Trường hợp Nhà nước thu hồi đất tại Bình Thuận thì hộ gia đình, cá nhân có được hỗ trợ ổn định đời sống, sản xuất không?

Gia đình tôi vừa bị thu hồi đất tại huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận. Ban tư vấn cho tôi hỏi là khi thu hồi đất thì gia đình tôi có được hỗ trợ bởi chính sách gì hay không? Mức hỗ trợ sẽ là bao nhiêu?

Đối tượng nào được hỗ trợ ổn định đời sống, sản xuất khi thu hồi đất tại Bình Thuận?

Theo khoản 1 Điều 23 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 08/2015/QĐ-UBND (được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Quyết định 05/2018/QĐ-UBND) của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận quy định về đối tượng và điều kiện để được hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất khi Nhà nước thu hồi đất như sau:

Đối tượng và điều kiện để được hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất khi Nhà nước thu hồi đất thực hiện theo quy định tại Điều 19 Nghị định 47/2014/NĐ-CP, khoản 5 Điều 4 Nghị định 01/2017/NĐ-CP và Điều 5 Thông tư 37/2014/TT-BTNMT (được sửa đổi tại khoản 1 Điều 11 Thông tư 33/2017/TT-BTNMT).

Quy định về hỗ trợ ổn định đời sống, sản xuất khi thu hồi đất của hộ gia đình, cá nhân tại Bình Thuận?

Trường hợp Nhà nước thu hồi đất tại Bình Thuận thì hộ gia đình, cá nhân có được hỗ trợ ổn định đời sống, sản xuất không?

Mức hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất được quy định như thế nào?

Theo Điều 23 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 08/2015/QĐ-UBND (được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Quyết định 05/2018/QĐ-UBND) của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận quy định về mức hỗ trở ổn định đời sống, sản xuất khi thu hồi đất như sau:

- Mức hỗ trợ ổn định đời sống cho các đối tượng quy định tại điểm a, điểm b, điểm c, điểm d khoản 1 Điều 19 Nghị định 47/2014/NĐ-CP thực hiện theo quy định sau:

+ Thu hồi từ 30% đến 70% diện tích đất nông nghiệp đang sử dụng thì được hỗ trợ ổn định đời sống trong thời gian 6 tháng nếu không phải di chuyển chỗ ở và trong thời gian 12 tháng nếu phải di chuyển chỗ ở.

Trường hợp phải di chuyển đến các xã đặc biệt khó khăn thì thời gian hỗ trợ là 24 tháng. Cụ thể: xã Phan Dũng thuộc huyện Tuy Phong; xã Phan Lâm, xã Phan Sơn, xã Phan Tiến thuộc huyện Bắc Bình; xã Đông Giang, xã Đông Tiến, xã La Dạ thuộc huyện Hàm Thuận Bắc; xã Mỹ Thạnh thuộc huyện Hàm Thuận Nam; xã La Ngâu thuộc huyện Tánh Linh.

+ Thu hồi trên 70% diện tích đất nông nghiệp đang sử dụng thì được hỗ trợ ổn định đời sống trong thời gian 12 tháng nếu không phải di chuyển chỗ ở và trong thời gian 24 tháng nếu phải di chuyển chỗ ở; trường hợp phải di chuyển đến các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo Điểm a Khoản này để sinh sống thì thời gian hỗ trợ là 36 tháng.

+ Mức hỗ trợ ổn định đời sống tại Điểm a và Điểm b Khoản này được tính bằng tiền tương đương 30 (ba mươi) kg gạo trong một tháng cho một nhân khẩu có tên trong sổ hộ khẩu và tại thời điểm có thông báo thu hồi đất theo giá gạo trung bình của địa phương do Sở Tài chính công bố.

Những trường hợp phát sinh trong hộ sau thời điểm thông báo thu hồi đất đến thời điểm có quyết định thu hồi đất như: Trẻ em mới sinh, vợ hoặc chồng của người có tên trong hộ khẩu, người hoàn thành nghĩa vụ quân sự, người đi học xa trở về sống chung trong hộ cũng thuộc đối tượng được hỗ trợ ổn định đời sống.

+ Việc xác định diện tích đất nông nghiệp để tính hỗ trợ ổn định đời sống nêu trên thực hiện theo quy định tại Điều 5 Thông tư 37/2014/TT-BTNMT (được sửa đổi tại khoản 1 Điều 11 Thông tư 33/2017/TT-BTNMT).

- Mức hỗ trợ mỗi hộ gia đình, cá nhân được bồi thường bằng đất nông nghiệp để ổn định sản xuất là 1.000 đồng/m² (một nghìn đồng trên mét vuông) nhân (x) với diện tích đất thu hồi, nhằm mục đích hỗ trợ giống cây trồng, giống vật nuôi cho sản xuất nông nghiệp, các dịch vụ khuyến nông, khuyến lâm, dịch vụ bảo vệ thực vật, thú y, kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi và kỹ thuật nghiệp vụ đối với sản xuất, kinh doanh dịch vụ công thương nghiệp.

- Mức hỗ trợ ổn định sản xuất đối với tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân sản xuất, kinh doanh, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thuộc đối tượng quy định tại điểm g khoản 1 Điều 19 Nghị định 47/2014/NĐ-CP (đã được sửa đổi tại khoản 5 Điều 4 Nghị định 01/2017/NĐ-CP) mà ngừng sản xuất kinh doanh từ 03 tháng trở lên thì được hỗ trợ bằng tiền, cụ thể như sau:

+ Tổ chức, cá nhân hộ sản xuất kinh doanh, có kê khai và hạch toán sổ sách kế toán theo quy định, có giấy phép đăng ký kinh doanh hoặc cá nhân, hộ sản xuất kinh doanh (kể cả cá nhân, hộ sản xuất kinh doanh có thu nhập thấp được miễn thuế theo quyết định của Chi cục Thuế huyện, thị xã, thành phố), nộp thuế theo hình thức khoán thu theo tỷ lệ thu nhập chịu thuế của ngành thuế, có giấy phép đăng ký kinh doanh, nếu giải tỏa toàn bộ nhà xưởng cơ sở sản xuất kinh doanh thì mức hỗ trợ là 30% một năm thu nhập sau thuế, theo mức thu nhập bình quân của 03 năm liền kề trước đó.

Trường hợp giải tỏa một phần nhà xưởng cơ sở sản xuất kinh doanh nhưng có ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc thời gian ngừng sản xuất dưới 03 tháng thì mức hỗ trợ là 15% một năm thu nhập sau thuế, theo mức thu nhập bình quân của 03 năm liền kề trước đó.

+ Cá nhân, hộ sản xuất kinh doanh (kể cả cá nhân, hộ sản xuất kinh doanh có thu nhập thấp được miễn thuế theo quyết định của Chi cục Thuế huyện, thị xã, thành phố), nộp thuế theo hình thức khoán thu theo tỷ lệ thu nhập chịu thuế của ngành thuế, không có giấy phép đăng ký kinh doanh nhưng có nộp thuế, mức hỗ trợ là 20% một năm thu nhập sau thuế, theo mức thu nhập bình quân của 03 năm liền kề trước đó nếu giải tỏa toàn bộ nhà xưởng cơ sở sản xuất kinh doanh; mức 10% nếu giải tỏa một phần nhà xưởng cơ sở sản xuất kinh doanh;

+ Cá nhân, hộ sản xuất kinh doanh không đăng ký sản xuất kinh doanh, không nộp thuế thì không được hỗ trợ;

+ Cơ quan Thuế có trách nhiệm xác định cụ thể mức thu nhập sau thuế để làm cơ sở cho Tổ chức trực tiếp thực hiện bồi thường báo cáo Hội đồng bồi thường cấp huyện trình Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định đối với khoản hỗ trợ này trong phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư;

+ Thời gian ngừng sản xuất, kinh doanh được xác định theo thông báo ngừng hoạt động của cơ quan quản lý về đầu tư, kinh doanh hoặc đơn xin xác nhận ngừng sản xuất của người được hỗ trợ có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã nơi có đất thu hồi, Tổ chức trực tiếp thực hiện bồi thường và chủ đầu tư công trình.

- Mức hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất đối với hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất do nhận giao khoán đất sử dụng vào mục đích nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản (không bao gồm đất rừng đặc dụng, rừng phòng hộ) của các Ban quản lý rừng, Công ty lâm nghiệp, nông, lâm trường quốc doanh, tập đoàn sản xuất nông nghiệp, hợp tác xã nông nghiệp, khi Nhà nước thu hồi mà thuộc đối tượng là cán bộ, công nhân viên của Ban quản lý rừng, Công ty lâm nghiệp đang làm việc hoặc đã nghỉ hưu, nghỉ mất sức lao động, thôi việc được hưởng trợ cấp và đang trực tiếp sản xuất nông, lâm nghiệp; hộ gia đình, cá nhân nhận khoán đang trực tiếp sản xuất nông nghiệp và có nguồn thu nhập ổn định từ sản xuất nông nghiệp, không được bồi thường đất được hỗ trợ bằng giá đất nông nghiệp của loại đất đó trong bảng giá đất do Ủy ban nhân dân tỉnh quy định và diện tích đất thực tế thu hồi, nhưng không vượt hạn mức giao đất nông nghiệp tại địa phương.

