Từ 19/04/2022, có phải giảng viên cao đẳng sư phạm chỉ cần 1 chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp?

Từ ngày 19/04/2022, có phải giảng viên cao đẳng sư phạm chỉ cần 1 chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp? Tôi nghe mọi người bảo quy định mới nhất tại Thông tư 04/2022/TT-BGDĐT thì giảng viên cao đẳng sư phạm chỉ cần 1 chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp. Có phải như vậy không? Mong được giải đáp.

Quy định trước đây về chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giảng viên cao đẳng sư phạm

Theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 4, điểm c khoản 2 Điều 5, điểm c khoản 2 Điều 6 Thông tư 35/2020/TT-BGDĐT về tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng có đề cập đến chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giảng viên cao đẳng sư phạm như sau:

"Điều 4. Trợ giảng (hạng III) - Mã số: V.07.01.23
...
2. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng:
a) Có bằng đại học trở lên phù hợp với vị trí việc làm, chuyên ngành giảng dạy;
b) Có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm (đối với giảng viên không tốt nghiệp đại học sư phạm hoặc đại học sư phạm kỹ thuật);
c) Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giảng viên cao đẳng sư phạm (hạng III)."
"Điều 5. Giảng viên cao đẳng sư phạm chính (hạng II) - Mã số: V.07.08.21
...
2. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng:
a) Có bằng thạc sĩ trở lên phù hợp với vị trí việc làm, ngành và chuyên ngành giảng dạy;
b) Có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm (đối với giảng viên không tốt nghiệp đại học sư phạm hoặc đại học sư phạm kỹ thuật);
c) Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giảng viên cao đẳng sư phạm chính (hạng II)."
"Điều 6. Giảng viên cao đẳng sư phạm cao cấp (hạng I) - Mã số: V.07.08.20
...
2. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng:
a) Có bằng tiến sĩ phù hợp với vị trí việc làm, ngành hoặc chuyên ngành giảng dạy;
b) Có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm (đối với giảng viên không tốt nghiệp đại học sư phạm hoặc đại học sư phạm kỹ thuật);
c) Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giảng viên cao đẳng sư phạm cao cấp (hạng I)."

Trước đây theo quy định của Thông tư 35/2020/TT-BGDĐT thì giảng viên cao đẳng sư phạm theo từng phân hạng chức danh nghề nghiệp phải đáp ứng tiêu chuẩn về chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp tương ứng với các hạng I, II, III.

Từ ngày 19/04/2022, giảng viên cao đẳng sư phạm chỉ cần 1 chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp

Từ ngày 19/04/2022, giảng viên cao đẳng sư phạm chỉ cần 1 chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp

Từ ngày 19/04/2022, giảng viên cao đẳng sư phạm chỉ cần 1 chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp

Tuy nhiên, theo quy định tại khoản 1 Điều 1 Thông tư 04/2022/TT-BGDĐT (có hiệu lực thi hành từ ngày 19/04/2022) như sau:

"Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 35/2020/TT-BGDĐT ngày 01 tháng 10 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp, bổ nhiệm và xếp lương đối với viên chức giảng dạy trong các trường cao đẳng sư phạm công lập
1. Sửa đổi, bổ sung điểm c khoản 2 Điều 4, điểm c khoản 2 Điều 5, điểm c khoản 2 Điều 6 như sau:
“c) Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giảng viên cao đẳng sư phạm.”

Như vậy, kể từ thời điểm 19/04/2022, tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng giảng viên cao đẳng sư phạm đối với tất cả các hạng (I, II, III) không còn yêu cầu có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giảng viên cao đẳng sư phạm riêng biệt cho từng phân hạng như trước đây.

Thay vào đó, cả 3 phân hạng giảng viên cao đẳng sư phạm sẽ cùng chung điều kiện có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giảng viên cao đẳng sư phạm.

Một số lưu ý về chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh giảng viên cao đẳng sư phạm

Theo quy định tại khoản 2 Điều 1 Thông tư 04/2022/TT-BGDĐT (có hiệu lực thi hành từ ngày 19/04/2022) như sau:

"Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 35/2020/TT-BGDĐT ngày 01 tháng 10 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp, bổ nhiệm và xếp lương đối với viên chức giảng dạy trong các trường cao đẳng sư phạm công lập
...
2. Bổ sung Điều 10a sau Điều 10 như sau:
“Điều 10a. Quy định chuyển tiếp
1. Viên chức đã được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp viên chức giảng dạy trong các trường cao đẳng sư phạm công lập theo quy định của pháp luật từ trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành được xác định là đáp ứng quy định về tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức giảng dạy trong các trường cao đẳng sư phạm công lập quy định tại Thông tư này tương ứng với chức danh nghề nghiệp đã được bổ nhiệm.
2. Viên chức đã có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp của hạng viên chức giảng dạy trong các trường cao đẳng sư phạm công lập hoặc trong các cơ sở giáo dục đại học công lập theo quy định của pháp luật trước ngày 30 tháng 6 năm 2022 được xác định là đáp ứng yêu cầu về chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giảng viên cao đẳng sư phạm; đồng thời được sử dụng khi tham dự kỳ thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp và không phải học chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giảng viên cao đẳng sư phạm quy định tại Thông tư này.”

Theo đó, viên chức đã có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp của hạng viên chức giảng dạy trong các trường cao đẳng sư phạm công lập hoặc trong các cơ sở giáo dục đại học công lập theo quy định của pháp luật trước ngày 30/06/2022 được xác định là đáp ứng yêu cầu về chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giảng viên cao đẳng sư phạm.

Đồng thời, được sử dụng khi tham dự kỳ thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp và không phải học chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giảng viên cao đẳng sư phạm quy định tại Thông tư này.

Giảng viên
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Nhiệm vụ của giáo viên, giảng viên giảng dạy cho người khuyết tật được quy định như thế nào?
Pháp luật
Quy định mới nhất về tiêu chuẩn đối với viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục đại học công lập là gì?
Pháp luật
Bản mô tả vị trí việc làm của Giảng viên cao đẳng sư phạm chính (hạng II) như thế nào theo quy định từ ngày 15/5/2024?
Pháp luật
Bản mô tả vị trí việc làm của Giảng viên cao đẳng sư phạm cao cấp (hạng 1) như thế nào theo quy định từ ngày 15/5/2024?
Pháp luật
Bản mô tả vị trí việc làm của Giảng viên chính hạng 2 như thế nào theo quy định từ ngày 15/5/2024?
Pháp luật
Bản mô tả vị trí việc làm của Giảng viên cao cấp Hạng I như thế nào theo quy định từ ngày 15/5/2024?
Pháp luật
Có cần chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm khi làm giảng viên không? Mã số và phân hạng chức danh nghề nghiệp của giảng viên quy định thế nào?
Pháp luật
Điều kiện riêng biệt nào để cơ sở đào tạo mở ngành đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ hoặc tiến sĩ theo quy định mới nhất năm 2022?
Pháp luật
Tiêu chuẩn trở thành giáo viên, giảng viên thể dục thể thao? Giáo viên, giảng viên thể dục, thể thao có quyền và nghĩa vụ gì?
Pháp luật
Lương của giảng viên cao cấp tại trường đại học công lập là bao nhiêu? Nhiệm vụ của giảng viên này là gì?
Pháp luật
Để trở thành giảng viên cao cấp của trường đại học công lập thì phải có bằng tiến sỹ đúng không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Giảng viên
3,025 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Giảng viên

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Giảng viên

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào