Giao dịch điện tử là gì? Tài khoản giao dịch điện tử do ai cấp và được sử dụng để làm gì theo quy định?
Giao dịch điện tử là gì?
Giao dịch điện tử là gì thì căn cứ quy định tại Điều 3 Luật Giao dịch điện tử 2023 có giải thích như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Giao dịch điện tử là giao dịch được thực hiện bằng phương tiện điện tử.
2. Phương tiện điện tử là phần cứng, phần mềm, hệ thống thông tin hoặc phương tiện khác hoạt động dựa trên công nghệ thông tin, công nghệ điện, điện tử, kỹ thuật số, từ tính, truyền dẫn không dây, quang học, điện từ hoặc công nghệ khác tương tự.
3. Môi trường điện tử là môi trường mạng viễn thông, mạng Internet, mạng máy tính, hệ thống thông tin.
4. Thông điệp dữ liệu là thông tin được tạo ra, được gửi, được nhận, được lưu trữ bằng phương tiện điện tử.
5. Chứng thư điện tử là giấy phép, giấy chứng nhận, chứng chỉ, văn bản xác nhận, văn bản chấp thuận khác do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phát hành dưới dạng dữ liệu điện tử.
...
Như vậy, giao dịch điện tử là giao dịch được thực hiện bằng phương tiện điện tử.
Theo đó, phương tiện điện tử được hiểu là phần cứng, phần mềm, hệ thống thông tin hoặc phương tiện khác hoạt động dựa trên công nghệ thông tin, công nghệ điện, điện tử, kỹ thuật số, từ tính, truyền dẫn không dây, quang học, điện từ hoặc công nghệ khác tương tự.
Giao dịch điện tử là gì? Tài khoản giao dịch điện tử do ai cấp và được sử dụng để làm gì theo quy định? (Hình từ Internet)
Tài khoản giao dịch điện tử do ai cấp và được sử dụng để làm gì?
Tài khoản giao dịch điện tử được quy định tại Điều 46 Luật Giao dịch điện tử 2023 như sau:
Tài khoản giao dịch điện tử
1. Tài khoản giao dịch điện tử do chủ quản hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử cấp và được quản lý, sử dụng theo quy định của Luật này.
2. Tài khoản giao dịch điện tử được sử dụng để thực hiện giao dịch điện tử, nhằm lưu trữ lịch sử giao dịch và bảo đảm chính xác trình tự giao dịch của chủ tài khoản, có giá trị chứng minh lịch sử giao dịch của các bên tham gia theo quy định tại khoản 4 Điều này.
3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền lựa chọn sử dụng tài khoản giao dịch điện tử phù hợp với nhu cầu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
4. Lịch sử giao dịch của tài khoản giao dịch điện tử có giá trị pháp lý để chứng minh giao dịch khi đáp ứng đủ các yêu cầu sau đây:
a) Hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử phải bảo đảm an toàn theo quy định của pháp luật về an toàn thông tin mạng;
b) Gắn duy nhất với một cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân là chủ tài khoản giao dịch điện tử;
c) Bảo đảm chính xác thời gian giao dịch từ nguồn thời gian theo quy định của pháp luật về nguồn thời gian chuẩn quốc gia.
Đối chiếu theo quy định trên, tài khoản giao dịch điện tử do chủ quản hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử cấp và được sử dụng để thực hiện giao dịch điện tử, nhằm lưu trữ lịch sử giao dịch và bảo đảm chính xác trình tự giao dịch của chủ tài khoản, có giá trị chứng minh lịch sử giao dịch của các bên tham gia.
Lưu ý:
- Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền lựa chọn sử dụng tài khoản giao dịch điện tử phù hợp với nhu cầu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
- Lịch sử giao dịch của tài khoản giao dịch điện tử có giá trị pháp lý để chứng minh giao dịch khi đáp ứng đủ các yêu cầu sau đây:
+ Hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử phải bảo đảm an toàn theo quy định của pháp luật về an toàn thông tin mạng;
+ Gắn duy nhất với một cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân là chủ tài khoản giao dịch điện tử;
+ Bảo đảm chính xác thời gian giao dịch từ nguồn thời gian theo quy định của pháp luật về nguồn thời gian chuẩn quốc gia.
08 hành vi bị nghiêm cấm trong giao dịch điện tử theo quy định?
Căn cứ quy định tại Điều 6 Luật Giao dịch điện tử 2023, 08 hành vi bị nghiêm cấm trong giao dịch điện tử bao gồm:
(1) Lợi dụng giao dịch điện tử xâm phạm đến lợi ích quốc gia, dân tộc, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
(2) Cản trở hoặc ngăn chặn trái pháp luật quá trình tạo ra, gửi, nhận, lưu trữ thông điệp dữ liệu hoặc có hành vi khác nhằm phá hoại hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử.
(3) Thu thập, cung cấp, sử dụng, tiết lộ, hiển thị, phát tán, kinh doanh trái pháp luật thông điệp dữ liệu.
(4) Giả mạo, làm sai lệch hoặc xóa, hủy, sao chép, di chuyển trái pháp luật một phần hoặc toàn bộ thông điệp dữ liệu.
(5) Tạo ra thông điệp dữ liệu nhằm thực hiện hành vi trái pháp luật.
(6) Gian lận, giả mạo, chiếm đoạt hoặc sử dụng trái pháp luật tài khoản giao dịch điện tử, chứng thư điện tử, chứng thư chữ ký điện tử, chữ ký điện tử.
(7) Cản trở việc lựa chọn thực hiện giao dịch điện tử.
(8) Hành vi khác bị nghiêm cấm theo quy định của luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trên môi trường điện tử của cơ quan nhà nước được xây dựng bao nhiêu năm?
- Phân loại hàng hóa trong hải quan được giải thích thế nào? Quy định về việc phân loại hàng hóa?
- Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong trường hợp nào? Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định CPTPP ra sao?
- Trọng tài quy chế là gì? Nguyên đơn làm đơn khởi kiện có được áp dụng giải quyết tranh chấp bằng trọng tài quy chế không?
- Kiểm tra chứng từ đối với chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu được thực hiện thế nào?