Triển khai các nhiệm vụ tại đề án xây dựng nhà ở xã hội tại thông báo mới của Bộ xây dựng như thế nào?
- Nhiệm vụ của bộ, ngành tại Đề án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp 2021-2030 là gì?
- Các địa phương có nhiệm vụ gì tại đề án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp 2021-2030?
- Nhiệm vụ của các doanh nghiệp tại đề án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp 2021-2030?
Nhiệm vụ của bộ, ngành tại Đề án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp 2021-2030 là gì?
Căn cứ theo đề nghị tại Thông báo 69/TB-BXD năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về việc triển khai các nhiệm vụ tại Đề án “Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030” của bộ, ngành như sau:
- Bộ Xây dựng phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành liên quan tập trung các nhiệm vụ được giao tại Đề án, để tiếp tục tháo gỡ các khó khăn vướng mắc về thủ tục đầu tư, miễn tiền sử dụng đất, quy hoạch quỹ đất, phát triển nhà ở lưu trú công nhân ...; tích cực nghiên cứu, tối ưu hóa các thiết kế nhà ở xã hội, sử dụng vật liệu thân thiện môi trường, công nghệ mới... nhằm giảm giá thành, rút ngắn thời gian thi công, công bố để các chủ đầu tư, doanh nghiệp tham khảo, áp dụng;
- Đề nghị Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tiếp tục phối hợp với Bộ Xây dựng làm việc với một số địa phương trọng điểm để kiểm tra, đôn đốc tạo nguồn cung nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, dự án cải tạo, sửa chữa chung cư; tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc triển khai hiệu quả gói hỗ trợ 120.000 tỷ đồng theo Nghị quyết 33/NQ-CP năm 2023 của Chính phủ;
- Đề nghị Ngân hàng Chính sách tiếp tục triển khai chương trình cho vay ưu đãi đối với đối với cá nhân, hộ gia đình để mua, thuê mua nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân; xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà ở theo chính sách về nhà ở xã hội và Nghị quyết 11/NQ-CP năm 2022 của Chính phủ;
- Đề nghị Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam chủ động, phối hợp với Bộ Xây dựng và các Bộ, ngành liên quan trong việc triển khai Đề án đầu tư xây dựng các thiết chế công đoàn tại khu công nghiệp, khu chế xuất, cũng như phối hợp với Bộ Xây dựng, Bộ Tài nguyên và Môi trường và bộ ngành liên quan trong quá trình xây dựng Luật Nhà ở sửa đổi, Luật Đất đai sửa đổi theo hướng đề xuất Tổng Liên đoàn Lao động làm chủ đầu tư nhà lưu trú công nhân khu công nghiệp;
- Đề nghị các Bộ, ngành liên quan tập trung, triển khai hiệu quả các nhiệm vụ được Thủ tướng Chính phủ giao tại Đề án nhằm đảm bảo đạt mục tiêu đề ra.
Nhiệm vụ của bộ, ngành tại Đề án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp 2021-2030 là gì?
Các địa phương có nhiệm vụ gì tại đề án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp 2021-2030?
Căn cứ theo đề nghị tại Thông báo 69/TB-BXD năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về việc triển khai các nhiệm vụ tại Đề án “Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030” đối với địa phương như sau:
Căn cứ các văn bản hướng dẫn triển khai Chương trình tín dụng 120.000 tỷ đồng của Bộ Xây dựng và Ngân hàng Nhà nước, đề nghị UBND cấp tỉnh xem xét, kiểm tra các thủ tục pháp lý, lập danh mục dự án xây dựng nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân, cải tạo, xây dựng lại chung cư để công bố công khai trên cổng thông tin điện tử của UBND cấp tỉnh, để các Ngân hàng có cơ sở áp dụng cho vay theo chương trình và gửi văn bản đến Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Bộ Xây dựng để theo dõi, tổng hợp.
