Tổng sản phẩm trên địa bàn GRDP được quy định như thế nào? GRDP và GDP có giống nhau hay không?
Tổng sản phẩm trên địa bàn GRDP được quy định thế nào? GRDP và GDP có giống nhau hay không?
Căn cứ chỉ tiêu T0501 được hướng dẫn tại các Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định 05/2023/QĐ-TTg, thì tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) là giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ cuối cùng được tạo ra trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong một khoảng thời gian nhất định.
Điều này có nghĩa trong GRDP không tính các giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ đã sử dụng ở các khâu trung gian trong quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm. GRDP biểu thị kết quả sản xuất do các đơn vị thường trú tạo ra trong lãnh thổ kinh tế của một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Còn chỉ tiêu thống kê 0501 Phụ lục 1 ban hành kèm theo Nghị định 94/2022/NĐ-CP thì tổng sản phẩm trong nước (GDP) là giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ cuối cùng được tạo ra của nền kinh tế trong một khoảng thời gian nhất định.
Như vậy GRDP và GDP đều là là giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ cuối cùng được tạo ra trong một khoảng thời gian nhất định. Tuy nhiên GDP được xác định cho nền kinh tế một quốc gia. Còn GRDP được xác định trong lãnh thổ kinh tế của một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Tổng sản phẩm trên địa bàn GRDP được quy định là gì? GRDP và GDP có giống nhau hay không?
Phương pháp tính tổng sản phẩm trên địa bàn GRDP được quy định là gì?
Căn cứ chỉ tiêu T0501 được hướng dẫn tại các Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định 05/2023/QĐ-TTg, thì Phương pháp tính tổng sản phẩm trên địa bàn GRDP được quy định là theo phương pháp sản xuất:
(1) Theo giá hiện hành
Tổng sản phẩm trên địa bàn bằng tổng giá trị tăng thêm theo giá cơ bản của tất cả các ngành, khu vực, loại hình kinh tế cộng với thuế sản phẩm trừ đi trợ cấp sản phẩm.
Công thức tính:
Tổng sản phẩm trên địa bàn theo giá hiện hành (GRDP) | = | Tổng giá trị tăng thêm theo giá hiện hành | + | Thuế sản phẩm theo giá hiện hành | - | Trợ cấp sản phẩm theo giá hiện hành |
Trong đó:
Giá trị tăng thêm theo giá hiện hành | = | Giá trị sản xuất theo giá hiện hành | - | Chi phí trung gian theo giá hiện hành |
(2) Theo giá so sánh
Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) theo giá so sánh được tính gián tiếp (vì chỉ tiêu GRDP hoặc giá trị tăng thêm không thể phân tích được thành các yếu tố giá và lượng, nên không có chỉ số giá phù hợp để giảm phát trực tiếp).
Tổng sản phẩm trên địa bàn theo giá so sánh (GRDP) | = | Tổng giá trị tăng thêm theo giá so sánh | + | Thuế sản phẩm theo giá so sánh | - | Trợ cấp sản phẩm theo giá so sánh |
Trong đó thuế nhập khẩu theo giá so sánh bằng thuế nhập khẩu theo giá hiện hành chia chỉ số giá nhập khẩu hàng hóa năm hiện hành so với năm gốc so sánh.
Thuế giá trị gia tăng và các loại thuế sản phẩm khác theo giá so sánh bằng thuế giá trị gia tăng và các loại thuế sản phẩm khác theo giá hiện hành chia cho chỉ số giảm phát tổng giá trị tăng thêm của các ngành kinh tế.
Trợ cấp sản phẩm theo giá so sánh bằng trợ cấp sản phẩm theo giá hiện hành chia cho chỉ số giảm phát tổng giá trị tăng thêm của các ngành kinh tế.
Thời gian công bố GRDP là khi nào?
Căn cứ Điều 12 Nghị định 94/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Công bố, phổ biến số liệu chỉ tiêu tổng sản phẩm trong nước, chỉ tiêu tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
1. Số liệu GDP được công bố như sau:
a) Số liệu ước tính quý I: Ngày 29 tháng 3 hằng năm;
b) Số liệu ước tính quý II và 6 tháng; sơ bộ quý I: Ngày 29 tháng 6 hằng năm;
c) Số liệu ước tính quý III và 9 tháng; sơ bộ quý II và 6 tháng: Ngày 29 tháng 9 hằng năm;
d) Số liệu ước tính quý IV và cả năm; sơ bộ quý III và 9 tháng: Ngày 29 tháng 12 hằng năm;
đ) Số liệu sơ bộ quý IV và cả năm: Ngày 29 tháng 3 năm kế tiếp;
e) Số liệu chính thức cả năm và theo quý của năm báo cáo: Ngày 29 tháng 9 của năm thứ hai kế tiếp sau năm báo cáo.
2. Số liệu GRDP được công bố như sau:
a) Số liệu ước tính quý I: Ngày 25 tháng 3 hằng năm;
b) Số liệu ước tính quý II và 6 tháng; sơ bộ quý I: Ngày 29 tháng 5 hằng năm;
c) Số liệu ước tính quý III và 9 tháng; sơ bộ quý II và 6 tháng: Ngày 25 tháng 9 hằng năm;
d) Số liệu ước tính quý IV và cả năm; sơ bộ quý III và 9 tháng: Ngày 25 tháng 11 hằng năm;
đ) Số liệu sơ bộ quý IV và cả năm: Ngày 25 tháng 3 năm kế tiếp;
e) Số liệu chính thức cả năm và theo quý của năm báo cáo: Ngày 29 tháng 9 của năm thứ hai kế tiếp sau năm báo cáo.
3. Số liệu GDP, GRDP đã được công bố phải được phổ biến kịp thời, đầy đủ, rộng rãi, công khai và minh bạch.
Theo đó, số liệu GRDP được công bố tại các khoản thời gian sau:
- Số liệu ước tính quý I: Ngày 25 tháng 3 hằng năm;
- Số liệu ước tính quý II và 6 tháng; sơ bộ quý I: Ngày 29 tháng 5 hằng năm;
- Số liệu ước tính quý III và 9 tháng; sơ bộ quý II và 6 tháng: Ngày 25 tháng 9 hằng năm;
- Số liệu ước tính quý IV và cả năm; sơ bộ quý III và 9 tháng: Ngày 25 tháng 11 hằng năm;
- Số liệu sơ bộ quý IV và cả năm: Ngày 25 tháng 3 năm kế tiếp;
- Số liệu chính thức cả năm và theo quý của năm báo cáo: Ngày 29 tháng 9 của năm thứ hai kế tiếp sau năm báo cáo.
Quyết định 05/2023/QĐ-TTg có hiệu lực từ 15/04/2023.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Máy móc, thiết bị thuê, mượn để gia công trong hợp đồng gia công cho nước ngoài tại Việt Nam được xử lý bằng hình thức nào?
- Tải về danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu mới nhất? Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu do ai quy định?
- Mẫu báo cáo theo Nghị định 30? Tải về Mẫu báo cáo văn bản hành chính? Hướng dẫn viết mẫu báo cáo?
- Số câu hỏi, nội dung và tiêu chuẩn đạt sát hạch chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng của cá nhân là bao nhiêu câu?
- Có được hoãn thi hành án tử hình khi người bị kết án tử hình khai báo những tình tiết mới về tội phạm không?