Trường hợp cho thuê lại lao động bên thuê lại lao động có trách nhiệm gì trong việc đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động cho người lao động?

Trường hợp cho thuê lại lao động bên thuê lại lao động có trách nhiệm gì trong việc đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động cho người lao động? Câu hỏi của chú Tám đến từ Đồng Nai.

Trường hợp cho thuê lại lao động bên thuê lại lao động có trách nhiệm gì trong việc đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động cho người lao động?

Căn cứ tại khoản 2 Điều 65 Luật An toàn lao động 2015 quy định như sau:

An toàn, vệ sinh lao động trong trường hợp cho thuê lại lao động
1. Doanh nghiệp cho thuê lại lao động có trách nhiệm sau đây:
a) Thỏa thuận với bên thuê lại lao động trong việc bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp về an toàn, vệ sinh lao động của người lao động thuê lại nhưng không được thấp hơn so với người lao động của bên thuê lại lao động có cùng trình độ, làm cùng công việc hoặc công việc có giá trị như nhau; đưa các nội dung đã thỏa thuận trên vào hợp đồng cho thuê lại lao động và thực hiện nghĩa vụ của người sử dụng lao động theo quy định của Bộ luật lao động và Luật này;
b) Phối hợp và kiểm tra bên thuê lại lao động thực hiện việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động cho người lao động thuê lại. Trường hợp bên thuê lại lao động không thực hiện đầy đủ các cam kết về bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động trong hợp đồng cho thuê lại lao động đã ký kết, doanh nghiệp cho thuê lại lao động phải chịu trách nhiệm trong việc bảo đảm đầy đủ quyền lợi của người lao động thuê lại;
c) Lưu giữ hồ sơ về an toàn, vệ sinh lao động có liên quan đến người lao động thuê lại; thực hiện báo cáo tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định tại Điều 36 và Điều 37 của Luật này.
2. Bên thuê lại lao động có trách nhiệm sau đây:
a) Thực hiện đầy đủ các cam kết trong hợp đồng thuê lại lao động; không được phân biệt đối xử về an toàn, vệ sinh lao động đối với người lao động thuê lại so với người lao động của mình;
b) Khi xảy ra tai nạn lao động, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động đối với người lao động thuê lại, phải kịp thời sơ cứu, cấp cứu cho nạn nhân, đồng thời thông báo ngay với doanh nghiệp cho thuê lao động và thực hiện khai báo, điều tra theo quy định tại Điều 34 và Điều 35 của Luật này;
c) Tổ chức huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động cho người lao động thuê lại theo quy định của Luật này, trừ trường hợp doanh nghiệp cho thuê lại lao động đã tổ chức huấn luyện phù hợp với công việc mà người lao động thuê lại được giao; định kỳ 6 tháng, hằng năm, tổng hợp tình hình tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp của người lao động thuê lại gửi doanh nghiệp cho thuê lại lao động;
d) Phối hợp với doanh nghiệp cho thuê lại lao động trong việc điều tra tai nạn lao động; lưu giữ các hồ sơ về an toàn, vệ sinh lao động có liên quan đến người lao động thuê lại.
...

Như vậy theo quy định trên trường hợp cho thuê lại lao động bên thuê lại lao động có trách nhiệm như sau:

- Thực hiện đầy đủ các cam kết trong hợp đồng thuê lại lao động; không được phân biệt đối xử về an toàn, vệ sinh lao động đối với người lao động thuê lại so với người lao động của mình.

- Khi xảy ra tai nạn lao động, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động đối với người lao động thuê lại, phải kịp thời sơ cứu, cấp cứu cho nạn nhân, đồng thời thông báo ngay với doanh nghiệp cho thuê lao động và thực hiện khai báo, điều tra.

- Tổ chức huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động cho người lao động thuê lại theo quy định của Luật này, trừ trường hợp doanh nghiệp cho thuê lại lao động đã tổ chức huấn luyện phù hợp với công việc mà người lao động thuê lại được giao; định kỳ 6 tháng, hằng năm, tổng hợp tình hình tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp của người lao động thuê lại gửi doanh nghiệp cho thuê lại lao động.