- Người lao động do tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân sản xuất, kinh doanh, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thuộc đối tượng quy định tại điểm g khoản 1 Điều 19 Nghị định 47/2014/NĐ-CP (đã được sửa đổi tại khoản 5 Điều 4 Nghị định 01/2017/NĐ-CP) thuê lao động theo hợp đồng lao động thì được áp dụng hỗ trợ chế độ trợ cấp ngừng việc. Mức trợ cấp ngừng việc được tính bằng mức lương tối thiểu vùng nhân với hệ số cấp bậc công việc của ngành nghề tương ứng theo quy định hiện hành của Nhà nước, thời gian hỗ trợ là 06 tháng; chi trả một lần cho người lao động khi thực hiện chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ.

- Thời gian chi trả tiền hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất theo quy định tại Điều này được thực hiện một lần, tại thời điểm thực hiện phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.

Theo đó, khi hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi từ 30% đến 70% đất nông nghiệp thì được hỗ trợ trong vòng 6 tháng nếu không di chuyển chở ở, nếu di chuyển chổ ở thì sẽ được hỗ trợ trong 12 tháng.

Hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi ngành nghề khi thu hồi đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp?

Theo Điều 24 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 08/2015/QĐ-UBND (được sửa đổi bởi khoản 7 Điều 1 Quyết định 05/2018/QĐ-UBND) quy định như sau:

“Điều 24. Hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm đối với trường hợp thu hồi đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp
1. Thực hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 84 Luật Đất đai; Điều 20 Nghị định số 47/2014/NĐ-CP Khoản 6 Điều 4 Nghị định số 01/2017/NĐ-CP.
2. Mức hỗ trợ theo hình thức bằng tiền mức 2,5 (hai phẩy năm) lần giá đất nông nghiệp cùng loại theo bảng giá đất Ủy ban nhân dân tỉnh quy định đối với toàn bộ diện tích đất nông nghiệp thu hồi; diện tích được hỗ trợ không vượt quá hạn mức giao đất nông nghiệp tại địa phương.
3. Người được hỗ trợ nếu còn trong độ tuổi lao động, có nhu cầu được đào tạo nghề giải quyết việc làm, thì ngoài việc hỗ trợ theo quy định tại Khoản 2 Điều này, còn được hỗ trợ đào tạo nghề giải quyết việc làm theo Quyết định số 63/2015/QĐ-TTg ngày 10 tháng 12 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ giải quyết việc làm và đào tạo nghề cho người lao động bị thu hồi đất nông nghiệp. Mức hỗ trợ cụ thể được thực hiện theo Điểm 4 Công văn số 600/UBND-KGVX ngày 24 tháng 02 năm 2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh.
4. Giao Sở Lao động, Thương binh và Xã hội chỉ đạo cơ sở giáo dục nghề tổ chức đào tạo nghề và hỗ trợ đào tạo nghề theo chương trình hàng năm của Ủy ban nhân dân tỉnh.”

Như vây, mức hỗ trợ khi thu hồi đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp là 2.5 lần giá đất nông nghiệp cùng loại được Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành đối với toàn bộ diện tích thi hồi, phần diện tích được nhận hỗ trợ không được vượt quá hạn mức giao đất của địa phương. Ngoài ra, khi người bị thu hồi đất có nhu cầu được đào tạo nghề thì sẽ được hỗ trợ theo quy định pháp luật.

Thu hồi đất
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Luật Đất đai 2024: Nhà nước thu hồi đất phi nông nghiệp không phải là đất ở có bồi thường bằng đất cùng mục đích sử dụng không?
Pháp luật
Nhà nước có được thu hồi đất của người dân để lấy mặt bằng làm đường sắt theo quy định của pháp luật?
Pháp luật
Nhà nước thu hồi đất ở không có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để làm đường cao tốc thì có được bồi thường hay không?
Pháp luật
Có thu hồi đất đối với đất có nguy cơ đe dọa tính mạng con người không? Đất có nguy cơ đe dọa tính mạng con người là những loại đất nào?
Pháp luật
Nhà nước thu hồi đất trồng cây cao su có được bồi thường thiệt hại không? Mức bồi thường thiệt hại được tính như thế nào?
Pháp luật
Nhà nước thu hồi đất nhưng không được bồi thường về đất thì có được bồi thường khoảng chi phí nào khác không?
Pháp luật
Đất ở trong khu vực bị ô nhiễm môi trường có nguy cơ đe dọa tính mạng con người thì Nhà nước có thu hồi đất hay không?
Pháp luật
Quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất chưa có hiệu lực thi hành mà cưỡng chế thì có vi phạm quy định không?
Pháp luật
Quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất có được ban hành bởi Tòa án nhân dân hay không?
Pháp luật
Mức đền bù đối với cây trồng hàng năm khi thu hồi đất được tính như thế nào theo quy định pháp luật?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Thu hồi đất
1,012 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Thu hồi đất
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào