Tổng hợp các văn bản hướng dẫn triển khai chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục năm học 2023-2024?
- Tổng hợp các văn bản hướng dẫn triển khai chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục năm học 2023-2024?
- Chuyển đổi số trong dạy, học và đánh giá được thực hiện qua những nhiệm vụ nào?
- Nhiệm vụ được đặt ra nhằm chuyển đổi số trong quản trị các cơ sở giáo dục và xây dựng cơ sở dữ liệu về giáo dục ra sao?
Tổng hợp các văn bản hướng dẫn triển khai chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục năm học 2023-2024?
Tại Công văn 4771/BGDĐT-CNTT năm 2023 có tổng hợp các văn bản hướng dẫn triển khai chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục năm học 2023-2024 bao gồm:
1. Nghị định số 64/2007/NĐ-CP ngày 10/4/2007 của Chính phủ về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan Nhà nước;
2. Nghị định số 73/2019/NĐ-CP ngày 05/9/2019 của Chính phủ về quản lý đầu tư ứng dụng CNTT sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước;
3. Nghị định số 72/2013/NĐ-CP ngày 15/7/2013 của Chính phủ về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng;
4. Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày 15/7/2021 ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021-2030. Trong đó Chính phủ giao Bộ GDĐT rà soát, làm rõ nội dung quản lý nhà nước về cung cấp dịch vụ giáo dục; đổi mới tổ chức, quản lý, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực GDĐT;
5. Nghị quyết số 17/NQ-CP ngày 7/3/2019 của Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019-2020, định hướng đến 2025;
6. Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt "Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” trong đó GDĐT là 1/8 lĩnh vực ưu tiên, Thủ tướng Chính phủ giao các Bộ, ngành nói chung và Bộ GDĐT nói riêng xây dựng kế hoạch chuyển đổi số;
7. Quyết định số 942/QĐ-TTg ngày 15/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030;
8. Quyết định số 117/QĐ-TTg ngày 25/01/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án "Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và hỗ trợ các hoạt động dạy-học, nghiên cứu khoa học góp phần nâng cao chất lượng GDĐT giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2025”, trong đó có định hướng đến năm 2025, tiếp tục phát huy kết quả đạt được, khắc phục những hạn chế, tồn tại trong quá trình triển khai;
9. Thông tư số 12/2016/TT-BGDĐT ngày 22/4/2016 quy định về ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, tổ chức đào tạo qua mạng;
10. Thông tư số 08/2010/TT-BGDĐT ngày 01/03/2010 quy định về sử dụng phần mềm tự do nguồn mở trong các cơ sở giáo dục;
11. Thông tư số 07/2016/TT-BGDĐT ngày 22/3/2016 quy định về Điều kiện bảo đảm và nội dung, quy trình, thủ tục kiểm tra công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục, xóa mù chữ;
12. Thông tư số 35/2017/TT-BGDĐT ngày 28/12/2017 quy định về quản lý, vận hành và sử dụng hệ thống thông tin quản lý phổ cập giáo dục, xóa mù chữ;
13. Thông tư số 21/2017/TT-BGDĐT ngày 06/9/2017 quy định ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động bồi dưỡng, tập huấn qua mạng Internet cho giáo viên, nhân viên và cán bộ quản lý giáo dục;
14. Thông tư số 26/2019/TT-BGDĐT ngày 30/12/2019 Quy định về quản lý, vận hành và sử dụng Hệ thống cơ sở dữ liệu ngành về giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên;
15. Thông tư số 09/2021/TT-BGDĐT ngày 30/03/2021 quy định về quản lý và tổ chức dạy học trực tuyến trong cơ sở giáo dục phổ thông và cơ sở giáo dục thường xuyên;
16. Thông tư số 19/2017/TT-BGDĐT ngày 28/7/2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành giáo dục;
17. Thông tư số 24/2018/TT-BGDĐT ngày 28/9/2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Chế độ báo cáo thống kê ngành giáo dục.
