Từ 05/9/2022, mức chi đặc thù để phục vụ công tác điều ước quốc tế, công tác thỏa thuận quốc tế là bao nhiêu?
- Mức chi đối với hồ sơ, soạn thảo điều ước quốc tế và chi các cuộc họp của Hội đồng kiểm tra điều ước quốc tế?
- Mức chi báo cáo nhận xét, đánh giá của người phản biện, báo cáo về tình hình ký kết và thực hiện điều ước quốc tế và chi cho việc xây dựng báo cáo thẩm định?
- Mức chi cấp ý kiến pháp lý cho các điều ước quốc tế, chi lấy ý kiến chuyên gia, việc chi soạn thảo các bộ hồ sơ, soạn thảo văn bản, các loại báo cáo?
Mức chi đối với hồ sơ, soạn thảo điều ước quốc tế và chi các cuộc họp của Hội đồng kiểm tra điều ước quốc tế?
Căn cứ điểm a, điểm b, điểm c khoản 3 Điều 4 Thông tư 43/2022/TT-BTC quy định như sau:
"Điều 4. Mức chi
...
3. Một số mức chi có tính chất đặc thù phục vụ công tác điều ước quốc tế, công tác thỏa thuận quốc tế:
a) Việc xây dựng các loại hồ sơ quy định tại điểm a, khoản 1, Điều 5 và điểm d, khoản 1, Điều 6 Nghị định số 65/2021/NĐ-CP gồm: Hồ sơ trình về việc nghiên cứu, xây dựng phương án đàm phán, xây dựng hồ sơ đề xuất đàm phán ĐUQT; hồ sơ trình về để xuất ký điều ước quốc tế; hồ sơ trình về việc phê chuẩn điều ước quốc tế; hồ sơ trình về việc phê duyệt điều ước quốc tế; hồ sơ trình về việc gia nhập điều ước quốc tế; hồ sơ trình về việc chấp nhận hoặc phản đối bảo lưu của bên ký kết nước ngoài đối với điều ước quốc tế; hồ sơ trình về việc rút bảo lưu hoặc rút phản đối bảo lưu điều ước quốc tế; hồ sơ trình về việc sửa đổi, bổ sung, gia hạn điều ước quốc tế; hồ sơ trình về việc chấm dứt hiệu lực, từ bỏ, rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện điều ước quốc tế; hồ sơ trình về đề xuất ký kết thỏa thuận quốc tế; hồ sơ trình về việc sửa đổi, bổ sung, gia hạn, chấm dứt hiệu lực, rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện thỏa thuận Quốc tế.
Mức chi tối đa 10.000.000 đồng/1 bộ hồ sơ, do cơ quan chủ trì trình thực hiện và tính cho sản phẩm hồ sơ cuối cùng được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Danh mục một bộ hồ sơ thực hiện theo quy định tại Luật Điều ước quốc tế, Luật Thỏa thuận quốc tế. Tùy thuộc vào nội dung, tính chất, mức độ phức tạp của từng điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế, Thủ trưởng đơn vị quyết định mức chi phù hợp, tối đa không quá mức chi quy định tại điểm này.
b) Chi soạn thảo điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế quy định tại điểm d, khoản 1, Điều 5 và điểm c, khoản 1, Điều 6 Nghị định số 65/2021/NĐ-CP (tính cho sản phẩm là điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế cuối cùng được ký kết):
- Soạn thảo mới dự thảo điều ước quốc tế: Tối đa 8.000.000 đồng/văn bản;
- Soạn thảo dự thảo điều ước quốc tế sửa đổi, bổ sung: Tối đa 5.000.000 đồng văn bản
- Soạn thảo mới dự thảo thỏa thuận quốc tế: Tối đa 5.000.000 đồng/văn bản.
c) Chi các cuộc họp của Hội đồng kiểm tra điều ước quốc tế, Hội đồng thẩm định điều ước quốc tế (nếu có) quy định tại điểm e, khoản 4, Điều 5 Nghị định số 65/2021/NĐ-CP:
- Người chủ trì cuộc họp: 150.000 đồng/người/buổi;
- Các thành viên tham dự: 100.000 đồng/người/buổi;
- Lấy ý kiến tham luận bằng văn bản của thành viên tham dự: 500.000 đồng/văn bản (số lượng ý kiến tham luận do Thủ trưởng cơ quan chủ trì quyết định và chịu trách nhiệm, đảm bảo hiệu quả, trong phạm vi nguồn kinh phí được giao)."
Như vậy, mức chi tối đa 10.000.000 đồng/1 bộ hồ sơ, do cơ quan chủ trì trình thực hiện và tính cho sản phẩm hồ sơ cuối cùng được cấp có thẩm quyền phê duyệt
Từ 05/9/2022, mức chi đặc thù để phục vụ công tác điều ước quốc tế, công tác thỏa thuận quốc tế là bao nhiêu? (Hình từ internet)
Mức chi báo cáo nhận xét, đánh giá của người phản biện, báo cáo về tình hình ký kết và thực hiện điều ước quốc tế và chi cho việc xây dựng báo cáo thẩm định?
Căn cứ điểm d, điểm đ, điểm e khoản 3 Điều 4 Thông tư 43/2022/TT-BTC quy định như sau:
"Điều 4. Mức chi
...
3. Một số mức chi có tính chất đặc thù phục vụ công tác điều ước quốc tế, công tác thỏa thuận quốc tế:
...
d) Chi báo cáo nhận xét, đánh giá của người phản biện, uỷ viên của Hội đồng kiểm tra, Hội đồng thẩm định trong các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 18 và khoản 3 Điều 20 Luật Điều ước quốc tế theo quy định tại điểm c, khoản 4, Điều 5 Nghị định số 65/2021/NĐ-CP; của Hội đồng thẩm tra trong trường hợp điều ước quốc tế có nội dung quan trọng, phức tạp theo quy định tại điểm c, khoản 5, Điều 5 Nghị định số 65/2021/NĐ-CP:
- Đối với dự thảo điều ước quốc tế mới hoặc thay thế: 1.000.000 đồng/báo cáo;
- Đối với dự thảo điều ước quốc tế sửa đổi, bổ sung: 700.000 đồng/ báo cáo.
đ) Báo cáo về tình hình ký kết và thực hiện điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế theo quy định tại điểm h, khoản 3, Điều 5; điểm c khoản 8, Điều 5 và điểm c khoản 5, Điều 6 Nghị định số 65/2021/NĐ-CP:
- Báo cáo quốc gia về việc thực hiện điều ước quốc tế nhiều bên theo quy định của điều ước quốc tế: Tối đa 10.000.000 đồng/báo cáo.
- Báo cáo tình hình ký kết và thực hiện điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế trình Thủ tướng Chính phủ, Chính phủ, Chủ tịch nước: Tối đa 8.000.000 đồng/bảo cáo;
- Báo cáo tình hình ký kết và thực hiện điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế định kỳ hàng năm của các Bộ, ngành: Tối đa 5.000.000 đồng/báo cáo;
- Báo cáo tình hình ký kết và thực hiện điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế theo chuyên đề hoặc đột xuất theo yêu cầu của cấp có thẩm quyền: Tối đa 3.000.000 đồng/báo cáo.
e) Chi cho việc xây dựng báo cáo thẩm định, báo cáo kiểm tra đối với đề xuất ký, gia nhập điều ước quốc tế quy định tại điểm c, khoản 4, Điều 5 Nghị định số 65/2021/NĐ-CP và báo cáo thẩm tra điều ước quốc tế quy định tại điểm d, khoản 5, Điều 5 Nghị định số 65/2021/NĐ-CP:
- Đối với dự thảo điều ước quốc tế mới hoặc thay thế: 1.500.000 đồng/báo cáo
- Đối với dự thảo điều ước quốc tế sửa đổi, bổ sung: 1.000.000 đồng/báo cáo.
Như vậy, mức chi báo cáo nhận xét, đánh giá của người phản biện, báo cáo về tình hình ký kết và thực hiện điều ước quốc tế và chi cho việc xây dựng báo cáo thẩm định như trên.
Mức chi cấp ý kiến pháp lý cho các điều ước quốc tế, chi lấy ý kiến chuyên gia, việc chi soạn thảo các bộ hồ sơ, soạn thảo văn bản, các loại báo cáo?
Căn cứ điểm g, điểm h, điểm i khoản 3 Điều 4 Thông tư 43/2022/TT-BTC quy định như sau:
"Điều 4. Mức chi
...
3. Một số mức chi có tính chất đặc thù phục vụ công tác điều ước quốc tế, công tác thỏa thuận quốc tế:
...
g) Chi cấp ý kiến pháp lý cho các điều ước quốc tế, thỏa thuận vay, thỏa thuận bảo lãnh Chính phủ quy định tại khoản 3, Điều 5 Nghị định số 65/202/NĐ-CP: 4,000,000 đồng/01 ý kiến pháp lý (bao gồm tất cả các chi phí liên quan đến công tác cấp ý kiến pháp lý như: soạn thảo, họp, dịch tài liệu và các công việc khác phục vụ việc cấp ý kiến pháp lý).
h) Chi lấy ý kiến chuyên gia quy định tại điểm b, khoản 1, Điều 5; điểm d, khoản 2, Điều 5; điểm đ, khoản 4, Điều 5; điểm h, khoản 3, Điều 5 Nghị định số 65/2021/NĐ-CP: 1.000.000 đồng/văn bản góp ý (thực hiện trong trường hợp liên quan đến điều ước quốc tế thuộc chuyên ngành, lĩnh vực chuyên môn phức tạp phải lấy ý kiến tư vấn, phản biện của các chuyên gia độc lập; số lượng chuyên gia do Thủ trưởng cơ quan chủ trì quyết định và chịu trách nhiệm, đảm bảo hiệu quả, trong phạm vi nguồn kinh phí được giao).
i) Việc chi soạn thảo các bộ hồ sơ, soạn thảo văn bản, các loại báo cáo quy định tại Điểm a, b, d, đ, e, g Khoản này tính cho sản phẩm cuối cùng (bao gồm cả tiếp thu, chinh lý), do cơ quan được giao chủ trì thực hiện các công việc của công tác điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế thực hiện."
Như vậy, mức chi cấp ý kiến pháp lý cho các điều ước quốc tế, chi lấy ý kiến chuyên gia, việc chi soạn thảo các bộ hồ sơ, soạn thảo văn bản, các loại báo cáo được quy định như trên.
Thông tư 43/2022/TT-BTC có hiệu lực từ 05/9/2022.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phân loại, điều kiện khai thác, sử dụng tàu bay không người lái, phương tiện bay khác từ 1/7/2025 ra sao?
- Mức đầu tư để trường mầm non tư thục hoạt động giáo dục ít nhất là bao nhiêu? Hồ sơ cho phép trường mầm non hoạt động giáo dục?
- Cơ quan nào quyết định thành lập trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập? Thủ tục thành lập trung tâm?
- Mẫu Phiếu đề nghị xử lý kỷ luật công đoàn mới nhất? Tải mẫu ở đâu? Ai có thẩm quyền đề nghị xử lý kỷ luật công đoàn?
- Chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân được cấp cho ai? Chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân sẽ do cơ quan nào cấp?