Trong quá trình thực hiện kiểm toán nhà nước nếu có các dấu hiệu cho rằng một tài liệu có thể không xác thực thì xử lý ra sao?
- Có bao nhiêu bước tiến hành kiểm toán trong hoạt động kiểm toán nhà nước?
- Trong quá trình thực hiện kiểm toán nhà nước, nếu có các dấu hiệu làm cho KTVNN tin rằng một tài liệu có thể không xác thực thì xử lý ra sao?
- Trong quá trình thực hiện kiểm toán nhà nước, nếu có phát sinh cần thay đổi, bổ sung kế hoạch kiểm toán chi tiết thì phải xử lý như thế nào?
Có bao nhiêu bước tiến hành kiểm toán trong hoạt động kiểm toán nhà nước?
Căn cứ theo Điều 15 Quy trình kèm theo Quyết định 08/2023/QĐ-KTNN quy định quy trình tiến hành kiểm toán của Kiểm toán nhà nước gồm có các bước sau:
- Lập và phê duyệt kế hoạch kiểm toán chi tiết:
+ Lập KHKT chi tiết
+ Phê duyệt KHKT chi tiết và điều chỉnh KHKT chi tiết
- Thu thập và đánh giá bằng chứng kiểm toán
- Trong suốt quá trình thực hiện kiểm toán, trường hợp phát sinh các hành vi vi phạm sau thì thực hiện theo quy định tại Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm toán nhà nước và các văn bản hướng dẫn có liên quan của Kiểm toán nhà nước
- Kiểm tra, soát xét lại kết quả kiểm toán
- Kiểm toán viên Nhà nước ( gọi tắt là KTVNN) tập hợp các bằng chứng kiểm toán, các phát hiện kiểm toán, tổng hợp kết quả kiểm toán, đưa ra các đánh giá, xác nhận về những nội dung đã kiểm toán; dự thảo biên bản xác nhận số liệu và tình hình kiểm toán và báo cáo Tổ trưởng trước khi gửi đơn vị để giải trình làm rõ.
- Trường hợp nếu phát hiện các vụ việc có dấu hiệu tham nhũng, có dấu hiệu của tội phạm, vi phạm pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân đã được phát hiện thông qua hoạt động kiểm toán thì thực hiện theo quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng, Luật Kiểm toán nhà nước và các quy định khác của Kiểm toán nhà nước.
- Ghi chép tài liệu, hồ sơ kiểm toán
- Kiểm tra, soát xét các phần việc kiểm toán do KTVNN thực hiện
- KTVNN ký biên bản xác nhận số liệu và tình hình kiểm toán.
Trong quá trình thực hiện kiểm toán nhà nước nếu có các dấu hiệu cho rằng một tài liệu có thể không xác thực thì xử lý ra sao?
Trong quá trình thực hiện kiểm toán nhà nước, nếu có các dấu hiệu làm cho KTVNN tin rằng một tài liệu có thể không xác thực thì xử lý ra sao?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 15 Quy trình kèm theo Quyết định 08/2023/QĐ-KTNN quy định như sau:
Tiến hành kiểm toán
...
2. Thu thập và đánh giá bằng chứng kiểm toán
a) KTVNN thu thập và đánh giá bằng chứng kiểm toán
- Căn cứ KHKT chi tiết đã được duyệt và nhiệm vụ được giao, KTVNN sử dụng các phương pháp kiểm toán và các phương pháp, thủ tục thu thập bằng chứng kiểm toán để thực hiện kiểm toán từng nội dung, khoản mục đã được phân công nhằm thu thập và đánh giá các bằng chứng kiểm toán.
- Các phương pháp, thủ tục kiểm toán nhằm thu thập bằng chứng kiểm toán thường được sử dụng là: Quan sát; kiểm tra, đối chiếu; xác minh, xác nhận từ bên ngoài; tính toán lại; điều tra; phỏng vấn; thủ tục phân tích; thực hiện lại và các phương pháp đặc thù như kiểm tra hiện trường, kiểm tra thực tế...
- KTVNN phải vận dụng kiến thức và xét đoán chuyên môn để tiến hành kiểm toán các phần việc được phân công một cách hiệu quả và tiết kiệm thời gian.
- Việc thu thập bằng chứng kiểm toán và đánh giá bằng chứng kiểm toán thu thập được thực hiện theo quy định của Kiểm toán nhà nước.
- KTVNN phải có hành vi ứng xử chuyên nghiệp thông qua xét đoán chuyên môn, thận trọng và thái độ hoài nghi nghề nghiệp trong suốt cuộc kiểm toán.
b) Trong quá trình thực hiện kiểm toán, nếu có các dấu hiệu làm cho KTVNN tin rằng một tài liệu có thể không xác thực, hoặc đã bị sửa đổi mà không được thông báo, hoặc những nội dung, số liệu phát hiện có dấu hiệu gian lận thì KTVNN phải báo cáo Tổ trưởng để trình Trưởng đoàn xem xét, quyết định (nếu thuộc thẩm quyền của Trưởng đoàn) hoặc Trưởng đoàn trình cấp trên (nếu không thuộc thẩm quyền của Trưởng đoàn) để tiến hành kiểm tra thêm bằng các thủ tục như: Xác nhận trực tiếp với bên thứ ba; kiểm tra, đối chiếu tại các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan; sử dụng chuyên gia và các phương pháp hợp pháp khác để đánh giá tính xác thực của tài liệu đó; kiểm tra, xác minh tài liệu đó từ các nguồn thông tin khác.
Theo quy định trên, trong quá trình thực hiện kiểm toán, nếu có các dấu hiệu làm cho KTVNN tin rằng một tài liệu có thể không xác thực thì KTVNN phải báo cáo Tổ trưởng để trình Trưởng đoàn xem xét, quyết định (nếu thuộc thẩm quyền của Trưởng đoàn) hoặc Trưởng đoàn trình cấp trên (nếu không thuộc thẩm quyền của Trưởng đoàn) để tiến hành kiểm tra thêm bằng các thủ tục như:
- Xác nhận trực tiếp với bên thứ ba;
- Kiểm tra, đối chiếu tại các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan;
- Sử dụng chuyên gia và các phương pháp hợp pháp khác để đánh giá tính xác thực của tài liệu đó;
- Kiểm tra, xác minh tài liệu đó từ các nguồn thông tin khác.
Trong quá trình thực hiện kiểm toán nhà nước, nếu có phát sinh cần thay đổi, bổ sung kế hoạch kiểm toán chi tiết thì phải xử lý như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 15 Quy trình kèm theo Quyết định 08/2023/QĐ-KTNN quy định như sau:
Tiến hành kiểm toán
1. Lập và phê duyệt kế hoạch kiểm toán chi tiết
a) Lập KHKT chi tiết
Căn cứ KHKT tổng quát, trên cơ sở kết quả nghiên cứu thông tin về hệ thống kiểm soát nội bộ, các thông tin tài chính, các thông tin có liên quan đến đơn vị được kiểm toán chi tiết (kể cả thu thập thông tin bổ sung nếu cần thiết), Tổ trưởng thực hiện phân tích thông tin, đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ, đánh giá rủi ro, xác định trọng yếu kiểm toán, thời gian kiểm toán đối với từng nội dung kiểm toán, nhân sự của Tổ kiểm toán để xây dựng KHKT chi tiết theo các quy định và hướng dẫn của Kiểm toán nhà nước.
b) Phê duyệt KHKT chi tiết và điều chỉnh KHKT chi tiết
- Sau khi nhận được KHKT chi tiết do Tổ trưởng trình, Trưởng đoàn căn cứ vào KHKT tổng quát, các thông tin thu thập được về đơn vị được kiểm toán... để kiểm tra, xem xét, phê duyệt; trường hợp KHKT chi tiết còn tồn tại, hạn chế thì yêu cầu Tổ trưởng bổ sung, sửa đổi, hoàn thiện trước khi phê duyệt.
- Trong quá trình thực hiện kiểm toán, nếu có phát sinh cần thay đổi, bổ sung KHKT chi tiết: Tổ trưởng phải có tờ trình Trưởng đoàn nêu rõ lý do thay đổi, bổ sung để Trưởng đoàn xem xét, phê duyệt (nếu thuộc thẩm quyền phân cấp của Trưởng đoàn) hoặc báo cáo, xin ý kiến của cấp có thẩm quyền phê duyệt (nếu thuộc thẩm quyền phân cấp của cấp trên) và chỉ được thực hiện khi đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Theo như quy định trên, trường hợp trong quá trình thực hiện kiểm toán, nếu có phát sinh cần thay đổi, bổ sung KHKT chi tiết thì phải thực hiện công việc sau:
- Tổ trưởng phải có tờ trình Trưởng đoàn nêu rõ lý do thay đổi, bổ sung để Trưởng đoàn xem xét, phê duyệt (nếu thuộc thẩm quyền phân cấp của Trưởng đoàn)
- Hoặc báo cáo, xin ý kiến của cấp có thẩm quyền phê duyệt (nếu thuộc thẩm quyền phân cấp của cấp trên)
Lưu ý: Chỉ được thực hiện khi đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Quyết định 08/2023/QĐ-KTNN sẽ có hiệu lực từ ngày 13/7/2023
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu biên bản bàn giao hàng hóa bán đấu giá trong thương mại? Địa điểm thanh toán tiền mua hàng hóa bán đấu giá là ở đâu?
- Bài phát biểu tất niên xóm, tổ dân phố hay và ý nghĩa 2025? Bài phát biểu tất niên xóm ngắn gọn?
- Lỗi không cài quai mũ bảo hiểm phạt bao nhiêu đối với người điều khiển xe máy? Bị trừ mấy điểm giấy phép lái xe?
- Mẫu Phiếu khám thai là mẫu nào? Nguyên tắc trong khám chữa bệnh được quy định như thế nào? 21 hành vi bị nghiêm cấm trong khám chữa bệnh?
- Điều kiện kinh nghiệm nghề nghiệp để được cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng hạng I, II, III là gì?