18. Quyết định số 1904/QĐ-BGDĐT ngày 04/7/2019 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định kỹ thuật về kết nối và dữ liệu phục vụ trao đổi dữ liệu với cơ sở dữ liệu ngành về giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông;
19. Văn bản số 5807/BGDĐT-CNTT ngày 21/12/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo Hướng dẫn triển khai mô hình ứng dụng CNTT trong trường phổ thông.
20. Quyết định số 4998/QĐ-BGDĐT ngày 31/12/2021 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định kỹ thuật về dữ liệu của cơ sở dữ liệu giáo dục và đào tạo;
21. Quyết định số 4725/QĐ-BGDĐT ngày 30/12/2022 ban hành Bộ chỉ số đánh giá mức độ chuyển đổi số của cơ sở giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên;
22. Chỉ thị số 733/CT-BGDĐT ngày 10/05/2023 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc chấn chỉnh thực hiện quy định liên quan đến bỏ sổ hộ khẩu giấy, sổ tạm trú giấy khi thực hiện thủ tục hành chính, dịch vụ công trong lĩnh vực giáo dục.
Theo đó, các văn bản hướng dẫn triển khai chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục năm học 2023-2024 gồm những văn bản nêu trên.
Tổng hợp các văn bản hướng dẫn triển khai chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục năm học 2023-2024?
Chuyển đổi số trong dạy, học và đánh giá được thực hiện qua những nhiệm vụ nào?
Tại Công văn 4771/BGDĐT-CNTT năm 2023 có nêu rõ nhiệm vụ được đặt ra trong chuyển đổi số trong dạy, học và đánh giá như sau:
Tiếp tục triển khai có hiệu quả Thông tư 09/2021/TT-BGDĐT quy định về quản lý và tổ chức dạy học trực tuyến trong cơ sở giáo dục phổ thông và cơ sở giáo dục thường xuyên, trong đó lưu ý triển khai một số nội dung như sau:
-Duy trì và sử dụng tối đa lợi ích của phần mềm quản lý học tập (LMS) trong kết nối giữa nhà trường, giáo viên với học sinh (và phụ huynh) và tổ chức các hoạt động giáo dục; đảm bảo tích hợp, kết nối, trao đổi dữ liệu giữa các phần mềm dạy học trực tuyến với phần mềm quản trị ở cơ sở giáo dục.
- Tăng cường xây dựng học liệu số (bao gồm: bài giảng điện tử, học liệu số đa phương tiện, sách giáo khoa điện tử, phần mềm mô phỏng và các học liệu khác; phát triển hệ thống ngân hàng câu hỏi trực tuyến cho các môn học); đóng góp học liệu và khai thác sử dụng hiệu quả Kho học liệu dùng chung của Bộ3 trong tổ chức dạy học và kiểm tra đánh giá.
- Đẩy mạnh đánh giá thường xuyên bằng hình thức trực tuyến; thực hiện đánh giá định kỳ trên máy tính đối với những nơi có nhu cầu và đảm bảo điều kiện tổ chức thực hiện (cần có kế hoạch và xác định các bước thực hiện từ triển khai thí điểm đến triển khai nhân rộng một cách phù hợp, đảm bảo chất lượng và hiệu quả).
- Tăng cường tổ chức bồi dưỡng nâng cao kỹ năng số cho đội ngũ giáo viên; ưu tiên bồi dưỡng các nội dung gắn với thực tế công việc như: ứng dụng các phần mềm dạy học, xây dựng học liệu số, bài giảng điện tử, kỹ năng tổ chức dạy học trực tuyến.
- Rà soát, đầu tư mới, mua sắm bổ sung máy tính dạy môn tin học tối thiểu đáp ứng mức độ cơ bản (mức độ 2 theo Quyết định số 4725/QĐ-BGDĐT ngày 30/12/2022) phục vụ dạy môn Tin học: Tối đa 2-3 học sinh học chung 1 máy tính ở cấp Tiểu học; tối đa 2 học sinh học chung 1 máy tính ở cấp THCS; mỗi học sinh được học 1 máy tính ở cấp THPT. Chú trọng khai thác phòng máy tính cho các hoạt động chuyên môn của nhà trường và các môn học khác ngoài môn Tin học. Xây dựng phòng studio (ở những nơi có nhu cầu và điều kiện) phục vụ xây dựng học liệu số và dạy học trực tuyến (gồm máy tính, thiết bị phụ trợ và các phần mềm cần thiết).
