Tôi muốn chuyển từ luật sư sang hòa giải viên thì có được không? Các giấy tờ cần thiết nào cần có để được bổ nhiệm làm hòa giải viên?
Hòa giải viên là gì?
Theo khoản 1 Điều 2 Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án 2020 thì hòa giải viên được định nghĩa như sau:
“1. Hòa giải viên tại Tòa án (sau đây gọi là Hòa giải viên) là người có đủ điều kiện, được Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh bổ nhiệm để tiến hành hòa giải tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động, yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn (sau đây gọi chung là vụ việc dân sự) và đối thoại khiếu kiện hành chính theo quy định của Luật này.”
Luật sư trở thành hòa giải viên thì có được không?
Theo Điều 10 Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án 2020 thì sau đây là các điều kiện cần thiết để có thể trở thành hòa giải viên:
“Điều 10. Điều kiện bổ nhiệm Hòa giải viên
1. Công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam, trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Công, hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có phẩm chất đạo đức tốt, gương mẫu trong việc chấp hành pháp luật và có đủ các điều kiện sau đây thì có thể được bổ nhiệm làm Hòa giải viên:
a) Đã là Thẩm phán, Thẩm tra viên Tòa án, Thư ký Tòa án, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên Viện kiểm sát, Chấp hành viên thi hành án dân sự, Thanh tra viên; luật sư, chuyên gia, nhà chuyên môn khác có ít nhất 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực công tác; người có hiểu biết về phong tục tập quán, có uy tín trong cộng đồng dân cư;
b) Có kinh nghiệm, kỹ năng hòa giải, đối thoại;
c) Có sức khỏe bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao;
d) Có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ hòa giải, đối thoại do cơ sở đào tạo của Tòa án nhân dân tối cao cấp, trừ người đã là Thẩm phán, Thẩm tra viên Tòa án ngạch Thẩm tra viên chính, Thẩm tra viên cao cấp, Thư ký Tòa án ngạch Thư ký viên chính, Thư ký viên cao cấp, Kiểm sát viên, Chấp hành viên thi hành án dân sự, Thanh tra viên.
2. Người thuộc một trong các trường hợp sau đây thì không được bổ nhiệm làm Hòa giải viên:
a) Không đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Đang là cán bộ, công chức, viên chức; sĩ quan, hạ sĩ quan Quân đội nhân dân, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng; sĩ quan, hạ sĩ quan Công an nhân dân, công nhân công an.
3. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quy định chi tiết Điều này.”
Như vậy, nếu bạn trở thành luật sư, bạn vẫn sẽ có cơ hội để được bổ nhiệm làm hòa giải viên nếu đáp ứng đủ các điều kiện nêu trên.
Tôi muốn chuyển từ luật sư sang hòa giải viên thì có được không?
Các giấy tờ cần thiết để được bổ nhiệm làm hòa giải viên?
Theo Điều 7 Thông tư 04/2020/TT-TANDTC hướng dẫn về quy trình bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, khen thưởng, xử lý vi phạm; cấp và thu hồi thẻ hòa giải viên thì thủ tục và các giấy tờ cần thiết để được bổ nhiệm làm hòa giải viên như sau:
- Thủ tục đề nghị bổ nhiệm Hòa giải viên gồm các tài liệu sau:
+ Tờ trình đề nghị bổ nhiệm Hòa giải viên (theo Mẫu số 01);
+ Danh sách Hòa giải viên đề nghị bổ nhiệm (theo Mẫu số 16a);
+ Biên bản họp và nghị quyết của Hội đồng tư vấn (theo Mẫu số 14 và Mẫu số 15);
+ Hồ sơ cá nhân của người được đề nghị bổ nhiệm Hòa giải viên (quy định tại khoản 2 Điều này).
- Hồ sơ cá nhân:
+ Đơn đề nghị bổ nhiệm (theo Mẫu số 11);
+ Sơ lược lý lịch (theo Mẫu số 13);
+ Phiếu lý lịch tư pháp (được cấp không quá 06 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ đề nghị bổ nhiệm);
+ Giấy chứng nhận sức khỏe (do cơ quan y tế có thẩm quyền cấp, còn giá trị trong 06 tháng);
+ Giấy tờ chứng minh có đủ điều kiện theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 10 của Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án gồm một trong các giấy tờ sau đây:
++ Quyết định bổ nhiệm hoặc xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về việc đã là Thẩm phán, Thẩm tra viên Tòa án, Thư ký Tòa án, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên Viện kiểm sát, Chấp hành viên thi hành án dân sự, Thanh tra viên;
++ Xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về việc đã hoặc đang là luật sư, chuyên gia, nhà chuyên môn khác có ít nhất 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực công tác;
++ Xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn về việc có hiểu biết về phong tục tập quán, có uy tín trong cộng đồng dân cư.
+ Chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ hòa giải, đối thoại do cơ sở đào tạo của Tòa án nhân dân tối cao cấp, trừ người đã là Thẩm phán, Thẩm tra viên chính, Thẩm tra viên cao cấp, Thư ký viên chính, Thư ký viên cao cấp, Kiểm sát viên, Chấp hành viên thi hành án dân sự, Thanh tra viên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Loại hình giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ là gì? VSDC thực hiện thanh toán giao dịch theo phương thức nào?
- 05 căn cứ tạm đình chỉ công tác đối với cán bộ trong trường hợp cần thiết? Chế độ chính sách của cán bộ bị tạm đình chỉ công tác được thực hiện thế nào?
- Hướng dẫn quy trình lựa chọn nhà đầu tư qua mạng mới nhất hiện nay? Lựa chọn nhà đầu tư qua mạng là gì?
- Nộp tiền thuế không bằng tiền mặt là gì? Có thể nộp tiền thuế không bằng tiền mặt theo quy định?
- Lợi dụng dịch bệnh tăng giá bán hàng hóa, dịch vụ bị xử phạt bao nhiêu tiền? Bình ổn giá trong trường hợp nào?