Đã có Tờ trình 656 năm 2024 về Dự án Luật Nhà giáo? Cấu trúc và nội dung cơ bản của Luật Nhà giáo tại Dự án ra sao?
Đã có Tờ trình 656 năm 2024 về Dự án Luật Nhà giáo? Cấu trúc và nội dung cơ bản của Luật Nhà giáo tại Dự án ra sao?
Ngày 17/10/2024, Chính phủ đã có Tờ trình 656/TTr-CP năm 2024 Tải về về Dự án Luật Nhà giáo trình Quốc hội.
Theo đó, thực hiện quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015, Nghị quyết 129/2024/QH15 ngày 08/6/2024 của Quốc hội về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024, Chính phủ đã chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan xây dựng dự án Luật Nhà giáo.
Ngày 06/9/2024, Chính phủ có Tờ trình 406/TTr-CP năm 2024 Tải về trình Quốc hội về Dự án Luật Nhà giáo. Ngày 25/9/2024, tại Phiên họp thứ 37, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về dự án Luật Nhà giáo. Ngày 27/9/2024, Tổng Thư ký Quốc hội có văn bản số 4296/TB-TTKQH thông báo kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Nhà giáo (phiên họp thứ 37).
Ngày 08/10/2024, tại Phiên họp thứ 38, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về dự án Luật Nhà giáo. Ngày 09/10/2024, Tổng Thư ký Quốc hội có văn bản số 4347/TB-TTKQH thông báo kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Nhà giáo (phiên họp thứ 38).
Căn cứ ý kiến chỉ đạo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại các phiên họp thứ 37, phiên họp thứ 38, Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan nghiên cứu, tiếp thu, hoàn thiện hồ sơ dự án Luật Nhà giáo.
Đã có Tờ trình 656 năm 2024 về Dự án Luật Nhà giáo? Cấu trúc và nội dung cơ bản của Luật Nhà giáo tại Dự án ra sao? (Hình ảnh Internet)
Cấu trúc và nội dung cơ bản của Luật Nhà giáo tại Dự thảo ra sao?
Căn cứ Mục 2 Phần V Tờ trình 656/TTr-CP năm 2024 Tải về có nêu về cấu trúc và nội dung cơ bản của Luật Nhà giáo như sau:
Dự thảo Luật Nhà giáo gồm 09 chương, 50 điều, quy định về những nội dung cơ bản bao gồm:
- Chương I. Quy định chung gồm 06 Điều (từ Điều 1 đến Điều 6) quy định về phạm vi điều chỉnh; đối tượng áp dụng; định danh nhà giáo; vai trò của nhà giáo; giải thích từ ngữ; nguyên tắc quản lý và phát triển nhà giáo; chính sách của nhà nước về xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo.
- Chương II. Hoạt động nghề nghiệp, quyền và nghĩa vụ của nhà giáo gồm 05 Điều (từ Điều 7 đến Điều 11) quy định về hoạt động nghề nghiệp của nhà giáo, quyền của nhà giáo, nghĩa vụ của nhà giáo, đạo đức nhà giáo và những việc không được làm.
- Chương III. Chức danh, chuẩn nghề nghiệp nhà giáo gồm 04 Điều (từ Điều 12 đến Điều 15), quy định về chức danh nhà giáo; chuẩn nghề nghiệp nhà giáo, sử dụng chuẩn nghề nghiệp nhà giáo.
- Chương IV. Tuyển dụng, sử dụng nhà giáo gồm 11 Điều (từ Điều 16 đến Điều 26), quy định về tuyển dụng nhà giáo, tiếp nhận nhà giáo trong cơ sở giáo dục công lập, chế độ tập sự hoặc thử việc, hợp đồng đối với nhà giáo, chế độ làm việc của nhà giáo, điều động, biệt phái, thuyên chuyển, nhà giáo giáo dạy liên trường, liên cấp trong cơ sở giáo dục công lập, bổ nhiệm nhà giáo giữ chức vụ cán bộ quản lý cơ sở giáo dục, đánh giá nhà giáo.
- Chương V. Chính sách tiền lương, đãi ngộ đối với nhà giáo gồm 05 Điều (từ Điều 27 đến Điều 31), quy định về tiền lương và phụ cấp đối với nhà giáo, chính sách hỗ trợ, thu hút nhà giáo, chế độ nghỉ hưu và nghỉ hưu ở tuổi cao hơn đối với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập.
- Chương VI. Đào tạo, bồi dưỡng và hợp tác quốc tế về nhà giáo gồm 02 Mục, 07 Điều, quy định về đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và hợp tác quốc tế về nhà giáo. Trong đó, Mục 1 gồm 05 Điều (từ Điều 32 đến Điều 36) quy định về trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo; Đào tạo người có nguyện vọng trở thành nhà giáo, Bồi dưỡng nhà giáo, trách nhiệm và quyền của nhà giáo khi tham gia bồi dưỡng, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức đối với đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo.
Mục 2 gồm 02 điều (Điều 37, 38) quy định về mục tiêu, nguyên tắc hợp tác quốc tế về nhà giáo; nội dung, hình thức hợp tác quốc tế về nhà giáo.
- Chương VII. Tôn vinh, khen thưởng và xử lý vi phạm gồm 07 Điều (từ Điều 39 đến Điều 45) quy định ngày Nhà giáo Việt Nam, phong tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú, phong tặng danh hiệu Tiến sĩ danh dự, Giáo sư danh dự, khen thưởng đối với nhà giáo, khen thưởng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân có nhiều đóng góp cho việc xây dựng, phát triển đội ngũ nhà giáo, xử lý kỉ luật đối với nhà giáo, tạm đình chỉ giảng dạy và xử lý vi phạm đối với các hành vi xâm phạm uy tín, danh dự, quyền, lợi ích hợp pháp của nhà giáo.
- Chương VIII. Quản lý nhà giáo gồm 02 Điều (Điều 46, Điều 47) quy định về quản lý nhà nước về nhà giáo, trách nhiệm của cơ sở giáo dục trong quản lý nhà giáo và thanh tra, kiểm tra về nhà giáo.
- Chương IX. Điều khoản thi hành gồm 03 Điều (từ Điều 48 đến Điều 50) quy định về việc sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số điều khoản của một số luật liên quan, hiệu lực thi hành và quy định chuyển tiếp.
Mục đích xây dựng Luật Nhà Giáo là gì?
Căn cứ Mục 1 Phần II Tờ trình 656/TTr-CP năm 2024 Tải về có nêu về mục đích xây dựng Luật Nhà giáo như sau:
- Thể chế hóa đầy đủ, kịp thời đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về nhà giáo, nhất là quan điểm “Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu”, nhà giáo “giữ vai trò quyết định trong việc bảo đảm chất lượng giáo dục”.
- Hoàn thiện hệ thống pháp luật về nhà giáo nhằm tạo cơ sở pháp lý để thực hiện mục tiêu trọng tâm, xuyên suốt là xây dựng, phát triển đội ngũ nhà giáo đủ về số lượng, đảm bảo về cơ cấu, tốt về chất lượng.
- Tôn vinh nhà giáo, tạo điều kiện để nhà giáo yên tâm công tác, yêu nghề, tâm huyết và trách nhiệm với nghề.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.