Toàn văn Dự thảo Luật Nhà giáo, nhà giáo như thế nào? Chế độ làm việc của nhà giáo được quy định ra sao?
Toàn văn Dự thảo Luật Nhà giáo, nhà giáo như thế nào?
Tại Nghị quyết 95/NQ-CP năm 2023 Chính phủ đã nhất trí thông qua đề xuất của Bộ Giáo dục về sự cần thiết ban hành Luật Nhà giáo và 05 chính sách trong đề nghị xây dựng Luật Nhà giáo gồm:
- Chính sách 1: Định danh nhà giáo;
- Chính sách 2: Tiêu chuẩn và chức danh nhà giáo;
- Chính sách 3: Tuyển dụng, sử dụng và chế độ làm việc của nhà giáo;
- Chính sách 4: Đào tạo, bồi dưỡng, đãi ngộ và tôn vinh nhà giáo;
- Chính sách 5: Quản lý nhà nước về nhà giáo.
>> Xem toàn văn dự thảo Luật Nhà giáo của Bộ Giáo dục: Tải về
Căn cứ theo Điều 1, Điều 2 dự thảo Luật Nhà giáo có nêu rõ phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng và quy định về nhà giáo như sau:
Phạm vi điều chỉnh
- Dự thảo Luật Nhà giáo quy định về phạm vi điều chỉnh bao gồm: Luật này quy định về nhà giáo; quyền và nghĩa vụ của nhà giáo; hoạt động nghề nghiệp của nhà giáo; chức danh, chuẩn nhà giáo; tuyển dụng, sử dụng nhà giáo; chính sách tiền lương, đãi ngộ, tôn vinh đối với nhà giáo; đào tạo, bồi dưỡng và hợp tác quốc tế về nhà giáo; quản lý nhà nước về nhà giáo; khen thưởng và xử lý vi phạm đối với nhà giáo.
Đối tượng áp dụng
- Nhà giáo trong các cơ sở giáo dục theo quy định tại Luật Giáo dục.
- Cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục; cơ quan quản lý giáo dục; cơ sở giáo dục.
- Tổ chức, cá nhân có liên quan.
Trong đó, nhà giáo có khái niệm như sau:
- Nhà giáo là người làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong cơ sở giáo dục (trừ cơ sở giáo dục quy định tại điểm c khoản 1 Điều 65 Luật Giáo dục 2019) và đạt chuẩn nhà giáo theo quy định.
- Nhà giáo giảng dạy, giáo dục trong cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên, trường chuyên biệt, dự bị đại học và các cơ sở giáo dục khác; nhà giáo giảng dạy, giáo dục trình độ sơ cấp, trình độ trung cấp theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp gọi là giáo viên.
- Nhà giáo giảng dạy, giáo dục trong trường của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, lực lượng vũ trang nhân dân; nhà giáo giảng dạy, giáo dục trình độ cao đẳng trở lên và nhà giáo làm nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức gọi là giảng viên.
Toàn văn Dự thảo Luật Nhà giáo, nhà giáo được quy định như thế nào? Chế độ làm việc của nhà giáo được quy định ra sao? (Hình ảnh Internet)
Chế độ làm việc của nhà giáo như thế nào?
Căn cứ khoản 4, khoản 5 Điều 27 dự thảo Luật Nhà giáo có đề xuất chế độ làm việc của nhà giáo như sau:
- Chế độ làm việc của nhà giáo (bao gồm cán bộ quản lý cơ sở giáo dục) xác định cụ thể như sau:
+ Đối với giáo viên mầm non: Hoạt động giáo dục, nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ em được tính theo số giờ làm việc/ngày được quy đổi để bảo đảm giờ làm việc/ngày theo quy định;
+ Đối với giáo viên phổ thông, dự bị đại học, giáo dục thường xuyên: Hoạt động giảng dạy, giáo tính theo số tiết dạy/tuần hoặc số tiết dạy/năm học được quy đổi để bảo đảm giờ làm việc/ngày theo quy định;
+ Đối với giảng viên: Hoạt động giảng dạy tính theo giờ chuẩn/năm, hoạt động nghiên cứu khoa học tính theo giờ hành chính, các hoạt động khác tính thời gian thực tế tham gia theo giờ hành chính, được quy đổi để bảo đảm giờ làm việc/ngày theo quy định;
+ Đối với giáo viên giáo dục nghề nghiệp: Hoạt động giảng dạy, hướng dẫn thực hành tính theo giờ chuẩn/năm, các hoạt động khác tính thời gian thực tế tham gia theo giờ hành chính, được quy đổi để bảo đảm giờ làm việc/ngày theo quy định;
+ Cán bộ quản lý cơ sở giáo dục thực hiện các nhiệm vụ lãnh đạo, quản lý và giảng dạy, nghiên cứu khoa học, kiêm nhiệm (nếu có) theo chế độ tuần làm việc 40 giờ; thời gian tham gia trực tiếp giảng dạy theo quy định của cấp học, trình độ đào tạo được quy đổi như nhà giáo có cùng chuyên môn nhưng không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý.
