Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh đối với sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật theo quy định mới nhất ra sao?
- Sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật là gì?
- Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh đối với sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật theo quy định mới nhất ra sao?
- Trách nhiệm công khai, thông báo công khai việc thu hồi sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật từ 1/7/2024 ra sao?
- Căn cứ vào nguồn thông tin, dữ liệu nào để xác định cụ thể nhóm sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật?
Sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật là gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 3 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023 quy định sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật như sau:
Sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật là sản phẩm, hàng hóa không bảo đảm an toàn cho người tiêu dùng, có khả năng gây thiệt hại cho tính mạng, sức khỏe, tài sản của người tiêu dùng nhưng chưa phát hiện được khuyết tật tại thời điểm sản phẩm, hàng hóa được cung cấp cho người tiêu dùng mặc dù sản phẩm, hàng hóa đó được sản xuất theo đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật hiện hành, bao gồm:
- Sản phẩm, hàng hóa sản xuất hàng loạt có khuyết tật phát sinh từ thiết kế kỹ thuật;
- Sản phẩm, hàng hóa đơn lẻ có khuyết tật phát sinh từ quá trình sản xuất, chế biến, vận chuyển, lưu giữ và sử dụng;
- Sản phẩm, hàng hóa tiềm ẩn nguy cơ gây mất an toàn trong quá trình sử dụng nhưng không có hướng dẫn, cảnh báo đầy đủ cho người tiêu dùng.
Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh đối với sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật theo quy định mới nhất ra sao? (Hình từ Internet)
Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh đối với sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật theo quy định mới nhất ra sao?
Căn cứ Điều 17 Nghị định 55/2024/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh đối với sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật về biện pháp cần thiết để ngừng cung cấp sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật như sau:
- Trừ trường hợp pháp luật có quy định khác, trong vòng 24 giờ kể từ thời điểm phát hiện ra sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật hoặc nhận được yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền, tổ chức, cá nhân kinh doanh phải thực hiện ngay các biện pháp cần thiết để ngừng việc cung cấp sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật trên thị trường.
- Các tổ chức, cá nhân kinh doanh phải chịu trách nhiệm trước người tiêu dùng và pháp luật về việc chậm trễ thực hiện việc ngừng cung cấp sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật trên thị trường.
Trách nhiệm công khai, thông báo công khai việc thu hồi sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật từ 1/7/2024 ra sao?
Căn cứ Điều 18 Nghị định 55/2024/NĐ-CP, trách nhiệm công khai, thông báo công khia việc thu hồi sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật từ 1/7/2024 được nêu rõ như sau:
(1) Trường hợp sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật thuộc nhóm A theo quy định tại điểm a khoản 1 hoặc điểm c khoản 1 Điều 33 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023 thì trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ thời điểm phát hiện ra sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật hoặc nhận được yêu cầu thu hồi của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền, tổ chức, cá nhân kinh doanh phải tiến hành các trách nhiệm công khai và thông báo công khai về sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật và việc thu hồi sản phẩm, hàng hóa đó theo quy định tại điểm b và c khoản 2 Điều 33Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023.
(2) Trường hợp sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật thuộc nhóm B theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 33 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023 thì trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ thời điểm phát hiện ra sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật hoặc nhận được yêu cầu thu hồi của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền, tổ chức, cá nhân kinh doanh phải tiến hành trách nhiệm công khai về sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật và việc thu hồi sản phẩm, hàng hóa đó theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 33 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023.
(3) Trường hợp pháp luật có quy định khác về thời hạn tiến hành các trách nhiệm công khai, thông báo công khai về sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật và việc thu hồi sản phẩm, hàng hóa đó quy định tại (1), (2) nêu trên thì tổ chức, cá nhân kinh doanh thực hiện việc công khai, thông báo công khai về sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật và việc thu hồi sản phẩm, hàng hóa đó theo thời hạn quy định của pháp luật khác.
Căn cứ vào nguồn thông tin, dữ liệu nào để xác định cụ thể nhóm sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật?
Căn cứ Điều 20 Nghị định 55/2024/NĐ-CP về nguồn thông tin, dữ liệu để xác định cụ thể nhóm sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật, căn cứ vào một hoặc một số nguồn thông tin, dữ liệu sau để xác định cụ thể nhóm sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật:
- Thông báo, cảnh báo của cơ quan có thẩm quyền của các quốc gia và vùng lãnh thổ;
- Thông báo, cảnh báo của các tổ chức quốc tế mà Việt Nam là quốc gia thành viên;
- Bản án, quyết định của Tòa án;
- Thông tin, cảnh báo từ các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành;
- Quyết định thu hồi sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật của cơ quan có thẩm quyền vẫn còn hiệu lực;
- Xác định về nhóm sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật của tổ chức, cá nhân kinh doanh;
- Các nguồn thông tin, dữ liệu khác mà cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, cơ quan quản lý nhà nước có liên quan có thể chứng minh được tính xác thực hoặc có đủ cơ sở khoa học.
Lưu ý: Tổ chức, cá nhân kinh doanh có trách nhiệm tự mình xác định chính xác nhóm sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật để thực hiện chương trình thu hồi theo quy định và phải chịu trách nhiệm toàn diện đối với việc xác định cụ thể nhóm sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 20 Nghị định 55/2024/NĐ-CP.
Trường hợp có căn cứ cho rằng việc xác định cụ thể nhóm sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật của tổ chức, cá nhân kinh doanh là không phù hợp, cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, cơ quan quản lý nhà nước có liên quan có quyền yêu cầu tổ chức, cá nhân kinh doanh điều chỉnh lại cho phù hợp để tiến hành trách nhiệm thu hồi sản phẩm, hàng hoá có khuyết tật theo đúng nhóm sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật đã được xác định lại và theo đúng quy định của pháp luật.
Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2024.
Nghị định 55/2024/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/7/2024.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch đi làm lại sau Tết Nguyên Đán 2025? Lịch đi làm lại sau Tết Âm lịch 2025 của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động?
- Đá khối làm đá ốp lát công trình xây dựng là đá như thế nào? Quy cách, chỉ tiêu kỹ thuật đá khối làm đá ốp lát xuất khẩu?
- Tội chống người thi hành công vụ theo Bộ luật Hình sự 2015 có khung hình phạt như thế nào?
- Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 3 đã quyết nghị lấy ngày 3 2 làm ngày kỷ niệm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam?
- Mừng thọ 70 tuổi gọi là gì? Cách tổ chức lễ mừng thọ 70 tuổi theo Thông tư 06 chi tiết, cụ thể?