Tổng trọng lượng của xe gồm những gì? Các trường hợp nào được xác định là xe quá tải trọng đường bộ, xe quá khổ đường bộ?

Tổng trọng lượng của xe gồm những gì? Các trường hợp nào được xác định là xe quá tải trọng đường bộ, xe quá khổ đường bộ? Thắc mắc của anh V.M ở Bình Dương.

Tổng trọng lượng của xe gồm những gì?

Căn cứ theo quy định mới tại điểm a khoản 1 Điều 1 Thông tư 35/2023/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 3 Thông tư 46/2015/TT-BGTVT quy định tổng trọng lượng của xe gồm có trọng lượng (khối lượng) bản thân xe cộng với trọng lượng (khối lượng) của thiết bị chuyên dùng để hỗ trợ phục vụ vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng được lắp, đặt vào phương tiện theo hướng dẫn của nhà sản xuất (nếu có) cộng với trọng lượng (khối lượng) của người, hành lý và hàng hóa (bao gồm cả container; các thiết bị được sử dụng để kê, chèn, chằng buộc hàng hóa) xếp trên xe (nếu có).

Hiện hành tại khoản 1 Điều 3 Thông tư 46/2015/TT-BGTVT quy định tổng trọng xe gồm có trọng lượng (khối lượng) bản thân xe cộng với trọng lượng (khối lượng) của người, hành lý và hàng hóa xếp trên xe (nếu có).

Như vậy, có thể thấy theo quy định mới với thì tổng trọng lượng của xe sẽ bao gồm thêm trọng lượng (khối lượng) của thiết bị chuyên dùng để hỗ trợ phục vụ vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng được lắp, đặt vào phương tiện theo hướng dẫn của nhà sản xuất (nếu có) các thiết bị được sử dụng để kê, chèn, chằng buộc hàng hóa) xếp trên xe (nếu có).

Các trường hợp nào được xác định là xe quá tải trọng đường bộ, xe quá khổ đường bộ?

Căn cứ theo quy định tại khoản 7 Điều 1 Thông tư 35/2023/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung Điều 9 Thông tư 46/2015/TT-BGTVT quy định có 04 trường hợp xác định xe quá tải trọng đường bộ và 06 trường hợp xe quá khổ đường bộ như sau:

(1) 04 trường hợp xác định là xe quá tải trọng đường bộ:

- Có tổng trọng lượng (khối lượng toàn bộ) của xe vượt quá trị số ghi trên biển báo hiệu “hạn chế trọng tải toàn bộ xe” hoặc biển báo hiệu “Loại xe hạn chế qua cầu” tại nơi có một trong hai loại biển báo hiệu này;

- Có tổng trọng lượng (khối lượng toàn bộ) của xe vượt quá quy định về giới hạn tổng trọng lượng của xe tại Điều 17 của Thông tư 46/2015/TT-BGTVT tại nơi không có cả hai loại biển báo hiệu quy định tại điểm a khoản 1 Điều 9 Thông tư 46/2015/TT-BGTVT ;

- Có tải trọng trục xe vượt quá trị số ghi trên biển báo hiệu “Hạn chế tải trọng trên trục xe” hoặc biển báo hiệu “Tải trọng trục hạn chế qua cầu” tại nơi có một trong hai loại biển báo hiệu này;

- Có tải trọng trục xe vượt quá quy định về giới hạn tải trọng trục xe tại Điều 16 của Thông tư 46/2015/TT-BGTVT tại nơi không có cả hai loại biển báo hiệu quy định tại điểm c khoản này.

(2) 06 trường hợp xe quá khổ đường bộ:

- Chiều dài vượt quá trị số ghi trên biển báo hiệu “Hạn chế chiều dài xe” hoặc biển báo hiệu “Hạn chế chiều dài xe cơ giới kéo theo rơ-moóc hoặc sơ-mi- rơ-moóc” tại nơi có một trong hai loại biển báo hiệu này;

- Chiều dài lớn hơn 20 mét hoặc lớn hơn 1,1 lần chiều dài toàn bộ của xe tại nơi không có cả hai loại biển báo hiệu quy định tại điểm a khoản này;

- Chiều rộng vượt quá trị số ghi trên biển báo hiệu “Hạn chế chiều ngang xe” tại nơi có loại biển báo hiệu này;

- Chiều rộng lớn hơn 2,5 mét tại nơi không có loại biển báo hiệu quy định tại điểm c khoản này;

- Chiều cao tính từ mặt đường bộ trở lên vượt quá trị số ghi trên biển báo hiệu “Hạn chế chiều cao” tại nơi có loại biển báo hiệu này;

- Chiều cao tính từ mặt đường bộ trở lên lớn hơn 4,2 mét, đối với xe chở container lớn hơn 4,35m mét tại nơi không có loại biển báo hiệu quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 9 Thông tư 46/2015/TT-BGTVT.