- Khẩn trương lập, sửa đổi, bổ sung Chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở của các địa phương, trong đó làm rõ các mục tiêu về nhà ở xã hội dành cho người thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp để phù hợp với Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 2161/QĐ-TTg năm 2021, làm cơ sở để chấp thuận đầu tư các dự án nhà ở, trong đó có nhà ở xã hội.
- Thủ tướng Chính phủ đã giao chỉ tiêu số lượng căn hộ nhà ở xã hội hoàn thành cụ thể cho từng địa phương trong từng giai đoạn 2021-2025 và 2025-2030, đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khẩn trương lập, phê duyệt kế hoạch triển khai cụ thể việc đầu tư các dự án nhà ở xã hội theo từng năm và theo từng giai đoạn từ nay đến năm 2030 đảm bảo nhu cầu của địa phương.
- Chủ động rà soát, bổ sung quy hoạch, bố trí các dự án nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân độc lập tại các vị trí phù hợp, thuận tiện, có quy mô lớn, đầy đủ hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội.
- Rà soát, bố trí quỹ đất cho phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân; công khai, giới thiệu quỹ đất đầu tư nhà ở xã hội cho các doanh nghiệp để nghiên cứu, đề xuất đầu tư; cân đối bố trí ngân sách địa phương để khuyến khích, ưu đãi thêm để kêu gọi các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển nhà ở xã hội trên phạm vi địa bàn.
- Nghiên cứu đơn giản hóa, rút ngắn các thủ tục hành chính theo thẩm quyền; các địa phương quy định rõ đầu mối thực hiện thủ tục hành chính trong lập, phê duyệt dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân.
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm pháp luật trong việc phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân trên địa bàn, trong đó có việc thực hiện bố trí quỹ đất phát triển nhà ở xã hội tại các dự án nhà ở thương mại, khu đô thị; quan tâm quản lý, đảm bảo chất lượng, cơ cấu sản phẩm, giá thành hợp lý của nhà ở xã hội để đáp ứng cho người thu nhập thấp, công nhân có cơ hội tiếp cận, cải thiện về nhà ở.
- Tại Quyết định 338/QĐ-TTg năm 2023, Thủ tướng Chính phủ đã giao trách nhiệm cụ thể của UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; do vậy đề nghị các địa phương khẩn trương tập trung triển khai thực hiện các nhiệm vụ được giao để đạt mục tiêu đề ra.
Nhiệm vụ của các doanh nghiệp tại đề án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp 2021-2030?
Căn cứ theo đề nghị tại Thông báo 69/TB-BXD năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về việc triển khai các nhiệm vụ tại Đề án “Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030” đối với doanh nghiệp như sau:
- Các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trong khu công nghiệp sử dụng nhiều công nhân, người lao động cần quan tâm xây dựng nhà lưu trú hỗ trợ chỗ ở cho công nhân, người lao động của doanh nghiệp thuê.
- Thực hiện nghiêm túc trách nhiệm đầu tư nhà ở xã hội trên quỹ đất 20% trong các dự án nhà ở thương mại, khu đô thị do doanh nghiệp làm chủ đầu tư.
- Chủ động rà soát đối tượng, điều kiện, đăng ký với UBND cấp tỉnh để được công bố trong danh mục vay vốn ưu đãi từ gói hỗ trợ 120.000 tỷ đồng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trong hình sự, tự thú là gì? Khi người phạm tội đến tự thú, cơ quan tiếp nhận phải lập biên bản và ghi rõ những thông tin nào?
- Làm mất thẻ đảng viên thì cá nhân bị kỷ luật khiển trách đúng không? Mẫu Quyết định cấp lại thẻ đảng viên bị mất là mẫu nào?
- Lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư là gì? Quy định về việc xử lý và lưu trữ hồ sơ trong quá trình lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư?
- Hướng dẫn trình tự, thủ tục bán lại nhà ở xã hội trong thời hạn 5 năm? Bên mua nhà ở xã hội được bán lại nhà ở này theo cơ chế thị trường không?
- Tốt nghiệp trung cấp có được vào dân quân tự vệ? Độ tuổi thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ giữa nam và nữ có gì khác?