Trường hợp nào người điều khiển xe máy có đội mũ bảo hiểm nhưng vẫn bị phạt? 03 trường hợp được phép không đội mũ bảo hiểm năm 2023?
Trường hợp nào người điều khiển xe máy có đội mũ bảo hiểm nhưng vẫn bị phạt?
Căn cứ theo quy định tại Điều 8 Thông tư liên tịch số 06/2013/TTLT-BKHCN-BCT-BCA-BGTVT, quy định như sau:
Trách nhiệm của người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp máy
Người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), xe đạp máy khi tham gia giao thông có trách nhiệm:
1. Đội mũ bảo hiểm theo đúng quy định của pháp luật.
2. Cài quai mũ theo quy định sau đây:
a) Kéo quai mũ bảo hiểm sang hai bên rồi đội mũ và đóng khóa mũ lại. Không được để quai mũ lỏng lẻo mà phải đóng khít với cằm;
b) Sau khi đội mũ bảo hiểm cần kiểm tra lại bằng cách: dùng tay kéo mũ từ đằng sau ra đằng trước hoặc nâng phần trên trước trán (hoặc phần cằm đối với mũ cả hàm) lên rồi kéo ra đằng sau, mũ không được bật ra khỏi đầu.
Theo đó, tiêu chí về việc cài quai đúng quy cách được giải thích cụ thể:
- Kéo quai mũ bảo hiểm sang hai bên rồi đội mũ và đóng khóa mũ lại. Không được để quai mũ lỏng lẻo mà phải đóng khít với cằm;
- Sau khi đội mũ bảo hiểm cần kiểm tra lại bằng cách: dùng tay kéo mũ từ đằng sau ra đằng trước hoặc nâng phần trên trước trán (hoặc phần cằm đối với mũ cả hàm) lên rồi kéo ra đằng sau, mũ không được bật ra khỏi đầu.
Như vậy, trong trường hợp người tham gia giao thông có đội mũ bảo hiểm nhưng không cài quai đúng quy cách thì vẫn sẽ bị xử phạt.
Trường hợp nào người điều khiển xe máy có đội mũ bảo hiểm nhưng vẫn bị phạt? 03 trường hợp được phép không đội mũ bảo hiểm năm 2023? (Hình từ Internet)
03 trường hợp được phép không đội mũ bảo hiểm năm 2023?
Căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 4 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP ghi nhận 03 trường hợp ngoại lệ không bị xử phạt nếu không đội mũ bảo hiểm đối với người được chở là:
- Người bệnh cần đưa đi cấp cứu;
- Trẻ em dưới 06 tuổi;
- Người bị áp giải do có hành vi vi phạm pháp luật.
Như vậy, trong mọi trường hợp, người điều khiển xe (người ngồi trước) đều phải đội mũ bảo hiểm và cài quai đúng cách. Trong khi đó, người ngồi sau có thể không đội mũ bảo hiểm nếu thuộc một trong 03 trường hợp nêu trên.
Điều khiển xe máy không đội mũ bảo hiểm bị phạt như thế nào?
Căn cứ khoản 3 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (được sửa đổi bổ sung bởi điểm b khoản 4 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP) quy định như sau:
Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
...
3. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Chuyển hướng không giảm tốc độ hoặc không có tín hiệu báo hướng rẽ (trừ trường hợp điều khiển xe đi theo hướng cong của đoạn đường bộ ở nơi đường không giao nhau cùng mức); điều khiển xe rẽ trái tại nơi có biển báo hiệu có nội dung cấm rẽ trái đối với loại phương tiện đang điều khiển; điều khiển xe rẽ phải tại nơi có biển báo hiệu có nội dung cấm rẽ phải đối với loại phương tiện đang điều khiển;
b) Chở theo từ 03 người trở lên trên xe;
c) Bấm còi, rú ga (nẹt pô) liên tục trong đô thị, khu đông dân cư, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định;
...
n) Không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách khi điều khiển xe tham gia giao thông trên đường bộ;
o) Chở người ngồi trên xe không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách, trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 06 tuổi, áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật.
Như vậy, theo quy định trên, người điều khiển xe gắn máy mà không đội mũ bảo hiểm, không cài quai đúng quy cách sẽ bị phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng.
Đi xe đạp điện mà không đội mũ bảo hiểm thì bị xử phạt bao nhiêu tiền?
Theo khoản 4 Điều 8 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi bởi khoản 6 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP) có quy định:
Xử phạt người điều khiển xe đạp, xe đạp máy (kể cả xe đạp điện), người điều khiển xe thô sơ khác vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
...
4. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Điều khiển xe đi vào đường cao tốc, trừ phương tiện phục vụ việc quản lý, bảo trì đường cao tốc;
b) Gây tai nạn giao thông không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, bỏ trốn không đến trình báo với cơ quan có thẩm quyền, không tham gia cấp cứu người bị nạn;
c) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở;
d) Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ.
đ) Người điều khiển xe đạp máy (kể cả xe đạp điện) không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách khi tham gia giao thông trên đường bộ;
Như vậy, khi đi xe đạp điện mà không đội mũ bảo hiểm chủ thể vi phạm có thể bị xử phạt từ 400.000 đồng đến tối đa 600.000 đồng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công ty tư vấn lập hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công, dự toán của công trình có được tham gia đấu thầu gói thầu tư vấn giám sát của công trình đó không?
- Chứng minh nhân dân là gì? Thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư có bao gồm số chứng minh nhân dân không?
- Dự toán dự án đầu tư công được xác định dựa trên cơ sở nào? Nội dung phê duyệt dự toán dự án đầu tư công gồm những gì?
- Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là gì? Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa đúng không?
- Công ty đại chúng có phải công bố thông tin định kỳ về báo cáo tình hình quản trị công ty hay không?