Tự ý mua thuốc Tamiflu để điều trị cúm khi không có chỉ định của bác sĩ sẽ làm tăng nguy cơ đề kháng thuốc?
Tự ý mua thuốc Tamiflu để điều trị cúm khi không có chỉ định của bác sĩ sẽ làm tăng nguy cơ đề kháng thuốc?
Căn cứ vào Công văn 951/KCB-NV năm 2022 có nội dung hướng dẫn như sau:
“Theo phản ánh trên một số phương tiện thông tin truyền thông về việc người dân tự tìm mua thuốc Tamiflu chứa hoạt chất oseltamivir để điều trị cúm. Đây là loại thuốc được chỉ định trong trường hợp người bệnh nhiễm cúm (nghi ngờ hoặc xác định) có biến chứng hoặc có yếu tố nguy cơ, không được tự ý sử dụng khi không có chỉ định của bác sĩ do làm tăng nguy cơ đề kháng thuốc dẫn đến những tác dụng không mong muốn và tổn thất về kinh tế. Cục Quản lý Khám, chữa bệnh - Bộ Y tế đề nghị các đơn vị triển khai thực hiện như sau:
1. Tăng cường công tác truyền thông về phòng, chống bệnh cúm để người dân hiểu và không tự ý mua thuốc kháng vi rút để điều trị cúm.
2. Chỉ đạo cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên địa bàn thực hiện điều trị cúm theo các Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị cúm của Bộ Y tế[*].
3. Chú trọng công tác kê đơn an toàn, hợp lý và hiệu quả, đặc biệt với thuốc kháng vi rút để điều trị cúm.
Cục Quản lý Khám, chữa bệnh yêu cầu các đơn vị chỉ đạo, phổ biến nội dung Công văn này đến các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên địa bàn và nghiêm túc thực hiện./.”
Theo đó, Cục Quản lý khám, chữa bệnh đã đề nghị các bệnh viện, Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tăng cường công tác truyền thông về phòng, chống bệnh cúm để người dân hiểu và không tự ý mua thuốc kháng vi rút để điều trị cúm.
Tự ý mua thuốc Tamiflu để điều trị cúm khi không có chỉ định của bác sĩ sẽ làm tăng nguy cơ đề kháng thuốc?
Sử dụng thuốc điều trị cúm mùa như thế nào?
Căn cứ vào tiểu mục 3 Mục II Hướng dẫn ban hành kèm theo Quyết định 2078/QĐ-BYT năm 2011 của Bộ Y tế đã có nội dung hướng dẫn sử dụng thuốc điều trị cúm mùa như sau:
Chỉ định: Các trường hợp nhiễm cúm (nghi ngờ hoặc xác định) có biến chứng hoặc có yếu tố nguy cơ.
- Thuốc được sử dụng hiện nay là Oseltamivir (Tamiflu) hoặc Zanamivir.
- Liều lượng Oseltamivir được tính theo lứa tuổi và cân nặng. Thời gian điều trị là 5 ngày.
Người lớn và trẻ em > 13 tuổi:
75mg x 2 lần/ngày
Trẻ em ≥ 12 tháng đến ≤ 13 tuổi:
≤ 15 kg: 30 mg x 2 lần/ngày
> 15 kg đến 23 kg: 45 mg x 2 lần/ngày
> 23 kg đến 40 kg 60 mg x 2 lần/ngày
> 40 kg 75 mg x 2 lần/ngày
Trẻ em < 12 tháng tuổi:
0-1 tháng
> 1 -3 tháng
> 3-12tháng
2 mg/kg x 2 lần/ngày
2.5 mg/kg x 2 lần/ngày
3 mg/kg x 2 lần/ngày
- Zanamivir: Dạng hít định liều, sử dụng trong các trường hợp không có Oseltamivir hoặc kháng với Oseltamivir. Liều lượng Zanamivir được tính như sau:
Người lớn và trẻ em > 7 tuổi: 10 mg (2 lần hít 5-mg) x 2 lần/ngày
Trẻ em từ 5 - 7 tuổi: 10 mg (2 lần hít 5-mg) x 1 lần/ngày
Sử dụng thuốc điều trị cúm A H1N1 như thế nào cho đúng cách?
Căn cứ vào tiểu mục 2 Mục II Hướng dẫn ban hành kèm theo Quyết định 2762/QĐ-BYT năm 2009 của Bộ Y tế đã hướng dẫn sử dụng thuốc điều trị cúm A H1N1 như sau:
- Thuốc kháng vi rút:
+ Oseltamivir (Tamiflu):
* Người lớn và trẻ em trên 13 tuổi: 75mg 2 lần/ngày.
* Trẻ em từ 1-13 tuổi: dùng dung dịch uống tuỳ theo trọng lượng cơ thể
. <15 kg: 30 mg x 2 lần/ngày ´ 5 ngày.
. 16-23 kg: 45 mg x 2 lần/ngày ´ 5 ngày.
. 24-40 kg: 60 mg x 2 lần/ngày ´ 5 ngày.
. > 40 kg: 75 mg x 2 lần/ngày x 5 ngày.
* Trẻ em dưới 12 tháng:
. < 3 tháng: 12 mg x 2 lần/ngày x 5 ngày.
. 3-5 tháng: 20 mg x 2 lần/ngày x 5 ngày.
. 6-11 tháng: 25 mg x 2 lần/ngày x 5 ngày.
+ Zanamivir: dạng hít định liều. Sử dụng trong các trường hợp: Không có oseltamivir, trường hợp chậm đáp ứng hoặc kháng với oseltamivir.
Liều dùng:
* Người lớn và trẻ em trên 7 tuổi: 2 lần xịt 5mg x 2 lần/ngày.
* Trẻ em: Từ 5-7 tuổi: 2 lần xịt 5 mg x 1 lần/ngày.
+ Trường hợp nặng có thể kết hợp oseltamivir và zanamivir.
+ Trường hợp đáp ứng chậm với thuốc kháng vi rút: thời gian điều trị có thể kéo dài đến khi xét nghiệm hết vi rút.
- Cần theo dõi chức năng gan, thận để điều chỉnh liều lượng cho phù hợp.
Hướng dẫn sử dụng thuốc điều trị cúm A H7N9 ở người như thế nào?
Căn cứ vào tiểu mục 2 Mục I Hướng dẫn ban hành kèm theo Quyết định 1176/QĐ-BYT năm 2013 đã có nội dung hướng dẫn sử dụng thuốc điều trị bệnh cúm A H7N9 ở người như sau:
Các khuyến cáo sau đây dựa trên những hiểu biết về hiệu quả của thuốc kháng vi rút trong điều trị cúm A (H1N1) đại dịch và cúm A (H5N1):
• Oseltamivir:
- Người lớn và trẻ em trên 13 tuổi: 75mg x 2 lần/ngày x 7 ngày.
- Trẻ em từ 1-13 tuổi: dùng dung dịch uống tuỳ theo trọng lượng cơ thể
+ <15 kg: 30 mg x 2 lần/ngày x 7 ngày.
+ 16-23 kg: 45 mg x 2 lần/ngày x 7 ngày.
+ 24-40 kg: 60 mg x 2 lần/ngày x 7 ngày.
+ > 40 kg: 75 mg x 2 lần/ngày x 7 ngày.
- Trẻ em dưới 12 tháng:
+ < 3 tháng: 12 mg x 2 lần/ngày x 7 ngày.
+ 3-5 tháng: 20 mg x 2 lần/ngày x 7 ngày.
+ 6-11 tháng: 25 mg x 2 lần/ngày x 7 ngày.
• Zanamivir: dạng hít định liều. Sử dụng trong các trường hợp: Không có oseltamivir, trường hợp chậm đáp ứng hoặc kháng với oseltamivir.
- Người lớn và trẻ em trên 7 tuổi: 2 lần xịt 5mg x 2 lần/ngày x 7 ngày.
- Trẻ em: Từ 5-7 tuổi: 2 lần xịt 5 mg x 1 lần/ngày x 7 ngày.
• Zanamivir dạng truyền tĩnh mạch, với liều khuyến cáo 300 – 600 mg/ngày (nếu có).
• Lưu ý:
- Trường hợp nặng, đáp ứng chậm với thuốc kháng vi rút có thể dùng liều gấp đôi và thời gian điều trị có thể kéo dài đến 10 ngày hoặc đến khi xét nghiệm vi rút trở về âm tính.
- Cần theo dõi chức năng gan, thận để điều chỉnh liều lượng cho phù hợp.
Trên đây là những lưu ý khi sử dụng thuốc điều trị bệnh cúm theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cách điền phiếu biểu quyết thi hành kỷ luật/ đề nghị thi hành kỷ luật đối với Đảng viên chuẩn Hướng dẫn 05?
- Ở giai đoạn chuẩn bị dự án đầu tư xây dựng, dự án đầu tư được thể hiện thông qua những gì? Có bao nhiêu giai đoạn đầu tư xây dựng?
- Phân chia lợi nhuận từ tài sản chung không chia sau khi ly hôn như thế nào? Khi thỏa thuận chia tài sản chung thì có cần xét tới yếu tố lỗi làm cho hôn nhân bị đổ vỡ không?
- Ai được gặp phạm nhân? Tải về mẫu đơn xin gặp mặt phạm nhân mới nhất hiện nay? Trách nhiệm của người gặp?
- Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp bắt buộc trước khi khởi kiện đúng không?