Trong thực hiện dân chủ ở cơ quan, đơn vị cán bộ, công chức, viên chức, người lao động được bàn và quyết định những nội dung gì?
- CC, CB, VC, NLĐ được quyền bàn và quyết định những nội dung gì trong thực hiện dân chủ ở cơ quan, đơn vị?
- Trong thực hiện dân chủ ở cơ quan, đơn vị CC, CB, VC, NLĐ thực hiện bàn và quyết định những nội dung bằng hình thức nào?
- Người đứng đầu cơ quan, đơn vị có trách nhiệm để CC, CB, VC, NLĐ bàn, quyết định và thực hiện quyết định như thế nào?
CC, CB, VC, NLĐ được quyền bàn và quyết định những nội dung gì trong thực hiện dân chủ ở cơ quan, đơn vị?
Căn cứ Điều 49 Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022 có quy định như sau:
Những nội dung cán bộ, công chức, viên chức, người lao động bàn và quyết định
1. Bầu, cho thôi làm thành viên Ban Thanh tra nhân dân ở cơ quan, đơn vị.
2. Việc thu, chi, quản lý, sử dụng các khoản đóng góp của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tại cơ quan, đơn vị ngoài các khoản đã được pháp luật quy định.
3. Nội dung nghị quyết hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, người lao động.
4. Các công việc tự quản khác trong nội bộ cơ quan, đơn vị không trái với quy định của pháp luật, phù hợp với đạo đức xã hội.
Theo đó, những nội dung cán bộ, công chức, viên chức, người lao động bàn và quyết định khi thực hiện dân chủ ở cơ quan, đơn vị bao gồm:
- Bầu, cho thôi làm thành viên Ban Thanh tra nhân dân ở cơ quan, đơn vị.
- Việc thu, chi, quản lý, sử dụng các khoản đóng góp của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ở cơ quan, đơn vị ngoài các khoản đã được pháp luật quy định.
- Nội dung nghị quyết hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, người lao động.
- Các công việc tự quản khác trong nội bộ cơ quan, đơn vị không trái với quy định của pháp luật, phù hợp với đạo đức xã hội.
Trong thực hiện dân chủ ở cơ quan, đơn vị cán bộ, công chức, viên chức, người lao động được bàn và quyết định những nội dung gì? (Hình từ Internet)
Trong thực hiện dân chủ ở cơ quan, đơn vị CC, CB, VC, NLĐ thực hiện bàn và quyết định những nội dung bằng hình thức nào?
Căn cứ Điều 50 Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022 có quy định trong thực hiện dân chủ ở cơ quan, đơn vị thì cán bộ, công chức, viên chức, người lao động bàn và quyết định tại hội nghị. Hoặc thông qua hình thức gửi phiếu lấy ý kiến của toàn thể gửi phiếu lấy ý kiến của toàn thể, cụ thể:
- Việc tổ chức hội nghị này được thực hiện dựa trên cơ sở đề xuất của Ban Chấp hành Công đoàn cơ quan, đơn vị, người đứng đầu cơ quan, đơn vị hoặc khi có ít nhất một phần ba tổng số cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của cơ quan, đơn vị cùng đề nghị.
- Trường hợp không thể tổ chức hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của cơ quan, đơn vị vì lý do bất khả kháng hoặc hội nghị đã được triệu tập đến lần thứ hai nhưng vẫn không có đủ số người tham dự thì người đứng đầu cơ quan, đơn vị sau khi đã thống nhất với Ban Chấp hành Công đoàn cơ quan, đơn vị quyết định tổ chức gửi phiếu lấy ý kiến của toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan, đơn vị.
Người đứng đầu cơ quan, đơn vị có trách nhiệm để CC, CB, VC, NLĐ bàn, quyết định và thực hiện quyết định như thế nào?
Căn cứ Điều 52 Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022 có quy định về trách nhiệm trong việc tổ chức để cán bộ, công chức, viên chức, người lao động bàn, quyết định và thực hiện quyết định của tập thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, như sau:
- Người đứng đầu cơ quan, đơn vị có trách nhiệm phối hợp cùng Ban Chấp hành Công đoàn cơ quan, đơn vị thống nhất chủ trương, xây dựng kế hoạch tổ chức hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, người lao động hoặc tổ chức gửi phiếu lấy ý kiến để cán bộ, công chức, viên chức, người lao động bàn, quyết định các nội dung quy định tại Điều 49 Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022
- Người đứng đầu cơ quan, đơn vị phối hợp cùng Ban Chấp hành Công đoàn cơ quan, đơn vị phổ biến, hướng dẫn, đôn đốc việc thực hiện nghị quyết của hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, quy chế thực hiện dân chủ của cơ quan, đơn vị và các nội dung khác đã được cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thống nhất, quyết định; cử đầu mối để phối hợp, theo dõi, đề xuất xử lý kịp thời những phát sinh trong quá trình tổ chức thực hiện.
- Định kỳ 06 tháng một lần, người đứng đầu cơ quan, đơn vị phối hợp với Ban Chấp hành Công đoàn cơ quan, đơn vị tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện nghị quyết hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, người lao động; thông báo kết quả kiểm tra, đánh giá đến toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan, đơn vị.
- Đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan, đơn vị có trách nhiệm tích cực, gương mẫu tham gia bàn và quyết định các nội dung quy định tại Điều 49 Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022 và nghiêm túc thực hiện các quyết định đã được tập thể thống nhất; trường hợp nhận thấy quyết định của tập thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động không bảo đảm trình tự, thủ tục hoặc có nội dung trái với quy định của pháp luật, trái đạo đức xã hội thì có quyền kiến nghị, phản ánh đến Ban Chấp hành Công đoàn cấp trên, lãnh đạo cấp trên trực tiếp của cơ quan, đơn vị hoặc cơ quan khác có thẩm quyền.
Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022 có hiệu lực 01/07/2023
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cá nhân buôn bán hàng hóa nhập lậu có giá trị dưới 3.000.000 đồng thì sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn dưới 50 triệu đồng có phải ký hợp đồng? Nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn được xét duyệt trúng thầu khi nào?
- Cổng Dịch vụ công quốc gia được kết nối với hệ thống nào? Thông tin nào được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia?
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự có thời hạn bao lâu? Trường hợp nào được ủy quyền đứng tên trong Giấy chứng nhận?
- Trạm y tế được giới thiệu, chuyển người bệnh đến cơ sở khám bệnh chữa bệnh khác trong trường hợp nào?