Từ ngày 19/5/2023, hoạt động thăm dò, tổ chức khai quật khảo cổ tại di tích chùa Am Các-Thanh Hóa được thực hiện như thế nào?
Ngày 09/05/2023,Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Quyết định 1187/QÐ-BVHTTDL năm 2023 về việc thăm dò, khai quật khảo cổ. Tải về
Khai quật khảo cổ là gì?
- Căn cứ khoản 6 Điều 3 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 86/2008/QĐ-BVHTTDL đã khái niệm "Khai quật khảo cổ" là hoạt động khoa học nhằm nghiên cứu địa tầng của địa điểm khảo cổ và tìm kiếm, thu thập di vật khảo cổ, các loại dấu tích của quá khứ để xác định rõ nội dung, giá trị lịch sử, văn hóa và khoa học của địa điểm khảo cổ
- Hồ sơ khai quật khảo cổ là toàn bộ tài liệu viết, bản vẽ, bản dập, bản ảnh, tài liệu nghe nhìn và các tài liệu khác, được hình thành trong quá trình nghiên cứu, thăm dò, khai quật khảo cổ.
Hành vi nào bị nghiêm cấm khi thăm dò, khai quật khảo cổ?
Căn cứ Điều 5 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 86/2008/QĐ-BVHTTDL quy định những hành vi bị nghiêm cấm:
- Các hành vi bị nghiêm cấm quy định tại Điều 13 Luật Di sản văn hóa 2001, Điều 9 Nghị định 86/2005/NĐ-CP (Ví dụ: đào bới trái phép địa điểm khảo cổ...)
- Và những quy định cụ thể sau đây:
+ Thăm dò, khai quật địa điểm khảo cổ không có giấy phép của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (trường hợp thăm dò, khai quật khảo cổ) và Giám đốc Sở VHTTDL (trường hợp khai quật khảo cổ khẩn cấp).
+ Tự ý tìm kiếm, đào bới làm sai lệch hoặc gây nguy cơ xâm hại, hủy hoại địa điểm khảo cổ, di vật khảo cổ; trao đổi, mua bán và vận chuyển trái phép di vật khảo cổ.
+ Lợi dụng hoạt động nghiên cứu, thăm dò, khai quật khảo cổ làm xâm phạm lợi ích quốc gia và gây thiệt hại đến tài nguyên, môi trường, sức khoẻ con người.
+ Cản trở hoạt động quản lý, bảo vệ, nghiên cứu, thăm dò và khai quật khảo cổ của tổ chức và cá nhân có thẩm quyền.
+ Các hành vi khác được quy định tại Điều 13 Luật Di sản văn hóa 2001.
Từ ngày 19/5/2023, hoạt động thăm dò, tổ chức khai quật khảo cổ tại di tích chùa Am Các-Thanh Hóa được thực hiện như thế nào? (Hình internet)
Từ ngày 19/5/2023, tiến hành hoạt động thăm dò, khai quật khảo cổ tại di tích chùa Am Các - Thanh Hóa được thực hiện như thế nào?
Thực hiện theo đề nghị của Sở VHTTDL tỉnh Thanh Hóa, tại Quyết định 1187/QÐ-BVHTTDL năm 2023 Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã quyết định:
- Từ ngày 19/5/2023 - 19/8/2023, cho phép Sở VHTTDL tỉnh Thanh Hóa phối hợp với Viện Nghiên cứu Kinh thành thăm dò, khai quật khảo cổ tại di tích chùa Am Các, xã Định Hải, thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa tiến hành thăm dò, khai quật khảo cổ
+ Diện tích thăm dò, khai quật: 980m2, cụ thể như sau: Diện tích thăm dò: 10m2, gồm 02 hố x 05m2/01 hố; diện tích khai quật: 970m2, gồm 06: Hố H1: 180m2; Hố H2: 90m2; Hố H3: 220m2; Hố H4: 180m2; Hồ H5: 100m2; Hố H6: 200m2.
+ Chủ trì thăm dò, khai quật: Ông Lê Đình Ngọc, Viện Nghiên cứu Kinh thành.
- Trong thời gian thăm dò, khai quật khảo cổ, cơ quan được cấp giấy phép cần chú ý bảo vệ địa tầng của di tích; có trách nhiệm tuyên truyền cho Nhân dân về việc bảo vệ di sản văn hóa ở địa phương, không công bố kết luận chính thức khi chưa có sự thỏa thuận của cơ quan chủ quản và Cục Di sản văn hóa.
- Những hiện vật thu thập được trong quá trình thăm dò, khai quật khảo cổ, Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa, Sở VHTTDL tỉnh Thanh Hóa có trách nhiệm giữ gìn, bảo quản tránh để hiện vật bị hư hỏng, thất lạc và báo cáo Bộ trưởng Bộ VHTTDL phương án bảo vệ và phát huy giá trị những hiện vật đó.
- Sau khi kết thúc đợt thăm dò, khai quật khảo cổ, Sở VHTTDL tỉnh Thanh Hóa và Viện Nghiên cứu Kinh thành phải có báo cáo sơ bộ và đề xuất phương án quản lý, bảo vệ khu vực đã khai quật khảo cổ trong thời gian chậm nhất 01 tháng và báo cáo khoa học trong thời gian chậm nhất 01 năm, gửi về Bộ VHTTDL
- Trước khi công bố kết quả của đợt thăm dò, khai quật khảo cổ, cơ quan được cấp giấy phép trao đổi, thống nhất với Cục Di sản văn hóa.
Thủ tục và hồ sơ xin cấp phép thăm dò, khai quật khảo cổ được thực hiện như thế nào?
Theo Điều 12 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 86/2008/QĐ-BVHTTDL được sửa đổi bởi điểm 2 khoản 1 Điều 2 Thông tư 07/2011/TT-BVHTTDL quy định thủ tục cấp phép thăm dò, khai quật khảo cổ được thực hiện như sau:
- Tổ chức có chức năng thăm dò, khai quật khảo cổ gửi một (01) bộ hồ sơ đề nghị cấp phép thăm dò, khai quật khảo cổ tới Bộ trưởng Bộ VHTTDL (nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện).
*Hồ sơ:
Hồ sơ đề nghị cấp phép bao gồm:
+ Văn bản đề nghị cấp phép thăm dò, khai quật khảo cổ (mẫu Phụ lục số 2 ban hành kèm theo Quy chế này) của tổ chức chủ trì thăm dò, khai quật khảo cổ.
Trường hợp tổ chức chủ trì thăm dò, khai quật khảo cổ mời tổ chức, cá nhân nước ngoài tham gia thăm dò, khai quật khảo cổ thì tổ chức chủ trì phải có văn bản báo cáo nêu rõ tên của tổ chức, cá nhân đó và những tài liệu giới thiệu về chương trình hợp tác của các bên tham gia thăm dò, khai quật khảo cổ;
+ Văn bản thỏa thuận đề nghị cấp phép thăm dò, khai quật khảo cổ của Sở VHTTDL nơi có địa điểm thăm dò, khai quật khảo cổ đối với trường hợp tổ chức chủ trì thăm dò, khai quật khảo cổ không phải là Sở VHTTDL, hoặc không phải là đơn vị trực thuộc Sở VHTTDL
+ Sơ đồ vị trí địa điểm thăm dò, khai quật khảo cổ tỉ lệ 1:500, trong đó thể hiện rõ vị trí, diện tích các khu vực thăm dò, khai quật khảo cổ;
+ Văn bản đề nghị cấp phép thăm dò, khai quật khảo cổ của tổ chức phối hợp thăm dò, khai quật khảo cổ (nếu có).
- Trường hợp tổ chức phối hợp thăm dò, khai quật khảo cổ mời tổ chức, cá nhân nước ngoài tham gia thăm dò, khai quật khảo cổ thì tổ chức phối hợp phải có văn bản báo cáo tổ chức chủ trì thăm dò, khai quật khảo cổ. Căn cứ ý kiến thỏa thuận của tổ chức chủ trì thăm dò, khai quật khảo cổ, cơ quan có thẩm quyền cấp phép thăm dò, khai quật khảo cổ sẽ xem xét, quyết định;
- Trong trường hợp cần thiết, nếu việc thăm dò, khai quật tại các địa điểm có tầm quan trọng đặc biệt đối với việc nghiên cứu lịch sử của đất nước, Bộ VHTTDL sẽ yêu cầu tổ chức xin cấp giấy phép thăm dò, khai quật khảo cổ đệ trình kế hoạch thăm dò, khai quật khảo cổ và các tài liệu liên quan để xem xét trước khi cấp giấy phép thăm dò, khai quật khảo cổ.
- Thời hạn cấp giấy phép thăm dò, khai quật khảo cổ: trong 15 ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ;
- Trường hợp không cấp giấy phép sẽ nêu rõ lý do bằng văn bản.
Xem chi tiết văn bản Quyết định 1187/QÐ-BVHTTDL năm 2023 Tải về
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là gì? Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa đúng không?
- Công ty đại chúng có phải công bố thông tin định kỳ về báo cáo tình hình quản trị công ty hay không?
- Mục tiêu của giáo dục đại học là gì? Phát triển giáo dục đại học nhằm mục đích gì theo quy định?
- Viết bài văn tả con vật trên tivi lớp 4? Tả con vật em đã được quan sát trên ti vi lớp 4 hay nhất?
- Phạm vi hoạt động của Quỹ Hỗ trợ nông dân được quy định như thế nào? Bộ máy giúp việc của Quỹ Hỗ trợ nông dân gồm có ai?