; các tin cảnh báo sương mù tiếp theo được ban hành mỗi ngày 01 bản tin vào lúc 21 giờ 30.
+ Trường hợp xảy ra sương mù kéo dài, diễn biến phức tạp, cần ban hành bổ sung bản tin vào lúc 04 giờ 30.
Các tổ chức, cá nhân không thuộc hệ thống dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn quốc gia tự quy định tần suất, thời gian ban hành các bản tin phù hợp với yêu cầu thực tế.
Thông tư 25/2022/TT-BTNMT có hiệu lực từ ngày 15/03/2023.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nghiêm cấm thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa nào theo quy định pháp luật ngoại thương?
- Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở là gì? Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở gồm các tổ chức nào?
- Mẫu Báo cáo tổng kết cuối năm của Hội người cao tuổi? Tải về file word mẫu Báo cáo tổng kết mới nhất?
- Vận tải đa phương thức quốc tế là gì? Chứng từ vận tải đa phương thức quốc tế được phát hành khi nào?
- Số tiền chiết khấu thương mại của hàng hóa đã bán được tính điều chỉnh trên hóa đơn bán hàng trong trường hợp nào?