Truyền thống của Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam là gì? Ngày truyền thống Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam ngày nào?
Truyền thống của Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam là gì? Ngày truyền thống Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam ngày nào?
"Truyền thống của Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam? Ngày truyền thống Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam ngày nào?" là những câu hỏi được quan tâm gần đây. Theo đó:
+ Truyền thống của Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam là "Trung thành, kiên định; gương mẫu, tiêu biểu; nguyên tắc, dân chủ; chủ động, sáng tạo; nhạy bén, sắc sảo; đoàn kết thống nhất, quyết chiến, quyết thắng".
+ Ngày truyền thống Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam là ngày 22-12-1944. Năm 2024 là kỷ niệm 80 năm Ngày truyền thống Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam.
Thông tin "Truyền thống của Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam? Ngày truyền thống Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam ngày nào?" tham khảo như trên.
Truyền thống của Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam là gì? Ngày truyền thống Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam ngày nào? (Hình từ Internet)
Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam có cấp bậc quân hàm cao nhất là gì?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 15 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999 được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam sửa đổi 2008 và được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam sửa đổi 2014 quy định như sau:
Cấp bậc quân hàm cao nhất đối với chức vụ của sĩ quan
1. Cấp bậc quân hàm cao nhất đối với chức vụ của sĩ quan được quy định như sau:
a) Đại tướng:
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng;
Tổng Tham mưu trưởng; Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị;
b) Thượng tướng, Đô đốc Hải quân:
Thứ trưởng Bộ Quốc phòng có cấp bậc quân hàm cao nhất là Thượng tướng, Đô đốc Hải quân không quá sáu;
Phó Tổng Tham mưu trưởng, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị: mỗi chức vụ có cấp bậc quân hàm cao nhất là Thượng tướng không quá ba;
Giám đốc, Chính ủy Học viện Quốc phòng;
c) Trung tướng, Phó Đô đốc Hải quân:
Tư lệnh, Chính ủy: Quân khu, Quân chủng, Bộ đội Biên phòng; Chủ nhiệm Tổng cục, Tổng cục trưởng, Chính ủy Tổng cục; Trưởng Ban Cơ yếu Chính phủ;
Tư lệnh, Chính ủy Bộ Tư lệnh: Thủ đô Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Cảnh sát biển Việt Nam;
Giám đốc, Chính ủy các học viện: Lục quân, Chính trị, Kỹ thuật quân sự, Hậu cần, Quân y;
Hiệu trưởng, Chính ủy các trường sĩ quan: Lục quân I, Lục quân II, Chính trị;
Phó Giám đốc Học viện Quốc phòng có cấp bậc quân hàm cao nhất là Trung tướng không quá ba; Phó Chính ủy Học viện Quốc phòng có cấp bậc quân hàm cao nhất là Trung tướng là một;
Cục trưởng các cục: Tác chiến, Quân huấn, Quân lực, Dân quân tự vệ, Tổ chức, Cán bộ, Tuyên huấn, Nhà trường, Tác chiến điện tử, Công nghệ thông tin, Cứu hộ - Cứu nạn, Đối ngoại;
Chánh Thanh tra Bộ Quốc phòng; Chánh án Tòa án Quân sự Trung ương là Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; Viện trưởng Viện Kiểm sát Quân sự Trung ương là Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
Chánh Văn phòng Quân ủy Trung ương - Văn phòng Bộ Quốc phòng;
Viện trưởng Viện Chiến lược quốc phòng;
Giám đốc Bệnh viện Trung ương Quân đội 108;
d) Thiếu tướng, Chuẩn Đô đốc Hải quân:
...
Như vậy, cấp bậc quân hàm cao nhất đối với chức vụ Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam là Đại tướng.
Quyền và nghĩa vụ của công dân về quốc phòng hiện nay là gì?
Căn cứ theo Điều 5 Luật Quốc phòng 2018 quy định như sau:
Quyền và nghĩa vụ của công dân về quốc phòng
1. Bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụ thiêng liêng và quyền cao quý của công dân.
2. Công dân có nghĩa vụ trung thành với Tổ quốc; phải thực hiện nghĩa vụ quân sự; có nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ, xây dựng nền quốc phòng toàn dân; chấp hành biện pháp của Nhà nước và người có thẩm quyền trong thực hiện nhiệm vụ quốc phòng theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
3. Công dân được tuyên truyền, phổ biến đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về quốc phòng; giáo dục quốc phòng và an ninh; trang bị kiến thức, kỹ năng về phòng thủ dân sự theo quy định của pháp luật.
4. Công dân phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân hoặc được huy động làm nhiệm vụ quốc phòng thì bản thân và thân nhân được hưởng chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật.
5. Công dân bình đẳng trong thực hiện nhiệm vụ quốc phòng.
Như vậy, quyền và nghĩa vụ của công dân về quốc phòng như sau:
- Bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụ thiêng liêng và quyền cao quý của công dân.
- Công dân có nghĩa vụ trung thành với Tổ quốc; phải thực hiện nghĩa vụ quân sự; có nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ, xây dựng nền quốc phòng toàn dân; chấp hành biện pháp của Nhà nước và người có thẩm quyền trong thực hiện nhiệm vụ quốc phòng theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
- Công dân được tuyên truyền, phổ biến đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về quốc phòng; giáo dục quốc phòng và an ninh; trang bị kiến thức, kỹ năng về phòng thủ dân sự theo quy định của pháp luật.
- Công dân phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân hoặc được huy động làm nhiệm vụ quốc phòng thì bản thân và thân nhân được hưởng chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật.
- Công dân bình đẳng trong thực hiện nhiệm vụ quốc phòng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thống kê thông tin về người đi bộ thực hiện như thế nào? Nguyên nhân dẫn đến vụ tai nạn giao thông có phải do người đi bộ không?
- Chứng cứ trong vụ việc phòng vệ thương mại là gì? Bên bị yêu cầu trong vụ việc phòng vệ thương mại có nghĩa vụ gì?
- Lãi suất tiền gửi có kỳ hạn giữa tổ chức tín dụng và cá nhân nước ngoài được quy định như thế nào?
- Việt Nam triển khai tham gia Lực lượng gìn giữ hòa bình Liên Hợp quốc từ năm nào? Chế độ của lực lượng gìn giữ hòa bình Việt Nam theo quy định hiện nay ra sao?
- Tổ chức bán hàng không tại địa điểm giao dịch thường xuyên có thể thông báo đến UBND qua thư điện tử không?