- Nhà giáo (bao gồm cả cán bộ quản lý cơ sở giáo dục) được chi trả chế độ làm thêm giờ khi thời gian làm việc thực tế vượt định mức thời giờ làm việc bình thường theo quy định.
Như vậy, chế độ làm việc của nhà giáo bao gồm các quy định và điều kiện để họ có thể thực hiện các hoạt động giảng dạy, nghiên cứu khoa học và các nhiệm vụ khác một cách hiệu quả và phù hợp. Chế độ này đảm bảo rằng nhà giáo có đủ thời gian và điều kiện để thực hiện công việc của mình, cũng như có thời gian nghỉ phù hợp để nạp lại năng lượng và duy trì sức khỏe. Các quy định cụ thể về thời gian làm việc và nghỉ ngơi được áp dụng tùy thuộc vào cấp học và trình độ đào tạo của nhà giáo. Đồng thời, việc chi trả chế độ làm thêm giờ cũng được quy định để bảo đảm công bằng và động viên sự cống hiến của nhà giáo trong công việc giáo dục.
Thời gian nghỉ trong năm của nhà giáo theo Dự thảo Luật Nhà giáo như thế nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 27 dự thảo Luật Nhà giáo có nêu thời gian nghỉ của nhà giáo như sau:
Chế độ làm việc của nhà giáo
....
2. Thời gian nghỉ trong năm của nhà giáo (kể cả cán bộ quản lý cơ sở giáo dục) bao gồm: 08 tuần nghỉ ngơi hàng năm và các ngày nghỉ lễ, nghỉ tết theo quy định của Bộ Luật Lao động nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương theo quy định của Bộ Luật Lao động và các ngày nghỉ khác theo Luật Bảo hiểm xã hội. Việc bố trí 08 tuần nghỉ hàng năm do cơ quan quản lý giáo dục cấp tỉnh (đối với giáo dục mầm non, phổ thông), cơ sở giáo dục (đối với giáo dục đại học, cao đẳng sư phạm và giáo dục nghề nghiệp) quy định trong kế hoạch giáo dục hàng năm cho phù hợp điều kiện địa phương và cơ sở giáo dục.
Như vậy, theo dự thảo Luật Nhà giáo, thời gian nghỉ trong năm của nhà giáo bao gồm:
- 08 tuần nghỉ ngơi hàng năm: Do cơ quan quản lý giáo dục cấp tỉnh (đối với giáo dục mầm non, phổ thông) hoặc cơ sở giáo dục (đối với giáo dục đại học, cao đẳng sư phạm và giáo dục nghề nghiệp) quy định trong kế hoạch giáo dục hàng năm, phù hợp với điều kiện địa phương và cơ sở giáo dục.
- Các ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết: Theo quy định của Bộ Luật Lao động.
- Nghỉ việc riêng: Theo quy định của Bộ Luật Lao động.
- Nghỉ không hưởng lương: Theo quy định của Bộ Luật Lao động.
- Các ngày nghỉ khác: Theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cá nhân buôn bán hàng hóa nhập lậu có giá trị dưới 3.000.000 đồng thì sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn dưới 50 triệu đồng có phải ký hợp đồng? Nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn được xét duyệt trúng thầu khi nào?
- Cổng Dịch vụ công quốc gia được kết nối với hệ thống nào? Thông tin nào được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia?
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự có thời hạn bao lâu? Trường hợp nào được ủy quyền đứng tên trong Giấy chứng nhận?
- Trạm y tế được giới thiệu, chuyển người bệnh đến cơ sở khám bệnh chữa bệnh khác trong trường hợp nào?