Mức phạt tiền đối với hành vi chở hành lý, hàng hóa vượt quá trọng tải theo thiết kế của xe ô tô chở khách là bao nhiêu?

Căn cứ theo quy định tại điểm m khoản 5 Điều 23 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định như sau:

Xử phạt người điều khiển xe ô tô chở hành khách, ô tô chở người và các loại xe tương tự xe ô tô chở hành khách, chở người vi phạm quy định về vận tải đường bộ
5. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
...
m) Chở hành lý, hàng hóa vượt quá trọng tải theo thiết kế của xe;
n) Điều khiển xe vận chuyển khách du lịch, xe vận chuyển hành khách theo hợp đồng gom khách, bán vé, thu tiền hoặc thực hiện việc xác nhận đặt chỗ cho từng hành khách đi xe; điều khiển xe vận chuyển hành khách theo hợp đồng ấn định hành trình, lịch trình cố định để phục vụ cho nhiều hành khách hoặc nhiều người thuê vận tải khác nhau;
o) Không sử dụng thẻ nhận dạng lái xe để đăng nhập thông tin theo quy định hoặc sử dụng thẻ nhận dạng lái xe của lái xe khác để đăng nhập thông tin khi điều khiển xe ô tô chở khách;
p) Điều khiển xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách không lắp camera theo quy định (đối với loại xe có quy định phải lắp camera) hoặc có lắp camera nhưng không ghi, không lưu trữ được hình ảnh trên xe (bao gồm cả lái xe và cửa lên xuống của xe) trong quá trình xe tham gia giao thông theo quy định hoặc sử dụng biện pháp kỹ thuật, trang thiết bị ngoại vi, các biện pháp khác làm sai lệch dữ liệu của camera lắp trên xe ô tô;
q) Điều khiển xe vận chuyển khách du lịch, xe vận chuyển hành khách theo hợp đồng sử dụng hợp đồng điện tử không có thiết bị để truy cập được nội dung của hợp đồng điện tử và danh sách hành khách hoặc có nhưng không cung cấp cho lực lượng chức năng khi có yêu cầu, chở người không có tên trong danh sách hành khách hoặc vận chuyển không đúng đối tượng theo quy định (đối với xe kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng vận chuyển học sinh, sinh viên, cán bộ công nhân viên đi học, đi làm việc).

Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên thì hành vi chở hành lý, hàng hóa vượt quá trọng tải theo thiết kế của xe ô tô chở khách thì có thể bị phat tiền từ 1.00.000 đồng đến 2.000.000 đồng.

Ngoài ra, đối với hành vi chở hành lý, hàng hóa vượt quá trọng tải ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung là bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng (theo điểm a khoản 8 ĐIều 23 Nghị định 100/2019/NĐ-CP)

Thông tư 35/2023/TT-BGTVT có hiệu lực kể từ ngày 01/02/2024.

Xe quá tải trọng
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Tổng trọng lượng của xe gồm những gì? Các trường hợp nào được xác định là xe quá tải trọng đường bộ, xe quá khổ đường bộ?
Pháp luật
Xe quá tải trọng là gì? Người điều khiển xe quá tải trọng không thực hiện đúng quy định trong Giấy phép lưu hành có thể bị xử phạt như thế nào?
Pháp luật
Trường hợp nào xe quá tải trọng lưu hành trên đường mà không bị xử phạt? Tài xế lưu hành xe quá tải trọng trên đường bị phạt bao nhiêu tiền?
Pháp luật
Người điều khiển xe ô tô khi lưu hành xe quá tải trọng không thực hiện đúng quy định trong Giấy phép lưu hành bị xử phạt như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Xe quá tải trọng
Nguyễn Văn Phước Độ Lưu bài viết
1,311 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Xe quá tải trọng

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Xe quá tải trọng

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào