Trích lập dự phòng rủi ro nghề nghiệp doanh nghiệp thẩm định giá không mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp từ 1/7/2024 ra sao?
- Trích lập dự phòng rủi ro nghề nghiệp khi doanh nghiệp thẩm định giá không mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp ra sao?
- Doanh nghiệp thẩm định giá trích lập quỹ dự phòng rủi ro nghề nghiệp không đúng mức trích lập bị phạt bao nhiêu tiền?
- Hình thức xử phạt bổ sung khi doanh nghiệp thẩm định giá trích lập quỹ dự phòng rủi ro nghề nghiệp không đúng mức trích lập ra sao?
Trích lập dự phòng rủi ro nghề nghiệp khi doanh nghiệp thẩm định giá không mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp ra sao?
Căn cứ Điều 4 Thông tư 38/2024/TT-BTC quy định về đánh giá hoạt động doanh nghiệp thẩm định giá; trích lập dự phòng rủi ro nghề nghiệp, chế độ báo cáo về hoạt động thẩm định giá của doanh nghiệp thẩm định giá và chi phí phục vụ cho việc thẩm định giá của hội đồng thẩm định giá quy định như sau:
Trích lập dự phòng rủi ro nghề nghiệp của doanh nghiệp thẩm định giá
1. Doanh nghiệp thẩm định giá không mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp thẩm định giá thì phải trích lập dự phòng rủi ro nghề nghiệp với mức trích hằng năm là 1% trên doanh thu dịch vụ thẩm định giá (doanh thu không có thuế giá trị gia tăng), được trích vào cuối năm tài chính và được hạch toán như trường hợp trích lập dự phòng phải trả.
2. Trường hợp dự phòng rủi ro nghề nghiệp của doanh nghiệp có số dư cuối năm tài chính vượt mức 10% doanh thu dịch vụ thẩm định giá (doanh thu không có thuế giá trị gia tăng) tính trung bình trong 03 năm gần nhất, doanh nghiệp thực hiện hoàn nhập đối với phần vượt mức và hạch toán vào thu nhập khác của doanh nghiệp.
3. Doanh nghiệp có trách nhiệm xây dựng và ban hành quy chế nội bộ quản lý và sử dụng dự phòng rủi ro nghề nghiệp.
4. Trường hợp doanh nghiệp chấm dứt hoạt động thẩm định giá thì số dư dự phòng rủi ro nghề nghiệp đã trích lập nhưng chưa sử dụng hết được hạch toán vào thu nhập khác của doanh nghiệp.
Theo đó, Doanh nghiệp thẩm định giá không mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp thẩm định giá thì phải trích lập dự phòng rủi ro nghề nghiệp với mức trích hằng năm là 1% trên doanh thu dịch vụ thẩm định giá (doanh thu không có thuế giá trị gia tăng).
Trường hợp dự phòng rủi ro nghề nghiệp của doanh nghiệp có số dư cuối năm tài chính vượt mức 10% doanh thu dịch vụ thẩm định giá (doanh thu không có thuế giá trị gia tăng) tính trung bình trong 03 năm gần nhất, doanh nghiệp thực hiện hoàn nhập đối với phần vượt mức và hạch toán vào thu nhập khác của doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, dự phòng rủi ro nghề nghiệp được trích vào cuối năm tài chính và được hạch toán như trường hợp trích lập dự phòng phải trả.
Trích lập dự phòng rủi ro nghề nghiệp doanh nghiệp thẩm định giá không mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp từ 1/7/2024 ra sao? (Hình từ Internet)
Doanh nghiệp thẩm định giá trích lập quỹ dự phòng rủi ro nghề nghiệp không đúng mức trích lập bị phạt bao nhiêu tiền?
Căn cứ khoản 11 Điều 18 Nghị định 109/2013/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 9 Điều 1 Nghị định 49/2016/NĐ-CP quy định như sau:
Hành vi vi phạm quy định đối với doanh nghiệp thẩm định giá
...
9. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Thực hiện thẩm định giá đối với các trường hợp doanh nghiệp thẩm định giá không được thực hiện thẩm định giá theo quy định của pháp luật về giá;
b) Phát hành chứng thư thẩm định giá hoặc báo cáo kết quả thẩm định giá được ký bởi người không phải thẩm định viên về giá đăng ký hành nghề thẩm định giá tại doanh nghiệp thẩm định giá tại thời điểm phát hành.
10. Phạt tiền từ 120.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với hành vi làm sai lệch hồ sơ tài sản thẩm định giá hoặc sai lệch thông tin liên quan đến tài sản thẩm định giá trừ trường hợp nêu tại Khoản 13 Điều này.
11. Đối với hành vi mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp và trích lập quỹ dự phòng rủi ro nghề nghiệp:
a) Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi trích lập quỹ dự phòng rủi ro nghề nghiệp không đúng mức trích lập theo quy định;
b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp, đồng thời không trích lập quỹ dự phòng rủi ro nghề nghiệp.
...
Theo đó, doanh nghiệp thẩm định giá trích lập quỹ dự phòng rủi ro nghề nghiệp không đúng mức trích lập sẽ phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng.
Hình thức xử phạt bổ sung khi doanh nghiệp thẩm định giá trích lập quỹ dự phòng rủi ro nghề nghiệp không đúng mức trích lập ra sao?
Căn cứ khoản 14 Điều 18 Nghị định 109/2013/NĐ-CP quy định như sau:
Hành vi vi phạm quy định đối với doanh nghiệp thẩm định giá
...
14. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Đình chỉ có thời hạn từ 30 ngày đến 40 ngày hoạt động kinh doanh dịch vụ thẩm định giá đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 6 Điều này;
b) Đình chỉ có thời hạn từ 50 ngày đến 60 ngày hoạt động kinh doanh dịch vụ thẩm định giá đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 7, Khoản 8, Khoản 9, Khoản 10, Khoản 11, Khoản 12 và Khoản 13 Điều này.
Trong trường hợp doanh nghiệp thẩm định giá bị đình chỉ 02 tháng tại Điểm b Khoản 14 Điều này và không khắc phục được vi phạm trong thời gian bị đình chỉ thì bị thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá theo quy định tại Điều 40 của Luật giá.
Theo đó, ngoài hình thức phạt phạt tiền, doanh nghiệp thẩm định giá trích lập quỹ dự phòng rủi ro nghề nghiệp không đúng mức trích lập còn bị đình chỉ có thời hạn từ 50 ngày đến 60 ngày hoạt động kinh doanh dịch vụ thẩm định giá.
Trong trường hợp doanh nghiệp thẩm định giá bị đình chỉ 02 tháng và không khắc phục được vi phạm trong thời gian bị đình chỉ thì bị thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 23 nguyên tắc cơ bản trong tố tụng dân sự? Tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án có bao gồm tranh chấp đất đai?
- Người tham gia đấu giá tài sản có quyền khiếu nại đối với quyết định của Hội đồng đấu giá tài sản khi nào?
- Khi đấu giá theo phương thức đặt giá xuống mà chỉ có một người đăng ký tham gia đấu giá thì cuộc đấu giá thực hiện như nào?
- Chế độ cử tuyển là gì? Người học theo chế độ cử tuyển có trách nhiệm như thế nào khi tốt nghiệp?
- Rối loạn lưỡng cực là gì? Nguyên nhân gây rối loạn lượng cực? Rối loạn lượng cực có tái phát không?