Trách nhiệm khi giao dịch với người tiêu dùng dễ bị tổn thương của tổ chức, cá nhân kinh doanh là gì?
Người tiêu dùng dễ bị tổn thương bao gồm những ai?
Theo quy định được đề xuất tại khoản 1 Điều 8 Dự thảo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) Tải, người tiêu dùng dễ bị tổn thương theo quy định của Luật này bao gồm:
(1) Người cao tuổi theo quy định của pháp luật người cao tuổi;
(2) Người khuyết tật theo quy định của pháp luật người khuyết tật;
(3) Trẻ em theo quy định của pháp luật trẻ em;
(4) Người dân tộc thiểu số; người sống ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật về công tác dân tộc;
(5) Phụ nữ đang mang thai hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi;
(6) Người bị bệnh hiểm nghèo tại danh mục bệnh hiểm nghèo theo quy định của pháp luật về lao động;
(7) Thành viên hộ nghèo theo quy định của pháp luật;
(8) Người không thuộc các nhóm quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e và g khoản 1 Điều 8 Dự thảo này nhưng tại thời điểm mua hoặc sử dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ có khả năng phải chịu nhiều tác động bất lợi về tiếp cận thông tin, sức khỏe, tài sản, giải quyết tranh chấp.
Trách nhiệm khi giao dịch với người tiêu dùng dễ bị tổn thương của tổ chức, cá nhân kinh doanh? (Hình ảnh từ Internet)
Định hướng yêu cầu bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng dễ bị tổn thương như thế nào?
Việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng dễ bị tổn thương phải đảm bảo các yêu cầu theo đề xuất tại khoản 2 Điều 8 Dự thảo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) Tải, như sau:
- Người tiêu dùng dễ bị tổn thương được bảo đảm các quyền của người tiêu dùng theo quy định của Luật này và các quyền, chính sách ưu tiên theo quy định của pháp luật có liên quan.;
- Tổ chức, cá nhân kinh doanh chủ động, tự chịu trách nhiệm xây dựng, tổ chức thực hiện quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 8 Dự thảo này;
- Khi người tiêu dùng có đề nghị, yêu cầu kèm theo các chứng cứ, tài liệu về việc quyền lợi của mình bị xâm hại, các tổ chức, cá nhân kinh doanh phải ưu tiên tiếp nhận, xử lý thỏa đáng và không chuyển đề nghị, yêu cầu xử lý của người tiêu dùng cho bên thứ ba giải quyết, trừ trường hợp bên thứ ba đó có nghĩa vụ liên quan. Trường hợp từ chối xử lý đề nghị, yêu cầu của người tiêu dùng, tổ chức, cá nhân kinh doanh phải trả lời bằng văn bản trong đó nêu rõ căn cứ pháp lý và sự không phù hợp với nội dung chính sách đã công bố theo khoản 3 Điều 8 Dự thảo này;
- Tổ chức, cá nhân kinh doanh phải bồi thường thiệt hại cho người tiêu dùng trong trường hợp chậm, từ chối ưu tiên hoặc từ chối tiếp nhận, xử lý đề nghị, yêu cầu của người tiêu dùng theo quy định tại điểm b khoản này mà không có căn cứ pháp lý, lý do chính đáng và chịu mọi chi phí, rủi ro phát sinh;
- Cơ quan, tổ chức liên quan đến bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng theo quy định của Luật này đảm bảo ưu tiên tiếp nhận, xử lý các đề nghị, yêu cầu của người tiêu dùng và hướng dẫn người tiêu dùng cung cấp các chứng cứ, tài liệu về việc quyền lợi của mình bị xâm hại;
- Cơ quan, tổ chức liên quan đến bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng theo quy định của Luật này có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm đối với tổ chức, cá nhân kinh doanh trong quá trình tổ chức thực hiện các trách nhiệm quy định tại khoản 3 Điều 8 Dự thảo này.
Trách nhiệm khi giao dịch với người tiêu dùng dễ bị tổn thương của tổ chức, cá nhân kinh doanh là gì?
Theo khoản 3 Điều 8 Dự thảo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) Tải khi giao dịch với người tiêu dùng dễ bị tổn thương, tổ chức, cá nhân kinh doanh có trách nhiệm:
- Bảo đảm thực hiện các quyền ưu tiên của người tiêu dùng dễ bị tổn thương trong quá trình mua bán sản phẩm, hàng hóa, cung ứng dịch vụ theo quy định của pháp luật;
- Áp dụng cơ chế khiếu nại, giải quyết tranh chấp phù hợp với yếu tố dễ bị tổn thương của người tiêu dùng theo quy định của pháp luật;
- Không được từ chối giải quyết khiếu nại, đề nghị giải quyết tranh chấp của người tiêu dùng quy định tại điểm d khoản 1 Điều 8 Dự thảo này với lý do khác biệt về tiếng nói, chữ viết, phong tục, tập quán;
- Chống kỳ thị, phân biệt đối xử, lợi dụng yếu tố dễ bị tổn thương để xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng trong quá trình thực hiện giao dịch với người tiêu dùng dễ bị tổn thương;
- Xây dựng, ban hành trình tự, thủ tục, phương thức hoặc các biện pháp khác phù hợp với từng yếu tố dễ bị tổn thương của người tiêu dùng nhằm bảo đảm quyền khiếu nại, yêu cầu giải quyết tranh chấp hoặc các quyền ưu tiên của người tiêu dùng dễ bị tổn thương;
- Xây dựng, cập nhật, công bố công khai cho người tiêu dùng dễ bị tổn thương các nội dung chính sách quy định tại khoản này tại trụ sở, tại địa điểm kinh doanh hoặc trên trang thông tin, ứng dụng điện tử (nếu có) và đào tạo, tập huấn cho người lao động của mình các nội dung này. Các tổ chức, cá nhân kinh doanh là doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ theo quy định của pháp luật được khuyến khích thực hiện các trách nhiệm quy định tại điểm này, trừ trường hợp thực hiện các giao dịch quy định tại Chương III Dự thảo này thì phải tuân thủ đầy đủ;
- Thực hiện các trách nhiệm theo quy định của Luật này và các pháp luật có liên quan khác.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Đơn đề nghị hoàn tiền trúng đấu giá biển số xe mới nhất hiện nay? Trường hợp nào hoàn tiền trúng đấu giá biển số xe?
- Mẫu Quy chế làm việc của chi ủy chi bộ cơ sở mới nhất là mẫu nào? Chi ủy, chi bộ cơ sở họp thường lệ mấy tháng một lần?
- Mẫu sơ yếu lý lịch cá nhân của sáng lập viên thành lập quỹ từ thiện, quỹ xã hội? Điều kiện đối với sáng lập viên thành lập quỹ?
- Bảo đảm hoàn thành sắp xếp CBCCVC dôi dư sau 5 năm tinh gọn bộ máy hành chính theo Công văn 7968?
- Thời điểm xuất hóa đơn GTGT hàng xuất khẩu theo Nghị định 123? Xuất khẩu hàng hóa được sử dụng hóa đơn GTGT?