- Phối hợp với doanh nghiệp cho thuê lại lao động trong việc điều tra tai nạn lao động; lưu giữ các hồ sơ về an toàn, vệ sinh lao động có liên quan đến người lao động thuê lại.

Trường hợp cho thuê lại lao động bên thuê lại lao động có trách nhiệm gì trong việc đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động cho người lao động?

Trường hợp cho thuê lại lao động bên thuê lại lao động có trách nhiệm gì trong việc đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động cho người lao động? (Hình từ Internet)

Nội dung về an toàn, vệ sinh lao động trong hợp đồng cho thuê lại lao động giữa doanh nghiệp cho thuê lại lao động với bên thuê lại lao động bao gồm những gì?

Căn cứ tại khoản 1 Điều 30 Nghị định 39/2016/NĐ-CP quy định nội dung về an toàn, vệ sinh lao động trong hợp đồng cho thuê lại lao động giữa doanh nghiệp cho thuê lại lao động với bên thuê lại lao động bao gồm:

- Khám sức khỏe trước khi bố trí vị trí việc làm, khám sức khỏe định kỳ, khám bệnh nghề nghiệp;

- Huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động;

- Phương tiện bảo vệ cá nhân trong lao động;

- Khai báo, Điều tra, thống kê, báo cáo tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

- Chế độ cho người lao động thuê lại bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

- Phối hợp và kiểm tra bên thuê lại lao động thực hiện việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động đối với người lao động thuê lại.

Nội dung về an toàn, vệ sinh lao động trong hợp đồng cho thuê lại lao động phải bảo đảm nguyên tắc gì?

Căn cứ tại khoản 2 Điều 30 Nghị định 39/2016/NĐ-CP quy định nội dung về an toàn, vệ sinh lao động trong hợp đồng cho thuê lại lao động phải bảo đảm theo nguyên tắc sau:

- Không được có những quyền, lợi ích thấp hơn những nội dung trong hợp đồng lao động mà doanh nghiệp cho thuê lại lao động đã ký với người lao động thuê lại;

- Nội dung về bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động cho người lao động thuê lại không được thấp hơn so với người lao động của bên thuê lại lao động trong cùng một Điều kiện làm việc.

Cho thuê lại lao động
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động có thời hạn tối đa bao nhiêu tháng theo quy định pháp luật hiện hành?
Pháp luật
Bên thuê lại lao động có được sử dụng lao động thuê lại khi cần sử dụng lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao không?
Pháp luật
Hoạt động cho thuê lại lao động là gì? Doanh nghiệp cho thuê lại lao động phải báo cáo với cơ quan nào về hoạt động cho thuê lại?
Pháp luật
Doanh nghiệp hoạt động cho thuê lại lao động mà không có Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động sẽ bị xử phạt như thế nào theo quy định mới nhất hiện nay?
Pháp luật
Doanh nghiệp muốn hoạt động cho thuê lại lao động thì cần phải đáp ứng những điều kiện gì theo quy định mới nhất hiện nay?
Pháp luật
Mẫu báo cáo tổng hợp tình hình hoạt động cho thuê lại lao động mới nhất? Hướng dẫn viết mẫu này thế nào?
Pháp luật
Mẫu báo cáo tình hình cho thuê lại lao động 06 tháng cuối năm dành cho doanh nghiệp là mẫu nào? Thời gian nộp báo cáo?
Pháp luật
Mẫu Báo cáo tình hình cho thuê lại lao động Việt Nam làm việc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam là mẫu nào?
Pháp luật
Bên thuê lại lao động có được thay thế người lao động bị tai nạn lao động bằng người lao động thuê lại được không?
Pháp luật
Công ty cho thuê lại lao động có bắt buộc thông báo cho người lao động biết nội dung của hợp đồng cho thuê lại lao động hay không?
Pháp luật
Bên thuê lại lao động có được trực tiếp xử lý kỷ luật người lao động không? Nếu không thì xử lý thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Cho thuê lại lao động
1,658 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Cho thuê lại lao động

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Cho thuê lại lao động

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào