Từ ngày 01/7/2022, việc thu phí, lệ phí trong lĩnh vực chứng khoán được thực hiện như thế nào?
- Đối tượng nộp phí và lệ phí trong lĩnh vực chứng khoán theo quy định mới nhất?
- Kê khai, thu, nộp phí, lệ phí trong lĩnh vực chứng khoán của người nộp được thực hiện như thế nào?
- Kê khai, nộp phí, lệ phí trong lĩnh vực chứng khoán của tổ chức thu được thực hiện như thế nào?
- Quản lý và sử dụng phí thu được trong lĩnh vực chứng khoán như thế nào?
Đối tượng nộp phí và lệ phí trong lĩnh vực chứng khoán theo quy định mới nhất?
Căn cứ Điều 2 Thông tư 25/2022/TT-BTC quy định tổ chức thu và đối tượng nộp phí, lệ phí trong lĩnh vực chứng khoán như sau:
- Đối tượng nộp phí, lệ phí trong lĩnh vực chứng khoán:
+ Công ty chứng khoán.
+ Công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán.
+ Công ty đầu tư chứng khoán.
+ Quỹ đầu tư chứng khoán.
+ Chi nhánh công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ chứng khoán nước ngoài tại Việt Nam.
+ Văn phòng đại diện công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán trong nước và nước ngoài.
+ Phòng giao dịch chứng khoán.
+ Công ty thực hiện chào bán chứng khoán ra công chúng
+ Sở GDCK.
+ Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam.
+ Ngân hàng thanh toán.
- Tổ chức thu phí, lệ phí trong lĩnh vực chứng khoán được thực hiện bởi Ủy ban chứng khoán Việt Nam.
Thu phí, lệ phí trong lĩnh vực chứng khoán
Kê khai, thu, nộp phí, lệ phí trong lĩnh vực chứng khoán của người nộp được thực hiện như thế nào?
Theo Điều 4 Thông tư 25/2022/TT-BTC quy định việc kê khai, thu, nộp phí, lệ phí của người nộp trong lĩnh vực chứng khoán được thực hiện như sau:
"Điều 4. Kê khai, thu, nộp phí, lệ phí của người nộp
1. Phí, lệ phí trong lĩnh vực chứng khoán thu bằng đồng Việt Nam.
2. Thu, nộp lệ phí: Người nộp lệ phí phải nộp toàn bộ số tiền lệ phí khi được cấp giấy phép, giấy chứng nhận hoạt động trong lĩnh vực chứng khoán cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
3. Thu, nộp phí giám sát hoạt động chứng khoán: Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội và Sở Giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (sau đây gọi tắt là Sở GDCK), Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam (sau đây gọi tắt là VSDC), ngân hàng thanh toán nộp phí giám sát cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước hàng quý, thời gian nộp chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng đầu tiên của quý tiếp theo.
4. Thu, nộp phí quản lý công ty đại chúng chưa niêm yết và chưa đăng ký giao dịch một lần khi được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp giấy xác nhận hoàn tất việc đăng ký công ty đại chúng.
5. Thu, nộp phí quản lý đối với quỹ mở
a) Trong vòng 30 ngày, kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký thành lập quỹ mở, công ty quản lý quỹ phải nộp phí quản lý như sau:
- Trường hợp được cấp giấy chứng nhận từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 30 tháng 06 hàng năm, mức phí phải nộp là 10 triệu đồng/quỹ.
- Trường hợp được cấp giấy chứng nhận từ ngày 01 tháng 7 đến ngày 31 tháng 12 hàng năm, mức phí phải nộp là 5 triệu đồng/quỹ.
b) Các năm tiếp theo, công ty quản lý quỹ phải nộp phí là 10 triệu đồng/quỹ, thời gian nộp từ ngày 01 tháng 12 đến ngày 31 tháng 12 hàng năm."
Kê khai, nộp phí, lệ phí trong lĩnh vực chứng khoán của tổ chức thu được thực hiện như thế nào?
Căn cứ Điều 5 Thông tư 25/2022/TT-BTC quy định việc kê khai, nộp phí, lệ phí của tổ chức thu trong lĩnh vực chứng khoán được thực hiện như sau:
- Định kỳ chậm nhất là ngày thứ hai hàng tuần, tổ chức thu phí phải gửi số tiền phí đã thu được trong tuần trước vào tài khoản phí chờ nộp ngân sách mở tại Kho bạc Nhà nước.
- Tổ chức thu phí, lệ phí thực hiện kê khai, nộp phí, lệ phí thu được theo tháng, quyết toán năm theo quy định tại Luật Quản lý thuế và Nghị định số 126/2020/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý thuế. Tổ chức thu thực hiện nộp 30% số tiền phí thu được và 100% số tiền lệ phí thu được vào ngân sách nhà nước theo chương, tiểu mục của Mục lục ngân sách nhà nước.
Quản lý và sử dụng phí thu được trong lĩnh vực chứng khoán như thế nào?
Theo quy định tại Điều 6 Thông tư 25/2022/TT-BTC, việc quản lý và sử dụng phí được thực hiện như sau:
- Đối với phí thu được tổ chức thu phí được để lại 70% số tiền phí thu được, để sử dụng theo quy định tại Nghị định số 120/2016/NĐ-CP ngày 23 tháng 8 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phí và lệ phí, Quyết định số 29/2009/QĐ-TTg ngày 20 tháng 02 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ tự chủ về biên chế và kinh phí hoạt động của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và Thông tư số 104/2009/TT-BTC ngày 25 tháng 5 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định thực hiện Quyết định số 29/2009/QĐ-TTg ngày 20 tháng 02 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành chế độ tự chủ về biên chế và kinh phí hoạt động của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
Thông tư 25/2022/TT-BTC có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2022.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Từ năm 2025, lùi xe ô tô trên đường cao tốc xử phạt đến 40 triệu đồng? Lùi xe ô tô trên đường cao tốc bị trừ bao nhiêu điểm?
- Lỗi không thắt dây an toàn khi lái xe 2025? Lỗi không thắt dây an toàn khi lái xe bị trừ bao nhiêu điểm?
- Quy chuẩn QCVN 01-1:2024/BYT chất lượng nước sạch sinh hoạt? Tiêu chuẩn nước sinh hoạt QCVN 01 2024 thế nào?
- Vượt đèn đỏ xe máy phạt bao nhiêu 2025? Xe máy vượt đèn đỏ bị trừ mấy điểm giấy phép lái xe?
- Viết đoạn văn 200 chữ về lòng biết ơn hay, chọn lọc? Mẫu viết đoạn văn 200 chữ về lòng biết ơn? Học sinh tiểu học có những quyền gì?