- Triển khai hiệu quả hệ thống thư viện điện tử (bao gồm phần mềm quản trị thư viện và cơ sở dữ liệu số hóa sách và tài nguyên phục vụ dạy học), kết nối liên thông với các kho học liệu số, chia sẻ tài nguyên số hóa giữa các cơ sở giáo dục, cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên.
Nhiệm vụ được đặt ra nhằm chuyển đổi số trong quản trị các cơ sở giáo dục và xây dựng cơ sở dữ liệu về giáo dục ra sao?
Tại Công văn 4771/BGDĐT-CNTT năm 2023 có nêu rõ nhiệm vụ được đặt ra nhằm chuyển đổi số trong quản trị các cơ sở giáo dục và xây dựng cơ sở dữ liệu về giáo dục như sau:
- Tiếp tục triển khai nền tảng quản trị cơ sở giáo dục tới 100% trường học, tối thiểu triển khai các phân hệ: quản lý học sinh (quản lý hồ sơ, kết quả học tập), quản lý đội ngũ cán bộ, quản lý cơ sở vật chất, quản lý thông tin y tế trường học, quản lý thông tin về sức khỏe học sinh, quản lý kế toán; đảm bảo kết nối thông suốt với cơ sở dữ liệu giáo dục địa phương và cơ sở dữ liệu ngành Giáo dục.
- Triển khai các ứng dụng hồ sơ điện tử, ưu tiên triển khai sổ điểm điện tử, học bạ điện tử; triển khai ứng dụng kết nối, tương tác, trao đổi thông tin giữa phụ huynh với cơ sở giáo dục trên nền tảng số, khuyến khích áp dụng các giải pháp miễn phí như tin nhắn OTT, email, ứng dụng trên thiết bị di động và website của cơ sở giáo dục.
- Xây dựng hoàn thiện cơ sở dữ liệu theo Thông tư 42/2021/TT-BGDĐT quy định về cơ sở dữ liệu giáo dục và đào tạo, trong đó tập trung triển khai một số nhiệm vụ như sau:
+ Tổ chức cập nhật dữ liệu trên các hệ thống phần mềm cơ sở dữ liệu ngành giáo dục4 đảm bảo cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời theo yêu cầu của Bộ GDĐT; hoàn thiện dứt điểm việc cập nhật đầy đủ số định danh cá nhân của giáo viên và học sinh; cập nhật đầy đủ kết quả học tập của học sinh trên cơ sở dữ liệu ngành Giáo dục theo từng kỳ học; đặc biệt, hoàn thiện đầy đủ thông tin của học sinh lớp 12 phục vụ kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông và xét tuyển vào đại học.
+ Thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo thống kê giáo dục định kỳ đối với giáo dục mầm non, phổ thông và giáo dục thường xuyên cấp Trường, Phòng, Sở GDĐT (kỳ đầu năm học và kỳ cuối năm học) đúng thời hạn, đầy đủ, chính xác nội dung theo quy định tại Thông tư 24/2018/TT-BGDĐT về chế độ báo cáo thống kê ngành Giáo dục; Thông tư 19/2020/TT-BGDĐT quy định chế độ báo cáo định kỳ thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ GDĐT và báo cáo đột xuất theo yêu cầu của Bộ GDĐT.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Quyết định thành lập Hội đồng thẩm định trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho mới nhất? Mức trích lập được tính theo công thức nào?
- Lời chúc Ngày Ông Công Ông Táo? Ngày Ông Công Ông Táo là ngày gì? Ngày Ông Công Ông Táo có phải là ngày lễ lớn?
- Thư chúc Tết Âm lịch 2025 khách hàng hay và ý nghĩa? Tổng hợp mẫu thư chúc Tết khách hàng 2025?
- Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản của ngân hàng được chuyển nhượng dự án bất động sản là tài sản bảo đảm để thu hồi nợ không?
- Tổng hợp tổng mức đầu tư xây dựng của dự án trong trường hợp nào? Được xác định như thế nào theo Thông tư 11?