Từ 1/7/2024 Tài khoản giao dịch điện tử do ai cấp? Lịch sử giao dịch của tài khoản giao dịch điện tử có giá trị pháp lý khi nào?

Từ 1/7/2024, Tài khoản giao dịch điện tử do ai cấp? Lịch sử giao dịch của tài khoản giao dịch điện tử có giá trị pháp lý khi nào? Câu hỏi từ chị K.A - TPHCM.

Tài khoản giao dịch điện tử do ai cấp? Lịch sử giao dịch của tài khoản giao dịch điện tử có giá trị pháp lý khi nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 46 Luật Giao dịch điện tử 2023 quy định như sau:

Tài khoản giao dịch điện tử
1. Tài khoản giao dịch điện tử do chủ quản hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử cấp và được quản lý, sử dụng theo quy định của Luật này.
2. Tài khoản giao dịch điện tử được sử dụng để thực hiện giao dịch điện tử, nhằm lưu trữ lịch sử giao dịch và bảo đảm chính xác trình tự giao dịch của chủ tài khoản, có giá trị chứng minh lịch sử giao dịch của các bên tham gia theo quy định tại khoản 4 Điều này.
3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền lựa chọn sử dụng tài khoản giao dịch điện tử phù hợp với nhu cầu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
4. Lịch sử giao dịch của tài khoản giao dịch điện tử có giá trị pháp lý để chứng minh giao dịch khi đáp ứng đủ các yêu cầu sau đây:
a) Hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử phải bảo đảm an toàn theo quy định của pháp luật về an toàn thông tin mạng;
b) Gắn duy nhất với một cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân là chủ tài khoản giao dịch điện tử;
c) Bảo đảm chính xác thời gian giao dịch từ nguồn thời gian theo quy định của pháp luật về nguồn thời gian chuẩn quốc gia.

Vậy, Tài khoản giao dịch điện tử do chủ quản hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử cấp.

Lịch sử giao dịch của tài khoản giao dịch điện tử có giá trị pháp lý để chứng minh giao dịch khi đáp ứng đủ 3 yêu cầu sau đây:

(1) Hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử phải bảo đảm an toàn theo quy định của pháp luật về an toàn thông tin mạng;

(2) Gắn duy nhất với một cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân là chủ tài khoản giao dịch điện tử;

(3) Bảo đảm chính xác thời gian giao dịch từ nguồn thời gian theo quy định của pháp luật về nguồn thời gian chuẩn quốc gia.

Từ 1/7/2024 Tài khoản giao dịch điện tử do ai cấp? Lịch sử giao dịch của tài khoản giao dịch điện tử có giá trị pháp lý khi nào?

Từ 1/7/2024 Tài khoản giao dịch điện tử do ai cấp? Lịch sử giao dịch của tài khoản giao dịch điện tử có giá trị pháp lý khi nào? (Hình từ Internet)

Các hành vi nào bị nghiêm cấm trong giao dịch điện tử?

Căn cứ theo quy định tại Điều 6 Luật Giao dịch điện tử 2023 quy định như sau:

Các hành vi bị nghiêm cấm trong giao dịch điện tử
1. Lợi dụng giao dịch điện tử xâm phạm đến lợi ích quốc gia, dân tộc, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
2. Cản trở hoặc ngăn chặn trái pháp luật quá trình tạo ra, gửi, nhận, lưu trữ thông điệp dữ liệu hoặc có hành vi khác nhằm phá hoại hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử.
3. Thu thập, cung cấp, sử dụng, tiết lộ, hiển thị, phát tán, kinh doanh trái pháp luật thông điệp dữ liệu.
4. Giả mạo, làm sai lệch hoặc xóa, hủy, sao chép, di chuyển trái pháp luật một phần hoặc toàn bộ thông điệp dữ liệu.
5. Tạo ra thông điệp dữ liệu nhằm thực hiện hành vi trái pháp luật.
6. Gian lận, giả mạo, chiếm đoạt hoặc sử dụng trái pháp luật tài khoản giao dịch điện tử, chứng thư điện tử, chứng thư chữ ký điện tử, chữ ký điện tử.
7. Cản trở việc lựa chọn thực hiện giao dịch điện tử.
8. Hành vi khác bị nghiêm cấm theo quy định của luật.

Theo đó, các hành vi bị nghiêm cấm trong giao dịch điện tử mới nhất là 08 hành vi sau:

- Lợi dụng giao dịch điện tử xâm phạm đến lợi ích quốc gia, dân tộc, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

- Cản trở hoặc ngăn chặn trái pháp luật quá trình tạo ra, gửi, nhận, lưu trữ thông điệp dữ liệu hoặc có hành vi khác nhằm phá hoại hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử.

- Thu thập, cung cấp, sử dụng, tiết lộ, hiển thị, phát tán, kinh doanh trái pháp luật thông điệp dữ liệu.

- Giả mạo, làm sai lệch hoặc xóa, hủy, sao chép, di chuyển trái pháp luật một phần hoặc toàn bộ thông điệp dữ liệu.

- Tạo ra thông điệp dữ liệu nhằm thực hiện hành vi trái pháp luật.

- Gian lận, giả mạo, chiếm đoạt hoặc sử dụng trái pháp luật tài khoản giao dịch điện tử, chứng thư điện tử, chứng thư chữ ký điện tử, chữ ký điện tử.

- Cản trở việc lựa chọn thực hiện giao dịch điện tử.

- Hành vi khác bị nghiêm cấm theo quy định của luật.

Nội dung quản lý nhà nước về giao dịch điện tử mới nhất là gì?

Theo Điều 49 Luật Giao dịch điện tử 2023, nội dung quản lý nhà nước về giao dịch điện tử như sau:

- Xây dựng, ban hành, tổ chức thực hiện chiến lược, kế hoạch và chính sách phát triển giao dịch điện tử; văn bản quy phạm pháp luật về giao dịch điện tử; tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, yêu cầu kỹ thuật, định mức kinh tế - kỹ thuật, chất lượng sản phẩm, dịch vụ trong giao dịch điện tử.

- Quản lý công tác báo cáo, đo lường, thống kê hoạt động giao dịch điện tử; quản lý việc giám sát an toàn hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử của chủ quản hệ thống thông tin.

- Quản lý dịch vụ tin cậy.

- Quản lý, tổ chức việc xây dựng, khai thác và phát triển hạ tầng chứng thực điện tử quốc gia; việc phát hành, thu hồi chứng thư chữ ký số.

- Quy định việc liên thông giữa các hệ thống cung cấp dịch vụ chữ ký số công cộng và chữ ký số chuyên dùng công vụ.

- Tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật trong giao dịch điện tử.

- Quản lý công tác đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực, chuyên gia trong giao dịch điện tử.

- Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về giao dịch điện tử.

- Hợp tác quốc tế về giao dịch điện tử.

Luật Giao dịch điện tử 2023 có hiệu lực từ 1/7/2024.

Tài khoản giao dịch điện tử
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Quy định tài khoản giao dịch điện tử trong cấp giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài thế nào?
Pháp luật
Chủ quản hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử có trách nhiệm giám sát an toàn hệ thống thông tin không?
Pháp luật
Chủ quản nền tảng số trung gian quy mô lớn phục vụ giao dịch điện tử có trách nhiệm gì theo quy định?
Pháp luật
Tài khoản giao dịch điện tử là gì? Nghĩa vụ khi sử dụng tài khoản giao dịch điện tử thực hiện thủ tục hành chính?
Pháp luật
Giao dịch điện tử là gì? Tài khoản giao dịch điện tử do ai cấp và được sử dụng để làm gì theo quy định?
Pháp luật
Khi nào tài khoản giao dịch điện tử được xem là có giá trị pháp lý để chứng minh giao dịch? Nền tảng thực hiện giao dịch điện tử là nền tảng nào?
Pháp luật
Từ 1/7/2024 Tài khoản giao dịch điện tử do ai cấp? Lịch sử giao dịch của tài khoản giao dịch điện tử có giá trị pháp lý khi nào?
Pháp luật
Hướng dẫn cập nhật, bổ sung email vào tài khoản giao dịch điện tử (GDĐT) cá nhân với cơ quan bảo hiểm xã hội?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tài khoản giao dịch điện tử
Phan Thị Phương Hồng Lưu bài viết
831 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Tài khoản giao dịch điện tử

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tài khoản giao dịch điện tử

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào